Bệnh nhân T. vào viện lúc 22h42 ngày 7/9. Tại đây, chị T. được chẩn đoán thai con so đủ tháng chuyển dạ. Đến 0h45 ngày 8/9, sản phụ T. đẻ thường bé gái nặng 2,9kg. Khoảng 4h40 ngày 9/9, sản phụ tỉnh, đau bụng, ra máu âm đạo, đau rát vết khâu cắt tầng sinh môn...
Đến 5h cùng ngày, sản phụ tỉnh nhưng khó thở, máu âm đạo ra ít, cầu bàng quang dương tính, được chẩn đoán: Suy hô hấp/hậu sản thường ngày thứ 2/theo dõi sốc phản vệ.
Ngay sau đó, các y bác sĩ đã tiến hành các bước xử lý, đồng thời mời trực lãnh đạo và bác sĩ Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu hội chẩn.
Khoảng 10 phút sau, chị T. tỉnh, vã mồ hôi, co cứng người, mạch nhanh nhỏ. Sau đó, bệnh nhân hôn mê, kích thích vật vã, tình trạng diễn biến không thuận lợi...
Đến 5h30 cùng ngày, chị T. tiếp tục hôn mê, ngừng thở, ngừng tim. Khoảng 2 tiếng đồng hồ được hồi sức cấp cứu, nhịp tim đập trở lại, bệnh nhân tự thở được nhưng không đều.
Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã mời hội chẩn toàn viện thống nhất chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn hô hấp do sốc phản vệ độ IV, xử lý tiếp tục hồi sức, chuyển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã cử ê-kíp chuyển viện gồm 3 bác sĩ, 3 điều dưỡng.
Đến 18h ngày 9/9, bệnh nhân T. đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trước đó, gia đình sản phụ T. đã đăng tải lên mạng xã hội phản ánh việc ngày 8/9, chị T. sinh 1 bé gái nặng 2,9kg tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk.
Đến khoảng 4h ngày 9/9, chị T. lên cơn đau nên người nhà đi tìm y tá đến xem xét tình hình và được tiêm 1 liều thuốc kháng sinh. Khoảng 30 phút sau, chị T. lên cơn co giật và được bác sĩ trưởng khoa sản vào cấp cứu hồi sức. Quá trình hồi sức khoảng 2 giờ, tim của chị T. đã đập trở lại và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên...
Người nhà sản phụ cho rằng, vì phát hiện muộn của bác sĩ Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk nên dẫn đến tình trạng trên.
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk, đây là một sự cố y khoa không ai mong muốn. Sau khi tiêm thuốc, sản phụ có dấu hiệu sốc phản vệ, đơn vị cũng đã xử lý, cấp cứu hết khả năng.
Những ngày qua, trung tâm cũng liên tục thăm hỏi, động viên gia đình, chăm sóc cho cháu bé. Đối với việc gia đình sản phụ có những bức xúc trong lúc đau buồn, trung tâm y tế không có ý kiến gì, chỉ biết chia sẻ, động viên.
Chí Kiên
Theo danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 4 của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Nguyên mới được Lãnh đạo UBND tỉnh ra quyết định công bố, trong tổng số 1.231 dịch vụ, có 1072 dịch vụ cấp tỉnh, 115 dịch vụ cấp huyện và 44 dịch vụ cấp xã.
Cụ thể, với cấp tỉnh, trong tổng số 1.072 dịch vụ công đã và sẽ được 18 sở, ban, ngành thuộc tỉnh Thái Nguyên cung cấp trực tuyến mức 4 cho người dân và doanh nghiệp, ngành Kế hoạch và Đầu tư có số dịch vụ nhiều nhất là 122, tiếp đó là các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (120 dịch vụ); Lao động, Thương binh và Xã hội (104 dịch vụ); Tư pháp (101 dịch vụ); Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (88 dịch vụ); Giao thông Vận tải (84 dịch vụ); Giáo dục và Đào tạo (77 dịch vụ)…
Ở cấp huyện, 115 dịch vụ công trực tuyến mức 4 của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Nguyên tập trung vào 7 lĩnh vực gồm: Lao động, Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng, Tư pháp; Nông nghiệp; Công Thương.
Với cấp xã, 44 dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp cũng là những dịch vụ thiết yếu với người dân như: đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký giám hộ, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hòa giải tranh chấp đất đai, hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh, đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản…
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở TT&TT, Nội vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc việc triển khai các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định.
Sở TT&TT tỉnh chịu trách nhiệm bảo đảm kỹ thuật, an toàn thông tin cho Cổng dịch vụ công của tỉnh, đồng thời theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Nguyên.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các cấp huyện, xã trên địa bàn Thái Nguyên được yêu cầu phải chủ động rà soát các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, giải quyết để đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 hiệu quả và đạt chỉ tiêu được giao. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị cũng cần phối hợp với Sở TT&TT tái cấu trúc quy trình điện tử để phù hợp với yêu cầu dịch vụ công trực tuyến.
Theo thống kê, tính đến giữa tháng 2/2021, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã được các cơ quan nhà nước tỉnh Hải Dương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn là 606 dịch vụ, đạt tỷ lệ 34,55%.
Với danh mục mới công bố, sắp tới, hầu hết các dịch vụ công đủ điều kiện đều được các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cung cấp trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp.
Ngay trước đó, trong văn bản ngày 19/2 đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4, Cục Tin học hóa đã đề nghị các Sở TT&TT tỉnh, thành phố kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp để cung cấp hầu hết các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trước tháng 6/2021.
Thống kê của Cục Tin học hóa cho thấy, đến trung tuần tháng 2/2021, đã có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt từ 30% trở lên, trong đó có Thái Nguyên.
M.T
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu đưa Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
" alt=""/>Thái Nguyên công bố hơn 1.200 dịch vụ công trực tuyến mức 4Theo điều tra ban đầu, bị can Quân là người đứng ra tổ chức và cầm đầu đường dây đánh bạc này.
Bước đầu, Quân khai giữa năm 2022, anh ta phát hiện kẽ hở của các trang web đánh bạc trực tuyến trái phép là “dù thắng hay thua đều có hoa hồng”. Từ đây, Quân bắt đầu đăng ký rất nhiều tài khoản, nạp tiền để tham gia đánh bạc.
Sau đó, Quân lôi kéo, hướng dẫn các đối tượng khác cùng tham gia cá độ, có lúc tới hơn 30 trận bóng đá với tiền cá cược 400 triệu đồng/ngày.
Qua sao kê tài khoản ngân hàng của bị can Quân, cơ quan điều tra phát hiện tiền giao dịch hơn 140 tỷ đồng.
Kết quả đối chiếu tài khoản ngân hàng và dữ liệu điện tử thu thập, công an xác định đường dây đánh bạc qua mạng internet do Quân cầm đầu cùng các đối tượng trên hoạt động từ tháng 9/2022 đến nay. Tổng số tiền dùng để giao dịch liên quan là 300 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 13/5, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và các phòng nghiệp vụ huy động hơn 60 cán bộ, chiến sĩ triển khai 5 tổ công tác trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp bắt 3 bị can nói trên cùng nhiều đối tượng khác.