

|
Ra mắt bộ sách giáo khoa lớp 1 "Cánh diều". Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc NXB Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, đây là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên, hiện thực hoá và khẳng định chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
Điều đặc biệt là tất cả các bản mẫu của bộ SGK do NXB ĐH Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đề xuất thẩm định đều được các Hội đồng thông qua ở cả 2 vòng với tỉ lệ phiếu cao nhất và không có bản mẫu SGK nào bị loại.
Bộ SGK “Cánh Diều” là bộ sách duy nhất hiện nay có đầy đủ SGK dành cho tất cả các môn học (Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể chất 1) và hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm 1) của lớp 1 theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo ông Cường, với tư tưởng cốt lõi thống nhất, xuyên suốt “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”, bộ sách sẽ giúp cho học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần đạt của chương trình.
Một điểm đặc biệt nữa là bộ sách này quy tụ hầu hết các chuyên gia của Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có Tổng Chủ biên và hầu hết thành viên Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Chủ biên, tác giả chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
Chỉ tính riêng bộ SGK của lớp 1 – bộ SGK “Cánh Diều” có 6/8 chuyên gia là Tổng Chủ biên, Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng Chủ biên, Chủ biên ở các môn.
Cụ thể, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới làm Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên cho SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách này.
5 Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng chủ biên cho SGK các môn của bộ sách này gồm: GS Đỗ Đức Thái (môn Toán), PGS.TS Mai Sỹ Tuấn (môn Tự nhiên và Xã hội), TS Đặng Ngọc Quang (môn Giáo dục Thể chất), ThS Lê Anh Tuấn (môn Âm nhạc) và ThS Nguyễn Thị Đông (môn Mỹ thuật).
Đồng thời có nhiều tác giả Chương trình môn học và các tác giả khác tham gia biên soạn.
 |
Bộ SGK của lớp 1 – bộ SGK “Cánh Diều” có 6/8 chuyên gia là Tổng Chủ biên, Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng Chủ biên, Chủ biên ở các môn. Trong đó có GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Đỗ Đức Thái, PGS Mai Sỹ Tuấn,... Ảnh: Thanh Hùng |
Với môn Tiếng Việt lớp 1, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên môn này cho biết sẽ tập trung phát triển những năng lực đặc thù cho học sinh mà chủ yếu là năng lực ngôn ngữ và phát triển 4 kỹ năng gồm đọc, viết, nói, nghe. Ngoài ra cũng chú trọng phát triển những năng lực chung như tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
"Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều thì sẽ thấy sự kế thừa SGK hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa", GS Thuyết nói.
Theo ông Thuyết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 "Cánh diều" là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. “Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến o, ô, ơ, d, đ,... có nét cong kín, GS Thuyết nói.
"Điểm mới thứ hai là ngay từ đầu, chúng tôi đã tận dụng những chữ mà học sinh đã học được để tạo nên những bài đọc từ 6-7 tiếng đến 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là 30 tiếng.
Điểm mới thứ ba là có những bài chính tả ngay từ những tuần thứ 27 và học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua kể chuyện.
Đặc biệt, ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh. Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên..."
Về việc tạo hứng thú cho học sinh, ông Thuyết dẫn chứng, ngay từ những giờ đầu tiên học sinh đã phải tập đọc nhưng sách được thiết kế kết hợp chữ với hình để các em dễ tiếp thu, tránh tâm lý “sợ”.
 |
GS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên chương trình môn Toán mới, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán "Cánh diều". Ảnh: Thanh Hùng |
GS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên môn Toán bộ sách Cánh diều thì tự tin cho rằng: “Chúng tôi viết ra chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới nên chúng tôi hiểu rõ “đứa con ấy” có cái gì và những chỗ nào cần phải xử lý để đảm bảo tinh thần đó”.
SGK Toán 1 của bộ “Cánh diều” hiện thực điều này khi từng bài học được thiết kế giúp người giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học tập một cách sáng sủa và theo tiến trình sư phạm và năng lực nhận thức của học sinh.
“Chúng tôi muốn mở toang cánh cửa của nhà trường ra để cuộc sống tràn vào trong các nhà trường để học sinh không phải chỉ học số 1,2,3... mà quan trọng là những điều đó biến thành năng lực để có thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống”.
Thanh Hùng

Nhà xuất bản chi tiền cho sở giáo dục, chọn sách giáo khoa có còn khách quan?
- Thông tin NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM trong việc biên soạn SGK khiến dư luận đặt ra vấn đề việc lựa chọn sách tới đây có khách quan?
" alt=""/>Bộ SGK có nhiều tác giả là Chủ biên môn học của Chương trình phổ thông mới
, bình luận và chia sẻ rộng rãi.</p><p>Các bạn sinh viên đều tỏ ra bất bình, sợ hãi và hoang mang với thức ăn mà mình đang ăn hằng ngày.</p><table class=)
 |
|
Bạn Minh Tiến (sinh viên Trường ĐH Kinh tế- Luật): “Bán cho người ăn, chớ có phải cho heo ăn, chắc người bán nghĩ là còn thời ăn lông ở lỗ”.
“Thật không thể tin được, sao những người chế biến có thể vô ý như vậy được chứ” (bạn Nguyễn Hoàng, Trường ĐH Bách khoa).
Bên cạnh đó là nhiều ý kiến như : “Các bạn tân sinh viên nên tập quen dần với điều đó đi, lần nào mà chả xảy ra những vụ việc như vậy”.
Không chỉ sinh viên, mà nhiều phụ huynh cũng đang có con ở KTX cũng tỏ ra bất bình. Anh Võ Văn Hiệp (Long An): ở đây chắc có người nào từng ở KTX làm báo giúp đỡ các em sinh viên viết một bài phản ánh chứ trình trạng này sao mà ăn uống được, nó tồn tại hàng năm rồi, không phải mới đây.
Nhiều người cho con ra ở trọ để tự nấu ăn vì sợ thức ăn trong KTX không đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng.
Ban quản lý ký túc xá khẳng định mọi thông tin là không đúng sự thật
Tại Hội nghị Sinh viên là Đảng viên diễn ra vừa qua (17/12) Bà Phùng Thị Hương Lan, Phó giám đốc KTX ĐHQG TP.HCM chia sẻ với hàng trăm các bạn sinh viên về thông tin này.
 |
Sinh viên KTX lớn nhất Việt Nam hoang mang vì thực phẩm bẩn |
Trong thời gian vừa qua, BQL KTX có phát hiện 2 vụ việc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vụ việc đầu tiên là có một bạn sinh viên mua một bịch đồ ăn từ nhà ăn lên phòng. Sau đó phát hiện trong món đậu que xào và dưa xào phát hiện có giòi.
“Chúng tôi đã mất đến 2 giờ đồng hồ để tìm tất cả đồ ăn của nhà ăn cho đến đồ ăn mà bạn sinh viên mang về. Tất cả đều không phát hiện được vấn đề gì. Nếu như hôm đó không phát hiện được điều gì chúng tôi sẵn sàng đóng cửa nhà ăn đó ngay”.
Nhưng sau đó, khi kiểm tra chén nước tương thì bên cạnh có 1 bịch ớt tươi. Khi gỡ bịch ớt tươi ra thì các quả ớt đều có giòi. Và ớt tươi đó chính là ớt sạch mà bạn đó đã mang từ quê lên.
Còn vụ việc thứ 2, chúng tôi khẳng định “đó là một sản phẩm của photoshop và chúng tôi đã tìm được bạn đó để làm việc”.
Chia sẻ thêm với các bạn sinh viên, bà Lan khẳng định :'Chúng tôi thừa nhận mọi chuyện phải rõ ràng nhưng cần sự sòng phẳng. Khi đã sai thì các bạn phải chịu trách nhiệm với chuyện đó. Cho dù chúng tôi có nỗ lực đến như thế nào đi nữa, có thể trước đây chúng tôi chưa thông tin bài bản để các bạn hiểu; nhưng 2 vụ việc gần đây là rất rõ ràng. Nhiều bạn sinh viên chưa nhận ra vấn đề. Không biết các bạn lấy cơ sở ở đâu để khẳng định KTX thông tin không rõ ràng. Đó là suy nghĩ mặc định trong đầu các bạn. Điều này làm mất đi sự nhiệt huyết của chúng tôi xây dựng lên”.
Hoàng Nam
" alt=""/>Sinh viên KTX lớn nhất Việt Nam hoang mang vì thực phẩm bẩn