Destiny 2 - tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện
Cụ thể, mọi thứ bắt đầu khi trong một lần đăng tải video, Nazo đã bất ngờ nhận phải một "gậy" bản quyền từ phía CSC Global - đơn vị đại diện bảo vệ thương hiệu cho Bungie - công ty đứng đằng sau tựa gaem Destiny 2. Nguyên nhân cũng xuất phát từ việc anh chàng đã thiếu cẩn trọng, trót để dính một phần nhạc nền của trò chơi trong các video của mình.
Với suy nghĩ của người bình thường, đa số đều sẽ coi đây là bài học và rút ra những kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân. Thế nhưng, Nazo lại là một trường hợp khác hẳn. Không hiểu do cay cú hay vì mục đích gì khác, Nazo quyết định giả mạo CSC Global cũng như NPH Bungie để tìm và đánh bản quyền những YouTuber khác cũng sáng tạo nội dung về Destiny 2.
Thay vì rút kinh nghiệm, Nazo lại đi tìm và đánh gậy bản quyền những người đồng nghiệp của mình
Để rồi trong thời gian sau đó, Nazo đã đánh bản quyền tới 96 video của các YouTuber cũng làm nội dung về Destiny khác và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Đáng nói hơn, NPH Bungie còn gần như không biết gì về hành động này, cho tới khi họ nhận phải vô số ý kiến chỉ trích, đơn thư phản đối và cả các phản ứng đầy mạnh mẽ từ phía cộng đồng mạng về hành động không phải do mình làm ra này. Và trong các group thảo luận ấy, Nazo tiếp tục tham gia một cách rất tích cực, tự coi mình là nạn nhân nữa.
Vì vụ việc này mà NPH Destiny 2 đã nhận phải vô số chỉ trích
Sau khi điều tra kỹ càng chân tướng của sự việc, Bungie đã quyết tâm kiện anh chàng YouTuber quái chiêu, và tổng số tiền bồi thường lên tới 150.000 USD cho mỗi video. Và với 96 video bị Nazo tác động tới, tổng số tiền phạt sẽ lên đến con số 7,65 triệu USD (khoảng gần 200 tỷ VND), chưa bao gồm chi phí thuê luật sư. Trong đơn kiện, Bungie đưa ra các cáo buộc về việc Nazo đã mạo danh để gây chia rẽ cộng đồng, game thủ và cả streamer, fan của Destiny 2. Ngoài ra, anh chàng YouTuber còn bị tố cáo đã sử dụng các email giả mạo để đe dọa, quấy rối CSC Global nữa.
Có vẻ như với động thái mạnh tay này từ phía NPH của Destiny 2, anh chàng YouTuber giờ đây chắc hẳn đang rất hối hận với các hành động của mình.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Những bản hack trở thành Impostor, giết nhanh, giết toàn bộ đang khiến tựa game được chú ý nhất 2020 có nguy cơ lụi tàn.
" alt=""/>Giả mạo nhà phát hành đi đánh bản quyền các kênh về game, nam YouTuber đối diện án phạt gần 200 tỷ“Chúng tôi không cần huy động thêm vốn. Theo tôi biết thì công ty đang có ngân sách lớn hơn nhiều so với bất kỳ ai khác trong lĩnh vực này”, CZ cho biết tại Hội chợ triển lãm công nghiệp.
Điều đó có thể giúp Binance trở thành một trong số ít các công ty hưởng lợi từ suy thoái. “Dù điều này gây đau đớn cho nhiều người, nhưng nó cũng loại bỏ các dự án yếu kém. Bất kỳ ai có thể tồn tại, thì sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”.
Tăng chi tiêu thay vì thu hẹp quy mô
Trái ngược với Coinbase, sàn giao dịch đối thủ từ Mỹ vừa cắt giảm hơn 1.100 nhân viên, Binance đang tận dụng cơ hội để mở rộng tuyển dụng với kế hoạch bổ sung thêm 2.000 nhân viên vào lực lượng 6.000 lao động hiện có.
“Chúng tôi muốn hoàn tất việc này vào cuối năm nay. Các mức yêu cầu đang trở nên hợp lý hơn nhiều”.
Ngoài ra, CZ cũng đang xem xét các vụ thâu tóm lớn “trong năm nay”, có thể là trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Vào tháng 2, Binance thông báo đã đầu tư 200 triệu USD vào công ty truyền thông Forbes. Mặc dù thương vụ này chưa hoàn tất, nhưng công ty vẫn cam kết đi tới cùng.
Một thoả thuận khác, thậm chí lớn hơn nữa, là Twitter.
Sàn giao dịch tiền điện tử cam kết góp vốn 500 triệu USD cùng tỷ phú Elon Musk mua lại một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Mặc dù thương vụ này vẫn đang gây tranh cãi, nhưng CZ tin rằng đây sẽ là khoản đầu tư sinh lời lớn.
“Đó có lẽ là nền tảng mạng xã hội tự do ngôn luận quan trọng nhất hiện nay. Tôi dùng Twitter còn nhiều hơn là truy cập vào Binance”.
Theo tính toán của CZ, Twitter hoàn toàn có thể kiếm doanh thu thông qua tiền mã hoá và dần lan rộng cách thức này sang các nền tảng mạng xã hội khác. Bất chấp những tin xấu đến liên tiếp, ông chủ Binance đánh giá ngành công nghiệp này đã góp phần thay đổi đáng kể một số lĩnh vực.
“20 năm trước, Internet trông như thế nào vậy? 20 năm kể từ đây về sau, bạn có thể gửi tiền tới Anh, Mỹ Latin, Trung Quốc. Người dùng sẽ không nghĩ đến crypto hay vấn đề kỹ thuật của công nghệ. Chỉ đơn giản như kiểu bạn trả 1 USD cho một bài viết bằng tiếng Latin. Rồi mọi người sẽ ở trong thế giới ảo metaverse, tương tác với nhau. Lĩnh vực này sẽ xuất hiện ở khắp nơi”, CZ nhận định.
Vinh Ngô
" alt=""/>CEO Binance: Crypto vào xu hướng giảm mở ra nhiều cơ hội mớiVòng luẩn quẩn của những tấm “giấy khen”
Mỗi khi hè đến, năm học kết thúc, các trang báo và mạng xã hội lại sôi nổi chuyện khen thưởng học sinh.Như một thói quen mới của thời đại thông tin, nhiều bố mẹ háo hức tải lên mạng ảnh chụp những tờ giấy khen con vừa nhận được ở trường.
Trong cơn bão của “chủ nghĩa thành tích” đang hoành hành, những tờ giấy khen không phải là thứ hiếm hoi nữa.Có khi gần như cả lớp được nhận giấy khen vì cả lớp là “học sinh giỏi”, “học sinh tiên tiến”.
![]() |
Việc khen thưởng học sinh nên chú ý khuyến khích “động cơ bên trong” |
Khi bị đẩy vào cuộc đua đương nhiên học sinh sẽ phân chia ra thành “đội thắng” và “đội thua”. “Đội thắng” được hiểu là nhóm học sinh có thành tích học tập tốt, được thầy cô, nhà trường khen thưởng, bố mẹ tự hào. Những học sinh sẽ có cảm giác “ưu việt”, “tự hào” về bản thân trái lại “đội thua” nơi bao gồm những học sinh có điểm số trung bình sẽ cảm thấy mình kém cỏi và dần dần cảm thấy tự tin, thiếu tự tin.
Trong bầu không khí thắng-thua thường trực ấy, cuộc đua “giành giật” giấy khen đã lôi kéo cả phụ huynh và giáo viên vào cuộc.
Giáo viên thì cố gắng để làm sao hoàn thành chỉ tiêu lớp mình có bao nhiêu phần trăm học sinh giỏi, bao nhiêu phần trăm học sinh tiên tiến, phụ huynh thì muốn con có giấy khen, danh hiệu này kia để “bằng bạn bằng bè”.
Nhiều cơ quan, tổ chức, khu phố, làng xã do thiếu sự cân nhắc đầy đủ đã biến hoạt động “khuyến học” của mình thành hoạt động “khuyến khích giành giấy khen” (quy ước: chỉ khen thưởng những học sinh nào nhận được giấy khen).
“Tấm giấy khen” đẩy cả nhà trường, phụ huynh, học sinh vào cuộc chạy đua không mục đích, mệt mỏi và bất tận.
Muốn khen học sinh đừng chỉ khen dựa vào điểm số
“Khen thưởng” và “trách phạt” là nguyên lý cơ bản của giáo dục.
Tuy nhiên, việc khen thưởng không dựa trên mục tiêu giáo dục hướng tới sự hình thành con người có nhân cách, tâm hồn phong phú sẽ đem lại những hệ quả xấu.
Khen thưởng chỉ là một cách tạo ra “động cơ ngoài” thúc đẩy học sinh học tập trong khi thứ làm cho con người liên tục suy nghĩ, sáng tạo, hành động hướng tới những điều tốt đẹp lại là “động cơ trong”.
“Động cơ trong” ấy là lòng tò mò khám phá thế giới, tìm kiếm chân lý, là sự thôi thúc nội tâm muốn biểu đạt, thể hiện bản thân, là cảm quan mạnh mẽ về “sứ mệnh”, về sự tồn tại của bản thân trong thế giới.
Nếu giáo dục chỉ chăm chú vào việc tạo ra “động cơ ngoài” thì đến một lúc nào đó khi việc khen thưởng không còn hoặc sự khen thưởng đó không đủ mạnh để kích thích, sự suy nghĩ, sáng tạo và hành động ở học sinh sẽ dừng lại hoặc tạo ra tác dụng trái ngược.
Nhìn vào cách thức khen thưởng học sinh hiện nay, có thể thấy việc khen thưởng chủ yếu dựa trên điểm số học tập (thu được qua các kì kiểm tra, kì thi) và thành tích trong các cuộc thi (đặc biệt là thi học sinh giỏi các cấp).
Tuy nhiên, ngay cả ở những nền giáo dục tiên tiến nhất hiện nay, khoảng cách giữa những gì học được trong chương trình học ở trường và những gì đời sống thực tiễn đòi hỏi vẫn rất lớn.
Vì thế, rất khó để khẳng định “thành thích học tập”trùng khớp với năng lực của cá nhân trong đời sống thực.
Đối với những nền giáo dục nặng về khoa cử, kinh viện hoặc lạc hậu thì khoảng cách này càng lớn.
Đời sống thực tiễn trong thế giới hiện nay đòi hỏi các cá nhân có năng lực tư duy phê phán và sáng tạo cao để tự mình phát hiện vấn đề, tự mình tìm kiếm phương pháp giải quyết và hợp tác với người khác để giải quyết nó.
Trong thế giới đa dạng về giá trị và ngày càng phẳng, các cá nhân phải biết cách sống hòa hợp với nhau vì thế con người có tâm hồn phong phú là tiền đề quan trọng.
Nếu thừa nhận những mệnh đề trên thì sẽ thấy việc khen thưởng học sinh vì mục đích giáo dục không thể chỉ dựa đơn thuần vào điểm số.
Trong giáo dục, hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, cảm thấy bản thân tiến bộ quan trọng hơn niềm vui chiến thắng người khác.
Việc khen thưởng nên chú ý đến các năng lực, hành động toàn diện của học sinh và việc khen không nên hiểu đơn giản là tặng…giấy khen.
Ví dụ, giáo viên có thể tạo ra những cơ hội để học sinh có thể suy ngẫm, sáng tạo và thể hiện bản thân.Khi đó, việc khen học sinh sẽ thể hiện bằng sự trân trọng những thành quả mà học sinh đã tạo ra và tạo ra cơ hội để học sinh biểu đạt, thể hiện bản thân.
Ở Nhật Bản, ngay từ trường mầm non, giáo viên đã rất chú ý tới điều này.
Nhà trường thường tổ chức các buổi “Happyokai” (Phát biểu) hay “Hyogenkai) (Biểu đạt) để học sinh có dịp thể hiện suy nghĩ, ý tưởng thông qua các tác phẩm mĩ thuật, sân khấu, hoạt động thể thao…
Trong các hoạt động này sự thắng thua sẽ không quan trọng bằng sự hợp tác, chia sẻ giữa học sinh với học sinh, phụ huynh với học sinh, giáo viên với học sinh và giữa các phụ huynh với nhau. Những tác phẩm học sinh tạo ra có thể được trưng bày tại lớp, trường học, siêu thị, bảo tàng...hoặc tặng lại học sinh.
Ở Việt Nam, rất hiếm những giáo viên chú ý tới việc tạo ra cơ hội cho học sinh suy ngẫm, sáng tạo và thể hiện các suy ngẫm, sáng tạo đó bằng sản phẩm của mình. Đấy là một điều đáng tiếc.
Giáo dục xét cho tới cùng là hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy để học sinh khám phá và phát triển bản thân trong điều kiện lý tưởng nhất có thể.
Vì thế, thay vì lo lắng xem cuối năm lớp mình sẽ có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến, giáo viên nên cố gắng tạo ra những cơ hội để học sinh sáng tạo, thể hiện sự sáng tạo và trân trọng những thành quả sáng tạo đó của các em.
Những bài văn, bài luận trong môn văn, sử, địa, công dân, những bức vẽ trong giờ mĩ thuật, những mô hình học sinh tạo ra trong giờ sinh học, vật lý… khi được tập hợp lại và trưng bày rất có thể sẽ là phần thưởng làm cho phụ huynh và học sinh cảm động hơn là những tấm giấy khen “từng mặt” hay “toàn diện”.
Con người rồi ai cũng phải lớn. Đến một lúc nào đó khi chia tay thời học sinh để làm người trưởng thành, những giấy khen, điểm số, danh hiệu thời đi học sẽ trở thành vô nghĩa.
Nhưng rất có thể những kỉ niệm và cảm giác sung sướng vì được bạn bè, thầy cô công nhận khi bản thân thể hiện sự sáng tạo sẽ còn mãi. Đấy sẽ là “động cơ trong” thúc đẩy con người theo đuổi những điều tốt đẹp.
Những con người có mong muốn sáng tạo và khẳng định bản thân thông qua sáng tạo sẽ có khả năng làm điều thiện và tạo ra thế giới tốt đẹp hơn những con người có xu hướng hành động để nhận lấy sự vui lòng hay lời khen từ những người trên.
Nguyễn Quốc Vương(Nhật Bản)
" alt=""/>Thoát “giấy khen lạ”, giáo viên phải làm được điều này