Cô này quả quyết rằng cơ thể mình "sạch sẽ", không hề có bất kỳ triệu chứng nào lạ, thậm chí còn chụp hình xét nghiệm tầm soát bệnh tình dục cho T. xem để tăng lòng tin. Sau khi đạt được thỏa thuận, hai người đã hẹn gặp nhau để quan hệ tình dục.
Do tin tưởng bạn tình, T. đã quan hệ cùng cô gái mà không sử dụng biện pháp bảo vệ nào. Sau vài ngày, nam sinh viên thấy đau rát khi đi tiểu và bắt đầu tiết dịch mủ, nên vội đến Bệnh viện Da Liễu TPHCM cầu cứu. Sau khi bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm, chàng trai bị phát hiện viêm niệu đạo do lậu.
Người dân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Một trường hợp khác tương tự, chàng trai tên N. (25 tuổi) được anh em rủ đi massage thư giãn sau buổi tiệc. Đến nơi, chàng trai được nhân viên massage quan hệ tình dục đường miệng.
Nghĩ rằng cách này không có khả năng lây bệnh, N. an tâm tận hưởng. Nhưng sau đó 2 ngày, bệnh nhân có cảm giác ngứa ở vùng đầu dương vật, đi tiểu rát buốt và bắt đầu tiết dịch mủ. Khi tình trạng càng lúc càng nặng hơn, N. đi khám và cũng được bác sĩ chẩn đoán đã mang bệnh lậu.
Khuyến cáo từ bác sĩ
Theo đại diện Bệnh viện Da Liễu TPHCM, sau các kỳ nghỉ lễ dài, đơn vị thường ghi nhận số lượng bệnh đến khám tăng hơn bình thường, đặc biệt là các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Gần nhất, sau đợt nghỉ Tết nguyên đán vừa qua, có 380-400 lượt người dân đến khám bệnh đường tình dục mỗi ngày tại khoa Lâm sàng 3, tăng khoảng 20% so với trước đó.
Đông đảo người dân đến Bệnh viện Da Liễu TPHCM khám bệnh ngay sau Tết (Ảnh: BV).
Kỳ nghỉ lễ thường là thời điểm người dân muốn giải trí, thư giãn sau những ngày làm việc. Trong đó, sự "cô đơn" và "căng thẳng" có thể khiến mọi người cảm thấy cần phải kết nối với người khác, đặc biệt khi Tết năm nay trùng với dịp Lễ tình nhân.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM phân tích: "Trong một số trường hợp, quan hệ tình dục có thể trở thành một cách phù hợp để giải tỏa sự áp lực. Việc quan hệ tình dục với người mới, gái mại dâm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như lây truyền cho người khác".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 30 loài vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra STDs. Một số bệnh thường gặp ở Việt Nam như giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, viêm niệu đạo/viêm cổ tử cung do Chlamydia…
Bất kể ai có quan hệ tình dục đều có khả năng mắc STDs. Tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ cao hơn khi mắc các bệnh lý này. Thông thường, bệnh nhân đến khám, tầm soát bệnh tình dục nằm trong độ tuổi 20-40, vì đây là nhóm nằm trong độ tuổi sinh sản và có nhu cầu quan hệ tình dục cao.
Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ trong thời đại hiện nay, nhóm tuổi này có ưu thế sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng hẹn hò, nên việc tìm kiếm bạn tình dễ dàng hơn.
Bác sĩ điều trị vấn đề da liễu cho một bệnh nhân (Ảnh: BV).
Để phòng ngừa bệnh STDs, bác sĩ Lợi khuyến cáo người dân cần chung thủy, một vợ một chồng; không quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là với gái mại dâm. Khi quan hệ tình dục, cần sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao (như dùng đồ chơi tình dục), gây tổn thương da và niêm mạc.
Ngoài ra, cần chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm các vaccine phòng ngừa STDs, như vaccine ngừa HPV và viêm gan B. Nếu bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV, hãy nghĩ đến việc dùng thuốc PREP hàng ngày để dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
" alt=""/>Lên mạng tìm "tình 1 đêm" để hết cô đơn, chàng trai 20 tuổi mắc bệnh lậuĐoàn kiểm tra làm việc tại cơ sở Phòng khám ĐHY TPHCM ở thành phố Pleiku (Ảnh: Chí Anh).
Sau nhiều giờ, người tự xưng là bác sĩ Võ Minh Thanh mới khai nhận tên thật là Võ Minh Chiến (SN 1996, cư trú tại thôn Chí Công, xã Cư An, huyện Đak Pơ, Gia Lai).
Ông Chiến cho biết mình tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa, không có bằng cấp hành nghề y nhưng tự nhận mình là bác sĩ và tư vấn, khám bệnh cho khách hàng theo hướng dẫn của quản lý cơ sở.
Trước sai phạm trên, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản và yêu cầu cơ sở chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng tất cả hoạt động liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh.
Cơ sở có bác sĩ tốt nghiệp ngành văn hóa khám bệnh cho bệnh nhân (Ảnh: Chí Anh).
Trước đó, bà N.T.T.T. (trú tại tỉnh Gia Lai) đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng về Phòng khám ĐHY TPHCM.
Theo bà T., bà đến phòng khám trên để được bác sĩ Võ Minh Thanh khám và điều trị. Sau khi nghe bác sĩ tư vấn và điều trị, gia đình đã đóng khoảng 18 triệu đồng. Qua nhiều tuần điều trị nhưng bệnh tình không bớt.
"Qua quan sát, phòng khám không có treo giấy phép hành nghề, có dấu hiệu hoạt động trái phép. Vì thế tôi đã gởi thư phản ánh đến các cơ quan để theo dõi, tìm hiểu, phản ánh và khuyến cáo cho người dân biết để tránh bị mất tiền và tốn thời gian và công sức", bà T. cho biết.
" alt=""/>Tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa, giả là bác sĩ khám cho người bệnhTS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, na rừng là một loại cây bụi leo thường xanh thuộc họ Ngũ vị tử (Schisandraceae). Nó được phân phối rộng rãi ở các tỉnh phía tây nam của Trung Quốc, cũng như ở Tây Bắc Việt Nam.
Quả na rừng có hình thù kỳ lạ, giống quả bóng đá, nổi tiếng là đệ nhất quả lạ trên thế giới (Ảnh minh họa: An Chi).
Quả na rừng có hình thù kỳ lạ, giống quả bóng đá, nổi tiếng là đệ nhất quả lạ trên thế giới. Đồng thời, các tác dụng dược lý của nó cũng rất mạnh mẽ.
Mùa quả na rừng thường từ tháng 7 đến tháng 11. Quả tập hợp gần như hình cầu, có màu đỏ hoặc tím sẫm.
Na rừng khi chín có vị ngọt và thơm, hương vị độc đáo, giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin C, E, axit amin và các nguyên tố vi lượng. Thịt quả na rừng nhiều cùi, màu trắng đục, vị thơm ngon tinh tế, là loại trái cây dân dã được nhiều người yêu thích.
Theo TS Giang, na rừng là một nguồn giàu lignans và triterpenoids. Cho đến nay, 202 hợp chất khác nhau đã được phân lập từ loại cây này.
Các thành phần hóa học của loại cây này đã được báo cáo với một số hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm chống oxy hóa, chống khối u, gây độc tế bào, chống viêm, chống viêm gan, ức chế oxit nitric, chống kết tập tiểu cầu và tác dụng bảo vệ thần kinh.
Trong y học cổ truyền, na rừng còn được gọi là "hắc lão hổ", dùng làm thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, hoạt lạc, điều khí, chỉ thống, thanh can minh mục, ích thận cố tinh, bổ huyết, dưỡng nhan.
Nó được sử dụng để chữa di tinh, tiểu đêm, mất ngủ, ho mãn tính, bệnh viêm dạ dày mãn tính, bệnh viêm loét dạ dày ruột, viêm khớp, vết bầm tím, sưng đau, đau bụng kinh và ứ huyết sau sinh.
"Ngoài sử dụng quả tươi, quả và rễ na rừng còn dùng để ngâm rượu. Theo y học bản địa dân tộc H'Mông nước ta, rượu na rừng hay gọi là rượu Tứn khửn, có tác dụng tốt cho đàn ông và được coi là "thần dược phòng the"", TS Giang cho biết.
Theo y học cổ truyền, chức năng sinh dục cũng như vấn đề về sinh dục gồm rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh đều liên quan đến tạng thận. Na rừng có tác dụng ích thận cố tinh, nên được dùng để tăng cường sinh lý nam giới. Những tác dụng khác của na rừng cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Dù vậy, chuyên gia cũng lưu ý việc sử dụng rượu ngâm để bổ dương, tăng cường sinh lý không đúng cách có thể gây nhiều nguy cơ. Bản thân rượu cũng là chất kích thích làm tăng nguy cơ dẫn đến rối loạn cương dương.
"Chưa kể loại rượu sử dụng có lẫn các thành phần nào khác nữa hay không? Nồng độ dược liệu trong rượu có quá đậm đặc không? Lượng rượu sử dụng có quá nhiều hay không?", TS Giang nói.
Vì thế, nếu có vấn đề về sinh lý nam giới, người bệnh cần được thăm khám cẩn thận và được thầy thuốc tư vấn về phương pháp điều trị, bổ sung đúng cách các loại dược liệu, thực phẩm cũng như những thứ cần phải kiêng kỵ.
" alt=""/>Loại quả được coi là "thần dược phòng the", 500.000 đồng/kg vẫn hút khách