Các đây đúng 28 năm tròn, ngày 13/9/1988, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã ký quyết định thành lập Công ty công nghệ thực phẩm (tên gọi đầu tiên của FPT) và giao cho ông Trương Gia Bình làm Giám đốc. Một công ty mới ra đời, không vốn liếng, không tài sản, không tiền mặt… chỉ có 13 nhà khoa học trẻ tuổi, đầy hoài bão, tin tưởng vào bàn tay và trí óc của mình, dám đương đầu với mọi thách thức, quyết làm nên nghiệp lớn.
Đến nay, trải qua chặng đường phát triển gần 3 thập kỷ, FPT đã trở thành một doanh nghiệp viễn thông - CNTT hàng đầu Việt Nam với gần 27.000 cán bộ, nhân viên; hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới. Hoạt động trong 4 mảng kinh doanh chính gồm: Công nghệ, Viễn thông, Phân phối & bán lẻ sản phẩm công nghệ và Giáo dục, FPT đã đạt tổng doanh thu lên tới 1,8 tỷ USD năm 2015. Trong 7 tháng đầu năm 2016, FPT đã ghi nhận doanh thu hợp nhất 20.931 tỷ đồng và 1.421 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt tương ứng 93% và 100% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế của FPT trong 7 tháng đầu năm nay là 1.207 tỷ đồng, tương đương 101% kế hoạch lũy kế. Toàn cầu hóa tiếp tục là một động lực tăng trưởng quan trọng cho FPT; sau 7 tháng, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả khả quan với 3.139 tỷ đồng doanh thu, tăng 30% và 428 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Đúng dịp FPT kỷ niệm 28 năm thành lập (13/9/1988 - 13/9/2016), ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT, Ủy viên HĐTV Công ty Hệ thống Thông tin FPT, 1 trong 13 thành viên Hội đồng sáng lập FPT đã có bài viết trên bản tin nội bộ của tập đoàn giải thích rõ về căn nguyên tên gọi ban đầu của FPT - “Công ty công nghệ thực phẩm” thời điểm mới được thành lập 28 năm trước. ICTnews xin giới thiệu đến độc giả bài viết có tiêu đề “Tản mạn về tên cái tên FPT” của vị “công thần” FPT Đỗ Cao Bảo:
Cách đây 28 năm khi thành lập, FPT có tên tiếng Việt là: “Công ty công nghệ thực phẩm”, tên tiếng Anh viết là “Food Processing Technology Company”.
Xung quanh tên ban đầu của FPT có nhiều bàn tán, thêu dệt không đúng, hiểu sai, thậm chí xuyên tạc. Vì trong tên công ty có chữ “thực phẩm” nên có nhiều người nghĩ rằng FPT đã từng kinh doanh, xuất nhập khẩu mì tôm, chuối khô, khoai, sắn... Ngay cả Wikipedia (Bách khoa thư mở trên Internet - PV) cũng viết như vậy. Có những người còn suy diễn đổi tên đến 3 lần, tên chẳng liên quan đến nhau, chứng tỏ FPT không có chiến lược kinh doanh nhất quán.
" alt=""/>Vì sao 28 năm trước FPT làm CNTT nhưng có tên “Công ty công nghệ thực phẩm”?Nguồn tin từ FPT vừa cho hay, theo quyết định của HĐTV Tổng Công ty FIS ủy quyền cho Tổng giám đốc FIS ký ngày 1/9/2016, ông Dương Dũng Triều hiện là Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty FIS sẽ kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Khối ngành Tài chính Ngân hàng của FIS.
Cũng theo quyết định nêu trên, ông Dương Dũng Triều sẽ đảm nhận chức danh Tổng giám đốc khối ngành Tài chính Ngân hàng của FIS trong thời gian 3 năm, từ ngày 1/9/2016 đến ngày 31/8/2019.
Thuộc thế hệ lãnh đạo 7x (1973), ông Dương Dũng Triều tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1995. Ông đảm nhận chức vụ Giám đốc Công ty Giải pháp phần mềm FPT (FSS) từ năm 2003 cho đến 2006. Trong giai đoạn 2007 - 2010, ông Dương Dũng Triều đảm trách chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT. Từ năm 2010 đến 2014, ông Dương Dũng Triều làm Tổng giám đốc FIS. Tại FPT, ông Dương Dũng Triều được đánh giá là nhân sự có nhiều kinh nghiệm quản lý triển khai các dự án CNTT lớn của Tập đoàn.
" alt=""/>Phó TGĐ FPT Dương Dũng Triều kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc FISBank từ tháng 9/2016