Các thầy cô giáo ở Thuận Thành (Bắc Ninh) hỗ trợ cán bộ y tế chống dịch
Thầy Lê Nho Duy, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong số này, nhiều thầy cô từng thuộc diện F2, nhưng sau khi hết thời gian cách ly đã tình nguyện đăng ký tham gia chống dịch. Nhiệm vụ của các thầy cô là hỗ trợ đoàn xét nghiệm của Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành trong công tác nhập liệu.
“Các thầy cô đều rất sẵn lòng, không quản ngại vất vả, khó khăn để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Khi biết ngành y tế đang rất thiếu lực lượng hỗ trợ chia sẻ công việc, thầy cô đều không ngần ngại đăng ký tham gia”.
Các thầy cô làm nhiệm vụ hỗ trợ nhập liệu
Tham gia hỗ trợ cán bộ ngành y tế nhập liệu tới tận đêm khuya, mặc dù cường độ làm việc liên tục, nhưng thầy Nguyễn Đăng Đức (Trường THPT Thuận Thành số 1) cho rằng, “điều đó không sá gì vì công việc diễn ra gấp gáp, do vậy, mỗi người cần phải cố gắng hơn một chút”.
Từng thuộc diện F2, sau khi khai báo và biết mình đủ điều kiện đăng ký, thầy Đức không ngần ngại xung phong tham gia.
Làm việc ở “điểm nóng” nhưng các thầy cô đều sẵn lòng tham gia
Dù nhận được đề nghị đi hỗ trợ tại “điểm nóng” trước khi xuất phát chỉ chưa đầy 1 tiếng, nhưng thầy Đức cùng đồng nghiệp luôn ở trong tâm thế sẵn sàng lên đường.
“Một đợt lấy mẫu ở mỗi xã sẽ có khoảng 3.000 – 4.000 mẫu. Do đó, cán bộ y tế phải làm việc liên tục trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi lấy được hết mẫu.
Mặc dù thời tiết nóng bức, mệt mỏi nhưng không ai dám ngơi nghỉ. Tất cả đều gắng sức chạy đua theo thời gian do lực lượng y tế khá mỏng. Chúng tôi cũng không dám nghỉ ngơi để cùng chia sẻ những khó khăn chung trong công cuộc chống dịch của quê hương”.
Không chỉ riêng Trường THPT Thuận Thành số 1, trước đó, nhiều thầy cô giáo cấp tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn Thuận Thành cũng sẵn lòng cùng chung tay hỗ trợ với ngành y tế. Không chỉ tham gia vào công tác đánh máy, nhập liệu, nhiều thầy cô còn trực tiếp tham gia vào đội hậu cần, phục vụ bữa ăn cho các cán bộ y tế đang tham gia chống dịch.
Thời Vũ
Không muốn học sinh bị lỡ kiến thức, 37 thầy cô của Trường THPT Thuận Thành số 1 (Thuận Thành, Bắc Ninh) cố gắng tận dụng tối đa mọi phương pháp để duy trì việc dạy học ngay trong khu cách ly.
" alt=""/>Giáo viên Thuận Thành số 1 tình nguyện tham gia chống dịch CovidTheo Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, đơn vị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý trong các lĩnh vực liên quan sau vụ việc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Các chuyên gia cho rằng, về phương thức đấu giá, ngoài việc tổ chức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại buổi đấu giá thì cần xem xét áp dụng các hình thức khác như đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp hoặc bỏ phiếu gián tiếp.
![]() |
Đến nay đã có 2 doanh nghiệp trúng đấu giá 2 lô đất ở Thủ Thiêm bỏ cọc. |
Giá trúng đấu giá thực chất là giá kỳ vọng của nhà đầu tư. Trong ngắn hạn, giá kỳ vọng cao sẽ gây xáo trộn nhất định, nhưng về lâu dài, thị trường sẽ tự có cơ chế điều tiết và cân bằng.
Do vậy, theo các chuyên gia, cần phân biệt 3 loại giá đất trong các quy định pháp luật có liên quan, gồm: Giá đất theo tham chiếu do Nhà nước quy định, giá đất của thị trường và giá kỳ vọng của nhà đầu tư.
Để hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian tới, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng cần có quy định riêng đối với việc đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển dự án. Về bản chất, có thể coi đây là hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất.
Rà soát, nghiên cứu để điều chỉnh các quy định liên quan đến việc xác định năng lực của nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự.
Cần nghiên cứu bổ sung các quy định về giá khởi điểm và tiền đặt cọc một cách phù hợp, cũng như chế tài đối với nhà đầu tư trúng đấu giá để hạn chế tình trạng “bỏ cọc” như trường hợp đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua.
![]() |
Các chuyên gia cho rằng cần bổ sung các quy định chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá đất. |
Từ các ý kiến trên, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất UBND Thành phố xem xét, kiến nghị Chính phủ cho phép Thành phố được chủ động: Xác định giá khởi điểm đấu giá; được ấn định tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ cho lô đất cần đấu giá;
Bổ sung các quy định để chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá như phải kê khai các dự án đang triển khai, kinh nghiệm tham gia đấu giá, năng lực điều hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá;
Cần điều chỉnh các biện pháp chế tài như thông báo công khai về hành vi bỏ cọc của doanh nghiệp, không được phép tham gia đầu tư dự án trong vòng 2 năm nếu doanh nghiệp có hành vi bỏ cọc.
Liên quan đến việc 4 doanh nghiệp trúng đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào ngày 10/12/2021, đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ tiền cọc, đó là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh.
Hai doanh nghiệp trên lần lượt trúng đấu giá quyền sử dụng lô đất 3-12 và lô đất 3-9, đã nộp tiền đặt cọc tương ứng 600 tỷ đồng và 140 tỷ đồng. Tuy vậy, hai nhà đầu tư này đã chấp nhận bỏ tiền đặt cọc.
Với 2 doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại, là Công ty Cổ phần Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5) và Công ty Cổ phần Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8), Cục thuế TP.HCM đã có văn bản đôn đốc nộp tiền đợt 1 vì đã trễ hạn.
“Nếu sau 90 ngày kể từ ngày ra thông báo đề nghị nộp tiền đợt 1 nhưng doanh nghiệp trúng đấu giá vẫn không thực hiện thì Cục thuế TP.HCM sẽ cưỡng chế. Vì thuộc trường hợp nợ ngân sách nên các doanh nghiệp này sẽ bị cưỡng chế theo hình thức cưỡng chế tài khoản ngân hàng, cưỡng chế hoá đơn, nặng nhất là có thể thu hồi giấy phép”, ông Lê Duy Minh – Cục trưởng Cục thuế TP.HCM nói.
Sau khi hai doanh nghiệp xin huỷ hợp đồng đấu giá, 2 lô đất ở Thủ Thiêm sẽ được giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố quản lý. Vậy UBND TP.HCM có tổ chức đấu giá lại 2 lô đất này hay không?
" alt=""/>Cấm doanh nghiệp đầu tư dự án trong 2 năm nếu bỏ cọcNhững ngày gần đây, dư luận hết sức ngạc nhiên bởi dòng người tứ phía đổ về vùng đất nằm sát quốc lộ 15B, đoạn qua thôn Lộc Thọ, xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) và tấp nập đổ về các thôn tại xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để thương thảo, bàn tán việc mua bán đất.
Người dân cho biết, vùng đất nông thôn Yên Hòa, Việt Tiến trước đây “không ai ngó”, nay từng đoàn xe tấp nập, dòng người nối dài trên quốc lộ kéo nhau về tận các thôn để mua bán đất khiến người dân hoang mang.
![]() |
Xe cộ tấp nập ra vào xã Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên) |
Tại xã Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên), theo ghi nhận của PV, 4 ngày vừa qua, ở các thôn Bắc Hòa, Phú Hòa, Mỹ Hòa... trở nên "sôi động" khi dòng người đổ về đây chèo kéo, mua bán đất trước thông tin quanh khu vực này sắp khảo sát và quy hoạch dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf.
![]() |
"Cò đất" về từng ngõ ngách xã Yên Hòa |
Một người dân sống tại xã Yên Hòa cho biết: “Tôi vô cùng ngạc nhiên, bởi từ trước tới nay vùng quê tôi đang yên bình, nay cò đất về tận nhà chèo kéo, rủ rê gia đình tôi bán cả vườn tược. Nhưng bán đất đi thì gia đình tôi ở đâu. Trước đây vùng này giá vài trăm triệu mỗi lô, nay giờ bị cò thổi lên nhiều tỷ đồng, khiến chúng tôi vô cùng hoang mang”.
Tại xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà), người dân cũng không khỏi lo lắng khi hai ngày gần đây, xe cộ tấp nập đổ về khu vực này mua bán đất.
![]() |
Xe cộ nối đuôi nhau mua bán đất tại quốc lộ 15B đoạn qua xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) |
![]() |
Giới bất động sản đổ xô về khu vực gần khu quy hoạch dự án VSIP |
Một người đàn ông sống gần khu vực này cho biết, đất được thổi giá lên cao do tin đồn có dự án VSIP về gần.
“Cách đây vài năm khi con đường này chưa lên quốc lộ thì chỉ có giá 300 đến 400 triệu đồng mỗi lô. Như năm ngoái thì khu này có giá khoảng 800 triệu đồng/lô. Mảnh đẹp nhất có giá 1,1 tỷ. Nhưng thời điểm này sau khi có tin đồn có dự án về đây thì đất đã lên tới hơn 2 tỷ mỗi lô. Cò thổi giá lên nên người dân cũng không có tiền để mua đất”, người này cho hay.
“Đất sốt lên từng giờ”
Theo tìm hiểu của PV, các lô đất này trước đây có giá từ 600 đến 700 triệu/lô, thì nay được “thổi” lên với giá mỗi lô lối 1 là hơn 2,6 tỷ đồng, lối 2 có giá 2 tỷ đồng/lô.
Anh L. (trú xã Xuân Lộc, Can Lộc), một môi giới bất động sản tại Hà Tĩnh cho biết: “Xung quanh khu vực này đất đang sốt lên từng giờ. Khu đất này phân lô, mỗi lô 180m2: rộng 9m, chiều dài 20m. Lô mặt tiền, bám quốc lộ 15B hiện có giá 2,630 tỷ. Anh chị có thiện chí thì chốt nhanh, nếu để đến ngày mai có thể lên cao hơn vài trăm triệu”.
![]() |
Các "cò đất" cho khách xem bìa đất |
![]() |
Theo anh L., xung quanh đây sắp có xây dựng Dự án Phức hợp Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ nên đất đang sốt xình xịch.
Vừa nói, anh L. vừa chỉ tay vào khu đất: “Nếu mua bây giờ thì lãi nhanh lắm. Nếu đợi đến khi máy móc của khu công nghiệp về làm thì đất ở đây sẽ lên 4 đến 5 tỷ, lúc đó tranh nhau mà mua.
Khu này đất sốt tên từng giờ. Hôm trước lối 1 mới có giá là 1,2 tỷ, cách một ngày đã lên 1,8 tỷ. Hôm qua có giá 2,555 tỷ mà giờ 2,630 tỷ rồi. Chiều nay đất lối 1 sẽ lên tới 2,8 tỷ. Chị có nhu cầu thì nên “a lô” sớm cho em để chốt giá”, anh L. chèo kéo thêm.
![]() |
Nhiều người ngồi giữa nắng chờ khách đến tìm mua đất tại xã Việt Tiến |
![]() |
Việc cò đất "thổi giá" khiến người dân Hà Tĩnh hoang mang |
Còn tại xã Yên Hòa, theo tìm hiểu, trước đây mỗi lô đất có giá vài trăm triệu nay cũng được “đẩy” lên hàng tỷ đồng.
Cụ thể, mỗi lô đất trước đây có giá vài trăm nghìn/m2 nay được đẩy lên có lô giá tới gần 11 triệu/m2.
“Hiện đất ở Cẩm Hòa giá cao lắm. Mỗi lô từ 3 tỷ đến 5 tỷ. Có mảnh đất mặt đường 19/5 là 12 tỷ đồng lô 1.100m2”, một người giới thiệu.
Chủ yếu "cò" bán cho "cò"
Theo ông Bùi Trung Hậu, cán bộ Địa chính, Nông nghiệp và Môi trường xã Việt Tiến, cuối năm 2021, khi “rục rịch” có dự án của VSIP thì đất ở xã Việt Tiến lên cao. Đặc biệt từ ngày 27/2, đất "sốt" lên từng giờ.
“Hiện giá đang được thổi lên quá cao. Từ ngày 27/2 giá đất mới bắt đầu lên nhanh. Việc mua bán chủ yếu giới đầu tư mua đi bán lại, chứ dân không có tiền để mua. Trong năm có đợt sốt lên như thế này, bắt đầu mỗi lô 1,1 tỷ, 1,2 tỷ, sau đó lên 1,8 tỷ. Hôm 27/2, giá từ 2,2 tỷ lại thổi lên 2,5 tỷ.
Khi chưa có tờ trình của dự án, không biết vì sao mà giới đầu tư đã biết có dự án rồi, họ đổ về để gom mua đất của dân. Dân và chính quyền lúc đó cũng đặt câu hỏi không biết họ đổ về đây mua đất để làm gì. Sau đó mới biết là có dự án của VSIP”.
Ông Trần Đình Cúc, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết, 4 ngày gần đây, lượng người đổ về địa phương đông để mua bán đất là do cò đất làm khuynh đảo thị trường.
Theo ông Cúc, vừa rồi có doanh nghiệp xin được khảo sát và lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 làm dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf, trong đó xã Yên Hòa có 190ha.
![]() |
Chủ tịch xã Yên Hòa cho biết, cò đất thổi giá làm chao đảo thị trường |
“Tỉnh mới phê duyệt, chấp thuận đề cương cho khảo sát thôi, chứ chưa có dự án đầu tư gì. Từ chỗ này cò đất lợi dụng mua đi bán lại đất, thổi giá. Giao dịch chủ yếu là cò đất với nhau”, ông Cúc nói.
Ông Cúc cho biết, trước đây khu vực này chủ yếu đất nông thôn giá chỉ vài trăm triệu mỗi lô, một m2 chỉ có giá vài trăm nghìn.
“Nay cò đất thổi giá tùm lum, hô giá trên trời dưới đất, giá này nhà nước không quản lý được. Ai mua trước thì hô giá trước, ai mua sau thì hô giá cao lên, lướt vậy thôi. Có lô đất mặt đường 9/5 bình thường có giá khoảng 2 tỷ, hôm qua giao dịch lên đến 3,5 tỷ đồng”, ông Cúc cho biết.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Yên Hòa, việc sốt đất xảy ra thường xuyên, xã đã có thông báo khuyến cáo người dân.
“Hiện dân cũng không có đất để bán, dân đã bán đất từ đợt sốt đất tháng 6, nay cò lợi dụng có dự án này nên thổi giá lên. Chủ yếu cò bán cho cò thôi”, ông Trần Đình Cúc thông tin.
Ông Bùi Trung Hậu, cán bộ Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường xã Việt Tiến cho biết đã cảnh báo với người dân tránh sập bẫy theo việc đất sốt ảo. “Chúng tôi đã trao đổi, cảnh báo với các hộ dân, chứ mua bán là quyền của các hộ. Hơn nữa, chủ yếu giới đầu tư mua chứ các hộ dân mua bán thì rất ít”, ông Hậu nói.
Thiện Lương
Sau khi thu hồi ruộng lúa và đền bù cho người dân ở mức thấp, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đưa ra đấu giá với mức cao, có lô giá khởi điểm hơn 4,7 tỷ đồng khiến người dân "choáng váng".
" alt=""/>Cò “hô giá đất trên trời”, đất nông thôn Hà Tĩnh “sốt” lên từng giờ