Tên lửa SCALP (Ảnh: MBDA).
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Ukraine có thể sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, nhưng chưa xác nhận liệu các cuộc tấn công như vậy đã diễn ra hay chưa.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC, ông Barrot cho biết Paris "không đặt ra và thể hiện các lằn ranh đỏ" về sự ủng hộ của mình đối với Kiev, và rằng các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga có thể được Ukraine thực hiện "theo logic nhằm tự vệ".
Pháp đã cung cấp cho Ukraine một số lượng không xác định tên lửa hành trình SCALP-EG, loại vũ khí mà Kiev đã sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Crimea và 4 khu vực mà Nga sáp nhập từ năm 2022.
SCALP-EG của Pháp và Storm Shadow của Anh là dòng tên lửa hành trình phóng từ trên không do 2 nước hợp tác sản xuất, có tầm bắn tối đa 550km.
Bình luận của ông Barrot được đưa ra một ngày sau khi quân đội Ukraine xác nhận rằng tên lửa Storm Shadow đã được sử dụng lần đầu tiên trong một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga, nơi quân đội Ukraine đã phát động một cuộc đột kích xuyên biên giới vào tháng 8.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 2 tên lửa của Anh.
Cuối tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất trong các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 5, Tổng thống Pháp Emmanual Macron cho biết ông sẽ cân nhắc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa SCALP-EG để tấn công mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Đầu tuần này, ông Barrot nói với các phóng viên rằng ông Macron vẫn cởi mở với ý tưởng này.
Nga đã đáp trả các cuộc tấn công ATACMS và Storm Shadow tuần trước bằng cách tấn công một cơ sở công nghiệp quân sự tại Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo mới.
Tên lửa siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân có tên gọi Oreshnik. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ sản xuất hàng loạt dòng tên lửa này trong những tháng tới.
" alt=""/>Pháp bật đèn xanh để Ukraine bắn vũ khí viện trợ vào sâu lãnh thổ NgaCăn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).
Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.
"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.
Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.
Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.
Niềm vui của bà Lo Thị Định khi niềm mơ ước có một căn nhà kiên cố để ở nay đã trở thành sự thật (Ảnh: Hoàng Lam).
"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.
Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.
Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.
Công an huyện Quỳ Hợp tặng công trình đường giao thông trị giá 100 triệu đồng tới người dân(Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...
Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ
Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.
Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Đoàn viên, thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp cùng người dân làm đường giao thông nông thôn (Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.
Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...
Cán bộ công an xuống đồng giúp người dân thu hoạch lúa (Ảnh: Anh Tú).
Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng
Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.
"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...
Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.
" alt=""/>Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"Chia sẻ tại chương trình, PGS.TS Trần Hữu Đức với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn nguồn nhân lực, cho rằng Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu, khoảng 95-97% doanh nghiệp sẽ "rơi rụng".
PGS. TS Trần Hữu Đức (Ảnh: Nhật Quang).
Theo ông Đức, bạn trẻ muốn khởi nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố. Muốn tư duy toàn cầu, cần biết mình là ai, thế mạnh, nguồn lực, đam mê của mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác để bước vào con đường khởi nghiệp đầy chông gai.
Ông Đức giải thích: "Chúng ta khởi đầu nhỏ với tầm nhìn toàn cầu. Muốn tư duy toàn cầu, đừng quên gốc gác của mình. Chúng ta cần nhận ra những gì mình có từ bên trong như đam mê, năng khiếu, và các giá trị cá nhân".
Ông cũng khuyên rằng việc khởi nghiệp không chỉ cần đến lòng đam mê và sự kiên trì, mà còn phải tận dụng sức trẻ, sự hỗ trợ từ các chương trình học, công nghệ và thông tin, và các dự án thi khởi nghiệp để phát triển.
Theo ông, sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh. Ông khuyên các bạn trẻ khởi nghiệp cần có chút mạo hiểm, nhưng cũng phải thận trọng.
"Chân đạp đất nhưng mắt phải nhìn xa thì mới đi tới được," ông nói. Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược bền vững cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi vì cạnh tranh bằng giá cả có thể mang đến những rủi ro dài hạn, thậm chí gây hại cho chính sự phát triển của start-up.
Với 4 lần khởi nghiệp đầy thách thức, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods, chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để trải qua nhiều giai đoạn "lên bờ xuống ruộng".
Ông Dũng kể: "Năm 28 tuổi, ông lần đầu thử sức với một công ty thủ công mỹ nghệ, và đến năm 31 tuổi, ông tiếp tục lần khởi nghiệp thứ hai dù số vốn đang ở mức âm. Năm 2007, ông Dũng quay lại với lần khởi nghiệp thứ ba ở tuổi 45, nhưng sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến ông phải trắng tay".
Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods (Ảnh: Nhật Quang).
Đến năm 2012, ở tuổi 50 và sau 30 năm sinh sống tại Ba Lan, ông Dũng trở về Việt Nam và quyết định khởi nghiệp lần thứ tư với doanh nghiệp hiện nay. Với ước mơ mang gia vị đặc sản Việt Nam ra thế giới, ông Dũng thành lập thương hiệu gia vị sạch, không sử dụng màu tổng hợp hay chất bảo quản nhân tạo.
Nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, ông Trung Dũng cho rằng khởi nghiệp là một hành trình dài, không phải một phong trào nhất thời. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải có ý chí và nghị lực mạnh mẽ để có thể đứng lên dù trải qua bao nhiêu lần thất bại.
Khởi nghiệp là hành trình, không phải đích đến. Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu. Cần có tư duy lớn và không ngừng phấn đấu vì mỗi hành trình khởi nghiệp đều có thể thành công nếu dám ước mơ, kiên nhẫn, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế.
"Có sai thì đứng lên làm tiếp, không làm cái này sẽ làm cái khác. Quan trọng là sống và tồn tại được," ông Dũng chia sẻ.
" alt=""/>Cứ 5 năm kể từ khi khởi nghiệp, có đến 95% doanh nghiệp "rơi rụng"