Giá bán tại từng khu vực khác biệt bởi nhiều lý do, chủ yếu do thuế địa phương, thuế nhập khẩu và phần nào đó là cách đánh giá của nhà sản xuất về thị trường đó.
Để tìm ra nơi nào bán smartphone với giá rẻ nhất hoặc đắt nhất, Android Authority kết hợp dữ liệu về màn ra mắt của nhiều smartphone khác nhau trên toàn thế giới, quy đổi giá trị sang USD.
Tuy nhiên, dữ liệu này không đầy đủ và cũng không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, LG V20 hay HTC 10 năm ngoái không lên kệ tại tất cả các thị trường. Những smartphone thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi cũng chỉ bán hạn chế tại một số thị trường.
Smartphone cao cấp
Do đó, trang này quyết định chọn 2 model phổ biến nhất là iPhone 7 Plus và Galaxy S7 edge để làm thước đo giá tại các thị trường. Đây là những smartphone có độ phủ rộng nhất.
Theo đó, Mỹ và Canada những thị trường có giá bán smartphone rẻ nhất, xếp sau không quá xa là Nhật Bản và Trung Đông.
Tại các khu vực như châu Âu, Trung Quốc và châu Á, người dùng bắt đầu thấy sự đắt đỏ của những model này do thuế cao. Thuế nhập khẩu thậm chí còn cao hơn nữa tại Ấn Độ, Mexico, Nga hoặc các nước Scandinavi.
Tuy nhiên, người dùng tại Mỹ Latin, Nam Phi và New Zealand mới là những người phải trả giá cao nhất cho smartphone cao cấp. Tại Mỹ, đa phần smartphone đầu bảng có giá dưới 800 USD nhưng có thể lên đến trên 1.000 USD tại các nước này, cao hơn đến 25%.
Tính trung bình toàn cầu, Galaxy S7 edge có giá 870 USD trong khi iPhone 7 Plus có giá lên đến 973 USD cho bản 32 GB.
Smartphone giá rẻ
Với smartphone giá rẻ, cán cân thay đổi rất nhiều. Trong khi người dùng Mỹ hay châu Âu có cơ hội mua những sản phẩm như Google Pixel hay Pixel XL giá gốc, người dùng Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước châu Á lại dễ dàng hơn để sở hữu các sản phẩm giá rẻ từ Xiaomi, Oppo hay LeEco.
Android Authority tiến hành theo dõi những smartphone có giá rẻ hơn 250 USD tại Mỹ để kiểm tra xem chúng được bán với giá bao nhiêu tại các thị trường khác. Những model được chọn ở đây là Moto G4 Plus, LG X Power và Honor 6X.
Theo đó, những model này được bán với giá 250-300 USD tại Bắc Mỹ, châu Âu, Nga, Trung Đông và Nam Á. Giá bán tại Nhật Bản và New Zealand thường cao hơn khoảng 100 USD so với Mỹ.
Một lần nữa, Nam Phi vẫn là nơi có giá cao bậc nhất thế giới cho smartphone giá rẻ, thường cao hơn 120 USD so với giá tại Mỹ.
Tại Brazil hay Argentina, giá bán của chúng thường ở mức gấp đôi. Tình trạng này không chỉ xảy ra với smartphone. Hầu hết thiết bị điện tử bán ra ở các thị trường này đều chịu thuế rất cao, khó khăn trong việc phân phối.
Nhữn thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ và một phần Nam Á, những smartphone này được bán với giá rẻ nhất. Chẳng hạn, một chiếc Honor 6X có giá 250 USD nhưng được bán với giá 190 USD tại Trung Quốc và Ấn Độ. Xiaomi Redmi Note 4 thậm chí còn rẻ hơn, ở mức 145 USD. Việc sản xuất và phân phối sản phẩm này trong nước góp phần tạo ra giá bán cực rẻ cho các model này tại Trung Quốc.
Theo Zing
" alt=""/>Smartphone ở đâu rẻ nhất thế giới?Theo Katherine Houpt, chuyên gia phân tích môi trường tại Đại học Cornell, thú cưng có khả năng nghe được các âm thanh có tần số cao hơn mức con người có thể nghe được, còn gọi là sóng siêu âm. Chuyên gia này cho biết: “Nhiều chú chó sợ chuông báo khói. Nên chúng trở nên cuồng loạn và chủ nhân không hề nhận ra lý do”.
Con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 20 Hz đến 20.000 Hz. Thực tế thì người trưởng thành có thể nghe được một nửa khoảng tần số đó, do tuổi tác làm giảm độ nhạy cảm với những âm cao. Trong khi đó, chó có thể nghe được âm thanh ở tần số lên đến 45.000Hz, còn mèo là 64.000Hz. Đối với chúng, sóng siêu âm với con người chỉ đơn giản là âm thanh, nhưng các đồ vật thiết kế gia dụng lại không chú ý tới khía cạnh này. Nhằm thu hút người tiêu dùng, các thiết bị điện tử chỉ bị loại bỏ những tiếng động có âm vực cao mà chúng ta nghe được. Đương nhiên những chú cún hay mèo không hề được xem xét trong việc thiết kế gia dụng của nhiều hãng công nghệ.
![]() |
Mặc dù chúng ta biết được sự thực động vật bị ảnh hưởng bởi âm thanh con người không nghe thấy, phương thức tác động như thế nào vẫn chưa được làm rõ. Trong một nghiên cứu từ 2005 về tác động của âm thanh lên động vật trong phòng thí nghiệm, Giáo sư Jeremy G. Turner của Trường Đai học Southern Illinois tìm ra rằng tiếng động có thể làm thay đổi vòng tuần hoàn tim mạch, giấc ngủ và nội tiết ở động vật, khiến chúng trở nên mẫn cảm với các cơn co giật.
" alt=""/>Công nghệ có đang làm thú cưng của bạn phát điên hay không?![]() |