Ngày 17/12/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho hay, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội có quy mô ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn; nhiều vấn đề mới phát sinh phải giải quyết. Dữ liệu của tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống đang phát triển nhanh, được tập hợp và trở thành một nguồn tài nguyên lớn, hàng ngày hàng giờ vận động trong thời gian thực, là tài sản của quốc gia, của nhà nước, của người dân và doanh nghiệp. Nguồn tài nguyên đặc biệt càng sử dụng nhiều thì càng mở rộng và có quy mô lớn hơn. Do đó, cần được tổ chức quản lý, khai thác, vận hành khoa học, hợp lý và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội.
"Hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân. Hệ thống IOC là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra sự thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có 5 trụ cột thực hiện triển khai đồng thời là chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số",ông Thiệu nói.
![]() |
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho biết, hệ thống IOC đi vào hoạt động truyền đi thông điệp mang ý nghĩa lớn lao thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân. |
![]() |
UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành (IOC) của UBND tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp. |
Trong bài phát biểu của mình, ông Hồ Tiến Thiệu còn nhấn mạnh, hệ thống IOC tỉnh Lạng Sơn là một giải pháp, một công cụ nhưng cũng là địa chỉ số quản lý tài nguyên vô cùng giá trị của tỉnh. Ngoài phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, hệ thống còn cung cấp rất nhiều thông tin phân tích, đánh giá, giám sát về các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, dịch vụ công;… Hệ thống giúp người dân và doanh nghiệp tương tác nhanh với lãnh đạo chính quyền, qua đó, phản ánh, kiến nghị trực tiếp với chính quyền, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống sẽ tiếp tục vận hành thí điểm trong 1 năm.
Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Lạng Sơn đã giao cho Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh mở rộng, tích hợp thêm các chức năng cho hệ thống IOC như an sinh xã hội, giám sát môi trường… nhằm xây dựng nên một chính quyền số toàn diện, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở TT&TT sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành hệ thống hiệu quả để phục vụ công tác điều hành của tỉnh.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn đặt ra mục tiêu là đưa Lạng Sơn nằm trong Top 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số. Tỉnh đang tập trung chiến lược xây dựng xã hội số, kinh tế số và cửa khẩu số. Vì vậy, việc triển khai hệ thống IOC cùng với đối tác VNPT sẽ góp phần thực hiện chiến lược này thành công.
"Hai điểm đặc biệt của hệ thống IOC Lạng Sơn là kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, thông thường hệ thống IOC triển khai tại phòng lớn có nhiều màn hình và lãnh đạo tỉnh phải đến đó mới xem được thông tin dữ liệu, như vậy không hiệu quả. Nhưng với IOC Lạng Sơn, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo các huyện, thành phố sử dụng được từ bất kỳ đầu, bất kỳ thời gian nào thông qua giao diện web hay mobile để chỉ đạo, điều hành kịp thời, tiện lợi và dễ dàng các công việc của tỉnh",ông Nguyễn Khắc Lịch nói.
![]() |
Hệ thống IOC Lạng Sơn kết nối trực tiếp và trực tuyến với các nền tảng số đang hoạt động theo thời gian thực đem lại giá trị, hiệu quả cho chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT cho biết, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đẩy nhanh phát triển Chính phủ điện tử. Trong đó, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh là một mục tiêu quan trọng phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các địa phương.
"VNPT đã đồng hành cùng Chính phủ và nhiều tỉnh, thành phố xây dựng thành công các trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh (VNPT IOC). Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành thông minh chính là “bộ não số” không thể thiếu trong Chính phủ số, chính quyền số ở nhiều địa phương, sẽ giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố giám sát, điều hành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giám sát dịch vụ hành chính công, văn bản điện tử; Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch; Giám sát camera an ninh thông minh, camera an toàn giao thông và thông tin trên mạng xã hội", ông Tô Dũng Thái nói.
Ông Tô Dũng Thái cho hay, việc tích hợp thông tin, số liệu của nhiều lĩnh vực hoạt động lại được thể hiện trực quan, sinh động, chạy trên tất cả các nền tảng, mọi lúc mọi nơi cùng với giải pháp lấy dữ liệu thời gian thực từ các nền tảng CNTT khác, VNPT IOC sẽ giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc. Hệ thống IOC cũng giúp tăng tính tương tác giữa người dân với chính quyền, góp phần tăng cường mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.
Thái Khang
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế, chính sách và công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chỉ tập trung vào công nghệ thì khó tránh khỏi thất bại.
" alt=""/>Chủ tịch Lạng Sơn: 'IOC là giải pháp xây dựng chính quyền số toàn diện'Về tiến độ thực hiện dự án, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ dự kiến sẽ từ tháng 10/2021 trở đi. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày phê duyệt chủ trương đầu tư.
Dự kiến nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đắk Glei sẽ sử dụng công nghệ turbine trục ngang 3 cánh, có hộp số và không hộp số đi kèm với hệ thống điều khiển Pitch, xuất xứ của hãng Siemens Gamesa (Tây Ban Nha); công suất danh định của turbine là 2,5MW.
Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan.
H.A.H
Ngày 20/9, Công ty cổ phần Điện gió B&T tổ chức lễ khởi công Cụm Trang trại Điện gió B&T với 2 dự án là BT1 và BT2, tổng công suất 210 MW tại Quảng Bình.
" alt=""/>KonTum sắp làm nhà máy điện gió 50MWĐại diện tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo về việc hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.
Việt Nam thuộc top các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với 64 triệu người, chiếm 66% dân số. Trong đó, 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 - 24; mỗi ngày có rất nhiều hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, hầu hết là các hình ảnh bạo lực, xâm hại tình dục. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, cứ 4 trẻ được hỏi thì có một trẻ chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội; 1/3 số trẻ cho biết từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng và số trẻ em gái bị bắt nạt thì cao gấp 3 lần số trẻ em nam. Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 3 năm qua, có hơn 150 vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng được phát hiện, xử lý.
Để đối phó với dịch bệnh việc dạy và học online được thực hiện tại nhiều địa phương, một số đối tượng lợi dụng tình hình này để thâm nhập, quấy phá các phòng học trực tuyến, ăn cắp địa chỉ, thông tin liên lạc của người sử dụng nhằm thực hiện các mục đích xấu như: gửi đường link có nội dung độc hại, dụ dỗ, mời gọi trẻ tham gia các trò chơi trực tuyến…
Internet chứa đựng kho thông tin khổng lồ với rất nhiều kiến thức và tiện ích song cũng là “cái bẫy” gây ra hậu quả khôn lường mà thiếu đi sự giám sát của người lớn. Điều đáng nói là không ít gia đình chưa biết kỹ năng hoặc xem nhẹ việc bảo vệ trẻ trên môi trường mạng.
Phụ huynh cần được trang bị kỹ năng số
![]() |
Cần trang bị kỹ năng số cho phụ huynh để hướng dẫn con sử dụng mạng an toàn. (Ảnh minh họa: Internet) |
Việc bảo vệ trẻ em chỉ thật sự phát huy hiệu quả nếu có sự hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh, nhà trường và xã hội.
Các em cần được trang bị kiến thức về sử dụng Internet an toàn giúp tự bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, điều quan trọng là trang bị kỹ năng số cho phụ huynh để hướng dẫn con sử dụng mạng an toàn; cần có biện pháp giám sát hiệu quả; thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm của con, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp. Chú ý kiểm tra việc sử dụng Internet của trẻ, các nội dung trẻ tìm kiếm, ứng dụng mà trẻ sử dụng, mối quan hệ của trẻ trên môi trường “ảo”, những thay đổi bất thường để đảm bảo trẻ luôn được bảo vệ trên không gian mạng. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại gia đình, nhà trường và xã hội.
Việc liên hệ giữa gia đình và nhà trường cần thường xuyên liên tục, giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, sử dụng Internet một cách thiết thực cho học tập và cuộc sống.
Cộng đồng xã hội cần phát huy trách nhiệm trong việc bảo vệ trẻ em trên mạng. Không chia sẻ thông tin thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như bạo lực, khiêu dâm, tệ nạn,... không bình luận, không cổ súy cho hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của các em. Cộng tác, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; kịp thời phản ánh thông tin tiêu cực, hành vi xâm hại đối với trẻ em cho cơ quan chức năng.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng cần xây dựng nội dung truyền thông phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và tiêu chuẩn cộng đồng; luôn ưu tiên đặt lợi ích của trẻ và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng phải kiểm soát độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ; thiết lập công cụ kỹ thuật để rà soát, chặn lọc và loại bỏ nội dung độc hại đối với trẻ em; cung cấp và liên tục cải tiến bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin phù hợp với từng độ tuổi...
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế kết nối Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo; nhận biết và ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn.
Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm; được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ hoặc từ người thân và cộng đồng.
Linh Đan (Tổng hợp)
" alt=""/>Đồng hành cùng con trong thời đại mới: Cha mẹ cần trang bị kỹ năng số