"Tuy nhiên, khi đang đua, tôi bất ngờ phát hiện có đụn cát ở phía trước. Lúc này, xe đang chạy ở tốc độ cao, khoảng 140 km/h nên không kịp tránh. Kết quả là xe bị bay lên, lộn vòng. Thời điểm đó, cả tôi và lái phụ đều đã lường trước được tình huống xấu nên anh em mới không sao. Tất nhiên, lúc đó tôi kỳ vọng là xe chỉ bay lên và hạ cánh ở tình trạng đổ nghiêng một bên chứ không nghĩ đến mức bị lộn mấy vòng và hư hỏng nặng như vậy", chủ nhân của chiếc Ford Ranger giãi bày.
Trước đó, trả lời PV VietNamNet, anh Hoàng Kiên Định - chuyên gia thiết kế chính các bài thi của giải đua xe địa hình này cho biết, nguyên nhân có thể là do trong quá trình chạy thi, xe đã bị gãy rotuyn bên phải, dẫn đến mất lái, xe mới cắm đầu xuống đụn cát và lộn nhào nhiều vòng. Đồng thời, theo thể lệ cuộc thi, tốc độ ở bài thi này bị giới hạn dưới 80km/h, người lái có thể đã điều khiển xe với tốc độ nhanh hơn.
Từ phía người cầm lái chiếc xe Ford Ranger gặp nạn, anh Khôi khẳng định vấn đề chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát tốc độ và tính bất ngờ của địa hình đường thi. Quá trình xe lăn lộn mới khiến bánh xe rụng rời và làm gãy rotuyn sau đó chứ không phải vì gãy rotuyn từ trước.
Trong bài thi đua xe trên cát, anh Khôi cho rằng việc ban tổ chức cuộc thi khống chế tốc độ tối đa chỉ 80 km/h là chưa hợp lý. Đây là bài thi đường thẳng và cũng là bài thi tranh hạng nên lái xe nào cũng sẽ chạy nhanh nhất có thể để đạt được thành tích tốt nhất.
Tuy nhiên, anh Khôi bày tỏ: "Những chiếc xe lăn lộn nhiều vòng, thậm chí biến dạng đã là hình ảnh không hiếm trong các giải đua thể thao tốc độ, đua xe địa hình. Vì vậy, chúng tôi coi vụ tai nạn vừa qua là một rủi ro tất yếu phải chấp nhận, coi như là một phần của giải đua xe Off-road dù không ai muốn điều đó xảy ra".
Về ý kiến thiếu chuyên nghiệp và không quan tâm sự an toàn của VĐV, chỉ chăm chăm vào việc “bóc tem” để khỏi lộ thông tin xe bị tai nạn của tổ chức giải đua, anh Khôi cho biết: "Không có chuyện đó! Người bóc tem là bạn của tôi. Họ sợ xe mình bị nhận diện, khó xử lý sau này nên mới có hành động như vậy. Bản thân tôi đua xe nên đã coi chiếc xe là phương tiện để thi đấu chứ không còn là một tài sản".
Trên thực tế, anh Khôi đánh giá cao công tác xử lý sự cố của ban tổ chức khi tai nạn xảy ra. Sau khi kết thúc giải, ban tổ chức còn gặp gỡ và hỗ trợ cho anh 60 triệu đồng để khắc phục hậu quả. "Số tiền tuy không quá lớn nhưng là điều mà chưa bao giờ có ở các giải đua khác", anh nói.
"Về thiết kế các đường đua, tôi cho rằng ban tổ chức đã làm tốt khâu khảo sát và tạo ra những bài thi hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. Thế nhưng sau vụ việc lần này, hi vọng ban tổ chức đã có thêm những kinh nghiệm và chú ý hơn hơn về công tác tổ chức để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người ", anh chia sẻ.
Hiện tại, chiếc xe Ford Ranger gặp nạn đã được vận chuyển về tới TP. HCM để sửa chữa. Chủ xe ước tính, chi phí khắc phục hư hỏng của xe sẽ không dưới 200 triệu đồng.
Giải đua xe địa hình Nha Trang Offroad Challenge 2022 được tổ chức tại bãi cát Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trong các ngày 1 và 2 tháng 10.
Giải đua có sự tham dự của 32 tay đua đến từ các đội, nhóm, câu lạc bộ thích chơi xe bán tải, cả nước như: CLB Pickup Bình Phước, DMB Racing team, PLC - HaiAnh auto, Sơn Đừng, RBD Racing team, SD Group, Duramax 604, RÀ Tít - Mít, PNF Quận 9-01, Pdlc Daklak, Viet Jeep…
Các tay đua phân thành 2 hạng gồm hạng bán tải cơ bản, hạng nâng cấp và trải qua 7 bài thi khác nhau với độ khó tương ứng từng cấp độ bài thi.
Trong một số giải thi đua xe địa hình khác tại Việt Nam, các sự cố như mất lái, lật xe, lộn vòng dẫn tới hư hỏng, thiệt hại hàng trăm triệu cũng đã từng xảy ra.
Ngô Minh
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Chủ xe Ford Ranger giãi bày về tại nạn nát đầu khi đua xe địa hình ở Nha TrangBao nhiêu tuổi thì được lái xe?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và có các loại giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Cụ thể, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ có quy định điều kiện về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;...
Như vậy, với loại xe máy có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên, người điều khiển bắt buộc phải trên 18 tuổi và có giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Còn với loại xe có dung tích xy-lanh dưới 50 cm3, người điều khiển dù không cần có bằng lái nhưng bắt buộc phải đủ 16 tuổi trở lên.
Mức phạt với hành vi điều khiển mô tô xe máy khi chưa đủ tuổi
Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP chỉnh sửa, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Đồng thời, người trực tiếp giao mô tô, xe gắn máy cho những đối tượng này điều khiển cũng sẽ bị xử phạt nặng.
Theo khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 tham gia giao thông có thể chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân;
- Phạt tiền từ 1,6 đến 4 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức.
Trên thực tế, tình trạng nhiều thanh thiếu niên, học sinh cấp 2-3 đã "phi xe vèo vèo" trên đường là khá phổ biến. Thậm chí tại một số địa phương xuất hiện các nhóm thanh thiếu niên không chấp hành luật lệ giao thông, "kẹp 3, kẹp 4", không lắp gương chiếu hậu, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng,… khiến dư luận hết sức bức xúc.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử phạt đối với đối tượng trẻ dưới 18 tuổi và phụ huynh đưa xe cho con em mình điều khiển vẫn đang quá "nhẹ nhàng", chưa đủ sức răn đe. Do đó, ngoài có những giải pháp tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh thì việc các lực lượng chức năng tăng cường xử lý, xử phạt với hành vi này là rất cần thiết.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cuộc thi diễn ra từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết Tàu đò Miệt Thứ một thờicủa tác giả Nguyễn Hoàng Hoa.
" alt=""/>Chuyện của những dòng sông: Tàu đò Miệt Thứ một thời