Bốn ngày qua, người dân sống ở đây đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Đức Hùng (60 tuổi, quê xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) giúp đỡ mọi người dọn nhà, theo xe môi trường dọn dẹp rác thải sau trận lũ.
Ông Hùng kể, ông ra Đà Nẵng phụ thợ hồ. Ngày 14/10, Đà Nẵng mưa lớn ngập sâu, ông Hùng không về được nhà nên xin ở lại một nhà dân trên đường Mẹ Suốt. Trong đêm, ông cùng phụ chủ nhà chạy lũ.
“Sau khi lũ rút, khu vực này ngập trong bùn và rác thải. Thấy vậy tôi gọi điện về cho vợ, xin ở lại giúp mọi người dọn dẹp nhà cửa, dọn rác trên đường. Vợ tôi và các con vui vẻ ủng hộ”, ông Hùng kể.
Và thế là, 4 ngày qua ông Hùng tạm nghỉ việc, đi giúp mọi người dọn dẹp sau lũ. Chân mang ủng, hai tay lấm bùn ông Hùng cùng người dân dọn bùn non, dọn rác trên đường.
“Tôi luôn quan niệm mình làm cho những người xung quanh vui là mình hạnh phúc. Thời điểm khó khăn giúp được gì tốt việc đó, đi làm thêm vài ngày cũng không giàu hơn được. Tôi sẽ ở lại giúp mọi người khi nào xong thì đi phụ thợ lại…”, ông Hùng chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Như Vân (người dân sống trên đường Mẹ Suốt) chia sẻ: “Dù không thân quen gì nhưng chú Hùng sẵn sàng giúp mọi người hết mình giữa lúc khó khăn. Giữa thời điểm này việc làm của chú ấy thật ý nghĩa”.
Có mặt tại tuyến đường Mẹ Suốt dọn dẹp rác, ông Nguyễn Đắc Vinh – Đội trưởng Đội môi trường 1 chi nhánh Công ty MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, tại khu vực quận Liên Chiểu đơn vị thu gom gần 500 tấn rác sau lũ. Công nhân được huy động toàn bộ để nhanh chóng làm sạch, tránh phát sinh mùi, ô nhiễm môi trường sau lũ.
“Việc làm của ông Hùng tuy nhỏ nhưng tiếp sức rất lớn thời điểm này. Không phải ai cũng dám chấp nhận lấm bẩn để dọn dẹp bùn đất và rác thải”, ông Vinh chia sẻ.
" alt=""/>Người đàn ông nghỉ việc, giúp dân Đà Nẵng dọn bùn, rác sau trận lụt lịch sửTiếp đến là sự hiện diện của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Vẫn con người bình dân, giản dị ấy như cách ông xuất hiện tại Ngày khai mạc Hội Sách Kuala Lumpur lần thứ 40 diễn ra từ 26/5 đến 4/6. Tôi may mắn là 1 trong 6 Đại sứ ASEAN RIGHT FAIR 2023 được gặp gỡ ông nên cảm nhận rất rõ tâm huyết của vị lãnh đạo với ngành xuất bản Malaysia.
Lần đầu tiên tôi trực tiếp chứng kiến những bước chân của các vị lãnh đạo cao cấp hai nước Việt Nam và Malaysia tại con phố đặc biệt này.
Quang cảnh ấn tượng nhất là khi hai Thủ tướng ngồi tâm sự, chia sẻ bên ly cafe ngay giữa Phố Sách Hà Nội. Thật ấm cúng và gần gũi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chọn Phố Sách Hà Nội để tiếp khách là chuyện lớn. Tại sao ông không chọn một quán ăn, quán cafe, quán trà… mà lại là Phố Sách. Chắc chắn đây không phải là tình cờ. Ít nhất chúng tôi hiểu rằng ông rất quan tâm đến sách và văn hoá đọc.
Lãnh đạo ngành xuất bản Malaysia, ASEAN và nhiều quốc gia trên thế giới theo dõi sát sao sự kiện đặc biệt này. Bản thân tôi nhận được nhiều tin nhắn, email từ các đồng nghiệp quốc tế. Tất cả đều vui vẻ chúc mừng chúng tôi, chúc mừng ngành xuất bản Việt Nam.
Sáng thứ 2 đầu tuần vừa rồi, vào lúc 08h00 như thường lệ, Công ty sách Thái Hà có Morning Talkvới câu chuyện cảm hứng đầu ngày mới, đầu tuần mới. Nhưng điều khác biệt là các con của những nhân viên Thái Hà Books sẽ có mặt đầy đủ để thăm toà nhà công ty, thăm nơi làm việc của bố mẹ. Người kể chuyện và truyền cảm hứng cho các em, không phải là nhân sự của công ty mà là Minh Anh, con của bố Nguyễn Đức Hải và mẹ Nguyễn Thị Hương, cùng làm tại Thái Hà Books. Minh Anh nói về tâm tình của con cũng như các bạn “Thái Hà Books măng non” về công việc của cha mẹ. Một phần câu chuyện thú vị là Phố Sách và sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp khách tại đây vài ngày trước.
Tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, của Nhà nước, của Hà Nội, các doanh nghiệp, cơ quan sẽ chọn Phố Sách Hà Nội và Đường Sách TP.HCM làm nơi tiếp khách. Tôi chờ mong Đường Sách của TP Thủ Đức sớm hoàn thành để chúng ta có thêm một Phố Sách nữa tại Việt Nam.
TS Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch Công ty sách Thái Hà
Nói về việc lập nhóm đi xe máy về quê ăn Tết, độc giả Đoàn Tiếnthắc mắc: "Đi xe máy vài trăm km là không kinh tế. Chi phí 1,3 triệu đồng cho quãng đường 400 km vào dịp cuối năm bận rộn đông đúc thì đi xe khách sẽ là lựa chọn rẻ hơn rất nhiều, lại an toàn, đỡ hại sức khỏe hơn. Trong khi đó, đi xe máy vừa tốn thời gian, mất sức khỏe. Đi bằng phương tiện khác vừa có điều kiện gặp gia đình, có thời gian làm việc nhà nhiều hơn. Những cái hơn đó cộng lại khiến đi xe máy về quê không phải lựa chọn tốt".
Đồng quan điểm, bạn đọc GHcho rằng: "400 km mà đi xe máy cũng hết 10 lít xăng, tương đương 240.000 đồng, chưa kể phải thay dầu 100.000 đồng, phí hao mòn xe cộ, phí ăn nghỉ dọc đường nữa... nên tính ra cũng đâu có tiết kiệm bao nhiêu so với đi xe khách giá vé chỉ 500.000 đồng vừa an toàn và ít tốn thời gian hơn nhiều".
"Tết được về nhà nhưng cứ phải an toàn. Đi xe máy thành đoàn rất mất an toàn, chỉ cần ngã xe, dù không ảnh hưởng tính mạng nhưng không đi lại nổi thì coi như cái Tết mất vui. Mà tham gia giao thông bằng xe máy tập thể như vậy cũng dễ gây tắc đường, nếu không giữ khoảng cách an toàn thì xe trước ngã là xe sau dễ đổ theo hàng loạt. Tôi sẽ không bao giờ chọn giải pháp đi xe máy như vậy", độc giả Đức Dũngnói thêm.
>> 30 triệu đồng chua cay một lần về quê ăn Tết
Trả lời cho những thắc mắc trên, bạn đọc Nguyen Tuanchia sẻ: "Vé xe Tết về quê tôi đắt hơn ngày thường 3-4 lần, vé máy bay cũng vậy. Thế nên, tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc đi xe máy về quê. Thú thực, khoảng cách 700 km là một thử thách nếu muốn đi xe máy. Tôi từng nhiều lần đi xe máy với cự ly khoảng hơn 200 km mỗi chiều, dù vẫn lái tốt nhưng về đến nơi thì người mỏi rã rời. Giờ mà đi về quê bằng xe máy một mình thì mệt và buồn, còn theo đoàn thì phải tuân thủ lịch trình của tập thể. Có khi mới đi được nửa đường đã muốn bỏ cuộc vì mệt và nắng".
Cùng chung suy nghĩ khi lựa chọn đi xe máy về quê ăn Tết, độc giả Tuyetgiangdhlbình luận: "Tuổi trẻ của tôi cũng không dưới 20 lần chạy xe máy từ ĐắkLắk đến Sài Gòn và ngược lại. Lý do cũng vì quá vất vả trong việc mua vé để đi bằng xe khách, chi phí vé máy bay lại quá cao so với thu nhập. Nhưng từ khi 35 tuổi, lưng của tôi không còn chịu đựng nổi những chuyến hành trình dài như vậy. Thế nên, trước khi quyết định về bằng xe máy, tôi mong các bạn hãy chú ý sức khỏe của mình.
Cá nhân tôi vẫn thích về bằng xe máy vì vừa chủ động, vừa ngắm cảnh, mát mẻ, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu lỡ ngủ quên. Hiện nay, tôi thấy các bạn đi xe máy chạy ban đêm khá nhiều, việc này hoàn toàn không nên khuyến khích vì vừa lạnh, vừa tối, rất không an toàn".
Nhấn mạnh ưu tiên đảm bảo an toàn khi đi xe máy về quê, bạn đọc Út Đạtđưa ra lời khuyên: "Từng một mình đi xe máy về quê ăn Tết từ Sài Gòn đến Quảng Ngãi và ngược lại, tôi thấy nói chung cũng có mệt nhưng thoải mái, đi trên đường có nhiều đồng hương nên cảm nhận không khí khá vui. Trong khi đó, xe khách cuối năm đa số đều nhồi nhét rất ngột ngạt, kiếm vé giường nằm cũng rất khó vì cung không đủ cầu và giá vé cao.
Thế nên, cực chẳng đã người ta mới chọn đi xe máy thôi. Mà giờ đường sá rộng rãi, xe khách có cao tốc riêng, nên cũng đỡ xung đột. Đi xe máy quan trọng là bạn phải tỉnh táo, nên gắn đủ hai gương chiếu hậu để chủ động quan sát phía sau, khoảng 2-3 tiếng thì dừng nghỉ mệt một chút, nếu đi người thì nên đổi tay lái thay phiên nhau để đảm bảo sức khỏe".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Cắn răng' đi xe máy 700 km để về quê ăn Tết