
Phiên chợ hướng sự tập trung đến các cá nhân trẻ tuổi nhằm truyền tải thông điệp: "Khuyến đọc là nhiệm vụ chung mà bất cứ ai cũng có thể đóng góp sức mình". Hiện tại Phiên chợ đã có sự tham gia của gần 30 gian hàng được chia thành 3 khu vực: Trạm tri thức - là khu vực sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu và trao đổi sách; Trạm thiên nhiên - là khu vực sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu và trao đổi các sản phẩm thủ công; Trạm nghỉ chân - là khu vực nghỉ ngơi và diễn ra các hoạt động như tarot, chiêm tinh học, thần số học…
Tham gia vàoPhiên chợ khuyến đọc, các gian hàng cùng nhau cam kết đóng góp 20% doanh thu cho quỹ Khuyến đọc – Quỹ được vận hành bởi CLB yêu sách và dự án ATM Tủ sáchđể tiếp tục triển khai việc tặng và xây dựng tủ sách trên khắp mọi miền đất nước.
Khi đến với Phiên chợ khuyến đọc,độc giả còn được tham gia nhiều chương trình hấp dẫn như: Gieo duyên ghép đôi, các workshop tái chế vải, đọc sách, làm bookmark và cùng nhau hoàn thiện bức tranh sao với chủ đề Khuyến đọc Việt Nam.
" alt=""/>Lan toả văn hoá đọc tại 'Phiên chợ khuyến đọc'Đó là tinh thần chính của bài giảng đặc biệt mà vị giám đốc kiêm cố vấn tập đoàn Tokyu Nhật Bản mang đến cho sinh viên Trường ĐH Việt Nhật chiều ngày 16/6.
Theo ông Koshimura, doanh nghiệp hiện nay không đòi hỏi những nhân tài mạnh mẽ hay thông minh mà họ cần những nhân tài có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi, tính chủ động và khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt.
Để đáp ứng được điều này, ông Koshimura cho rằng, sinh viên cần học tốt kiến thức chuyên môn kiến thức về luật pháp, đặc biệt là luật quản lý lao động, luật kế toán tài chính… để vận dụng trong công việc.
Vị giám đốc tập đoàn Nhật Bản dẫn ví dụ từ chính người đang phiên dịch cho bài giảng của mình và cho biết, trong 4 năm làm việc tại tập đoàn, cô đã vận dụng rất tốt kiến thức chuyên môn để trở thành một phiên dịch viên giỏi.
![]() |
Ông Toshiaki Koshimura trao đổi với sinh viên ĐH Việt Nhật về hình mẫu sinh viên tốt nghiệp mà các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi. Ảnh: VJU. |
Sau những kiến thức chuyên môn về luật pháp, ông Koshimura cho rằng, việc sinh viên trang bị kiến thức nền tảng sâu rộng sẽ giúp ích rất nhiều khi các bạn thăng tiến lên những vị trí quản lý.
"Khi thăng tiến ở cấp quản lý cao hay ở vị trí điều hành công ty, phải quản lý nhiều nhân viên hoặc phòng ban bên dưới, bạn càng phải là một người phong phú về kiến thức xã hội và có khả năng đối nhân xử thế tốt. Chỉ như vậy mới có nhiều người muốn hợp tác với bạn".
Theo vị giám đốc người Nhật, kiến thức nền tảng sâu rộng sẽ nâng cao năng lực giao tiếp, tính chủ động và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
"Những kiến thức học được ở nhà trường và những năng lực ứng dụng ngoài xã hội không nhất thiết phải trùng khớp với nhau. Có phát huy năng lực lãnh dạo trong tổ chức, thành công như một nhà lãnh đạo hay không còn tùy thuộc vào năng lực ứng biến vào môi trường toàn cầu, môi trường trong nước, môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày".
Tuy nhiên, ông Koshimura khẳng định, năng lực này hình thành không phải bởi kiến thức chuyên môn mà từ kiến thức giáo dục khai phóng như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, lịch sử cận đại, nghệ thuật, âm nhạc…
Ông Koshimura cũng chia sẻ một kinh nghiệm thực tế từ chính bản thân ông trong việc đưa ra quyết định kinh doanh bền vững dựa trên kiến thức về lịch sử cận đại.
Ông cho biết, khi đó, ông nhận được một đề xuất về kế hoạch đầu tư đường sắt đô thị tại Trung Cận Đông. Khu vực này là khu vực bất ổn do những bất đồng về tôn giáo và dân tộc. Hơn 20 triệu người Kurdistan không có lãnh thổ quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ 2 và các nước Anh, Pháp đã quyết định đường biên giới của các quốc gia này trên một đường thẳng. Do đó, ông đã không lựa chọn đầu tư vào khu vực này khi nghĩ đến các rủi ro quản lý.
"Tôi chia sẻ kinh nghiệm này để muốn nói rằng, kiến thức lịch sử cận đại có thể không được đưa ra nhiều trong sách giáo khoa lịch sử nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thêm nó có thể giúp ích cho các bạn khi các bạn đưa ra những quyết định kinh doanh bền vững trong tương lai" - ông Koshimura nói.
Vị giám đốc người Nhật Bản cũng tiết lộ rằng, 3 "người bạn" giúp ông trau dồi khả năng giải quyết vấn đề của ông là sách, những người bạn và những chuyến đi.
"Khi bạn quan tâm đến tất cả các hiện tượng trong đời sống, tự đào sâu kinh nghiệm kiến thức để thích ứng với môi trường xã hội thay đổi từng ngày, bạn sẽ trở thành những nhân vật chủ chốt trong nền kinh tế chính trị và có những cống hiến tuyệt vời cho cộng đồng xã hội".
Lê Văn
" alt=""/>Giám đốc tập đoàn Nhật khuyên sinh viên Việt học kiến thức ngoài sách giáo khoa