Theểnbạithànhthắngchuyệnkhôngtưởlich thi dau hom nayo số liệu tới ngày 23/11, bà Hillary Clinton có được nhiều hơn ông Donald Trump tới hơn 2 triệu phiếu phổ thông.
'Khai tử' TPP, Trump quyết định bỏ rơi châu Á?
Theểnbạithànhthắngchuyệnkhôngtưởlich thi dau hom nayo số liệu tới ngày 23/11, bà Hillary Clinton có được nhiều hơn ông Donald Trump tới hơn 2 triệu phiếu phổ thông.
'Khai tử' TPP, Trump quyết định bỏ rơi châu Á?
Cửa hàng mới khai trương tại TP.HCM này có đầy đủ các loại phụ kiện như sạc dự phòng, ốp lưng, cáp sạc, tai nghe, loa, chuột và bàn phím,.... Từ phụ kiện điện thoại, máy tính bảng đến phụ kiện máy tính, phụ kiện nhà thông minh,... của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Sony, Belkin, Logitech,...
![]() |
Dù là nhà bán lẻ lớn đầu tiên nhảy vào mở cửa hàng riêng chuyên bán phụ kiện, song Thế Giới Di Động không khai sinh ra mô hình này. Trên thực tế, tại TP.HCM, phụ kiện chính là nguồn sống của rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ, đặc biệt khu vực đường 3/2, đường Cách mạng tháng 8,...
Với các loại ốp lưng chỉ từ 10 ngàn đồng, pin dự phòng đa chủng loại, cáp sạc đầy màu sắc,... các cửa hàng nhỏ lẻ này luôn tấp nập người ra vào. Chưa kể đến các quầy kệ chuyên bán phụ kiện đặt bên trong các siêu thị hoặc trung tâm thương mại lớn.
Việc những cửa hàng nhỏ lẻ tập trung kinh doanh mảng phụ kiện chủ yếu do giá bán rẻ, lợi nhuận cao, thu hút được một tệp khách hàng lớn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự lớn mạnh của các chuỗi bán lẻ lớn chính là nguyên nhân khiến các chủ kinh doanh nhỏ phải chuyển hướng, không tập trung bán điện thoại như trước. Việc Thế Giới Di Động nhảy vảo mảng này có thể tạo nên thách thức cạnh tranh mới đối với các cửa hàng quy mô nhỏ.
![]() |
Buôn bán phụ kiện dù không tạo doanh thu lớn như các thiết bị di động nhưng tỷ suất lợi nhuận rất cao, là mảng kinh doanh có lãi nhất nhì tại các chuỗi bán lẻ lớn hiện nay.
Trước mô hình này, nhà bán lẻ công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam từng mở cửa hàng chuyên bán điện thoại cũ, cửa hàng quy mô rất nhỏ (Điện thoại siêu rẻ) nhưng đều đã đóng cửa. Các mô hình mới khác vẫn duy trì hoạt động gồm trung tâm laptop, chuỗi cửa hàng TopZone chuyên bán sản phẩm Apple, Điện máy Xanh quy mô nhỏ, các cửa hàng AVAJi (chuyên bán đồng hồ, mắt kính, trang sức).
Trong vòng 8 tháng gần đây, Thế Giới Di Động là nhà bán lẻ tích cực mở rộng mô hình kinh doanh nhất. Công ty mở cửa hàng thời trang, sản phẩm mẹ và bé, kinh doanh đồ thể thao, TopZone và mới nhất là cửa hàng chuyên bán phụ kiện. Ngoài ra, đơn vị phục vụ việc lắp đặt, sửa chữa điện nước của họ cũng được mở rộng quy mô. Cùng với đó, dự án mở lại trang thương mại điện tử Vui Vui hay kế hoạch tham gia mảng vận chuyển, mảng nông nghiệp sạch,... đều đã được lãnh đạo công ty thông qua.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 47.908 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.819 tỷ đồng, hoàn thành 34% kế hoạch doanh thu và 29% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Hải Đăng
Dự án thương mại điện tử vuivui.com đang được Thế Giới Di Động tái khởi động trong bối cảnh quy mô và tăng trưởng của ngành đang tăng mạnh sau đại dịch.
" alt=""/>Thế Giới Di Động bất ngờ mở cửa hàng chuyên bán phụ kiệnThầy Đỗ Hồng Thái và học trò ở bản 51 |
Trường học chỉ có thầy
Xã vùng biên Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình hầu như tách biệt với bên ngoài, là nơi sinh sống của 18 bản làng người dân tộc Ma Coong.
Địa bàn cách trở, có những bản phải băng rừng mấy tiếng đồng hồ mới đến được, có bản ở cách đường 20 Quyết Thắng cả chục cây số nên đời sống bà con vô cùng vất vả.
Cả xã có hai trường tiểu học nhưng chỉ có một vài bản ở gần trung tâm xã là học sinh được học tập trung tại trường số 1. Các bản còn lại đều có thầy giáo về cắm bản để dạy chữ cho các em.
Thầy Nguyễn Văn Thăng đã có hơn 10 năm gắn bó với học sinh ở đây |
“Trường có tất cả là 38 cán bộ, giáo viên nhưng chỉ có 3 cán bộ nữ làm những công việc văn phòng. 35 người còn lại đều là thầy giáo, mỗi bản 2 người, cùng ăn cùng ở với đồng bào để dạy chữ cho các em tiểu học”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch cho biết.
Ở các bản làng xa xôi, học sinh không được học mầm non vì không đủ điều kiện mở lớp, điều kiện đi lại, ăn ở quá vất vả nên chỉ có các thầy cắm bản. nói vui như thầy Đồ Hồng Thái, giáo viên tại bản 51 thì phải đến cấp 2 các em mới được học cùng cô giáo.
Các em học sinh ở đây chỉ bắt đầu được học tiếng Kinh khi vào lớp 1. Để dạy được, thầy cũng phải học tiếng nói của đồng bào Ma Coong, không chỉ trò mà thầy cũng có thêm “ngoại ngữ”. Không chỉ dạy chữ, nhạc, họa thầy cũng dạy…nốt.
“Trường có tất cả 21 lớp, trong đó chỉ có 1 lớp đơn ở bản Cờ Đỏ, 13 lớp ghép nhóm hai trình độ, 6 lớp ghép nhóm ba trình độ, 1 lớp ghép nhóm bốn trình độ”, thầy Tuân cho biết thêm.
Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm. có tất cả 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Cứ đến giờ học, thầy lại chia bảng làm đôi để dạy cho các em học.
Và những lần các thầy phải khóc
Các em học sinh ở bản Bụt sau giờ học |
Trước khi lên đây, có thầy đã có gia đình nhưng có thầy thì chưa. Năm ở bản này, năm khác lại luân chuyển qua bản khác, điện thắp sáng không, sóng điện thoại bản có bản không nên tuổi thanh xuân của một vài người cũng đành ở lại với núi rừng.
Khoảng bốn năm trở lại đây, con đường 20 Quyết Thắng mới thông suốt, trước đó cực lắm. Đường đất vốn đã ngoằn nghèo, dốc dựng đứng, mỗi khi mưa xuống lại lầy lội, sụt lún, xe ga lên lại xoay ngược lại không thể nào đi nổi.
“Năm 2008, tôi một mình vác ba lô lên trường, khi đến cây số 54 thì gặp mưa, đường quá lầy lội nên xe bị lún xuống sâu không sao kéo lên được. Nói các chị đừng cười chứ lúc đó tôi chỉ biết ngồi khóc vì lực bất tòng tâm.
Khóc xong vẫn không kéo được xe lên nên phải ngồi chờ có người đi qua rồi nhờ họ kéo lên giúp. Hồi đó người qua lại cũng “hiếm” lắm nên đi từ sáng mà phải tối mịt tôi mới lên đến nơi”, thầy Đỗ Hồng Thái nhớ lại.
Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm |
Là thầy giáo cắm bản hơn 10 năm, thầy Nguyễn Văn Thăng nhớ lại những ngày đầu lên đây. Nhớ nhà, nhớ vợ con khiến thầy nhiều lúc muốn bỏ về. Nhưng rồi những ánh mắt trong veo của học sinh lại níu chân thầy lại. Ngót ngét cũng hơn chục năm trời, nếu không yêu nghề thì làm sao trụ được.
Hiện thầy đang dạy tại bản Noồng mới: “ Ở đây không có sóng điện thoại, chỉ lâu lâu mới tìm được điểm rơi, tôi và một thầy nữa cắt cái chai nhựa đóng vào tường để hứng sóng. Mới đầu không quen, cứ nghe chuông báo cuộc gọi, mừng quá chạy lại nhấc lên là kiểu gì cũng mất sóng. Giờ quen rồi nên điện thoại lúc nào cũng cắm tai nghe, có chuông là chỉ việc lại ngồi đó đeo tai nghe vào”, thầy Thăng vui vẻ kể.
Học sinh ở Noồng cũ |
Điều kiện sinh hoạt đã khổ, đau ốm còn khổ hơn bội phần. “Năm 2010, tôi dạy ở Noồng đột nhiên bị đau bụng dữ dội, đi không nổi mà trời lại đang mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về khiến con đường độc đạo băng suối về xuôi bị ngăn cách.
Không còn cách nào khác, tôi được ba đồng nghiệp dẫn vượt sông,vì quá đau nên vừa đi vừa khóc, cũng may mà không bị nước cuốn trôi. Lần đó tôi bị viêm dạ dày cấp tính”- thầy Hồ Văn Minh góp chuyện.
Khó khăn là thế nhưng thấy các em học sinh đến lớp đều, đọc thông viết thạo là niềm động viên vô cùng lớn cho các thầy. “Còn sức, còn được phân công tôi vẫn ở lại để dạy những thế hệ tiếp theo”, thầy Minh chia sẻ.