Cơ quan quản lý Internet Trung Quốc đã yêu cầu các kho ứng dụng nội địa xóa bỏ dịch vụ du lịch trực tuyến TripAdvisor và 104 ứng dụng khác. Đây là một phần trong nỗ lực dọn dẹp không gian mạng của nước này. Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) thông báo trên website lý do các ứng dụng bị gỡ là do hàng loạt khiếu nại của người dùng về nội dung “khiêu dâm, bạo lực và bất hợp pháp khác”.
Theo CAC, các ứng dụng bị gỡ đều vi phạm một số luật và quy định. Tuy nhiên, Cục không công bố chi tiết vi phạm của mỗi cái tên. Ngoài TripAdvisor, còn có nền tảng mạng xã hội cho giới trẻ Sugar và ứng dụng hoạt hình 51 Manhua.
Hơn một tháng trước, CAC cũng “xuống tay” với một số trình duyệt di động phổ biến của Trung Quốc nhằm kiểm soát tốt hơn cái mà Cục gọi là “nhiễu loạn” trong không gian mạng. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc siết chặt quản lý Internet và kiểm duyệt nội dung không phù hợp, bao gồm khiêu dâm, bài bạc, tin giả.
TripAdvisor xếp hạng 150 trong số các ứng dụng du lịch trên App Store Trung Quốc tính đến ngày 5/12, theo dữ liệu mới nhất của hãng phân tích App Annie.
Trung Quốc nổi tiếng vì lập trường cứng rắn với nội dung trực tuyến, bất kể hàng “nội” hay “ngoại”. Chẳng hạn, năm 2018, nhà chức trách gỡ ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao khỏi chợ ứng dụng iOS và Android do chứa nội dung khiêu dâm và thô tục. Sau đó, Bắc Kinh yêu cầu ByteDance – công ty mẹ TikTok – đóng cửa vĩnh viễn nền tảng mạng xã hội Neihan Duanzi vì đây là nơi người dùng chia sẻ nội dung thô thiển. Cục quản lý Phát thanh Truyền hình Trung Quốc thúc giục ByteDance “học được bài học từ việc này và nhổ bỏ nội dung video tương tự”.
Du Lam (Theo SCMP, CNN)
Apple vừa công bố danh sách người chiến thắng App Store Best of 2020, những ứng dụng và game hàng đầu do biên tập viên lựa chọn.
" alt=""/>Trung Quốc cấm cửa TripAdvisor và 104 ứng dụng khácPháp hoãn thu thuế kỹ thuật số đối với các công ty như Facebook và Amazon vào đầu năm nay, trong bối cảnh đàm phán về cải tổ quy định thuế quốc tế đang diễn ra tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Từ lâu, Bộ Tài chính nước này cho biết, sẽ tiến hành thu thuế vào tháng 12 như kế hoạch, nếu các cuộc thảo luận không có kết quả. Tháng trước, gần 140 quốc gia liên quan đồng ý tiếp tục đàm phán đến giữa năm 2021.
Một quan chức của Bộ xác nhận các công ty là đối tượng chịu thuế điện tử đã nhận được thông báo đóng thuế năm 2020. Năm 2019, Pháp đánh thuế 3% đối với doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số kiếm được tại Pháp của các công ty đạt doanh thu hơn 25 triệu EUR tại thị trường này và 750 triệu EUR toàn cầu.
Lập trường của Facebook là “bảo đảm tuân thủ tất cả quy định thuế tại các khu vực pháp lý mà công ty đang hoạt động”. Amazon và Facebook đều đã nhận được thông báo.
Pháp sẽ rút quy định ngay khi OECD đạt được thỏa thuận về đánh thuế xuyên biên giới trong kỷ nguyên thương mại điện tử, nơi các công ty Internet lớn có thể gặt hái lợi nhuận tại các nước đánh thuế thấp bất kể khách hàng của họ nằm ở đâu.
Các cuộc đàm phán đã chững lại do chính quyền Tổng thống Trump không muốn ký thỏa thuận đa phương. Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire khẳng định vẫn sẽ đánh thuế kỹ thuật số như đã giải thích với chính phủ Mỹ. Pháp hi vọng thỏa thuận OECD có thể đạt được vào những tháng đầu năm 2021.
Dan Neidle, đối tác của hãng luật Clifford Chance, nghi ngờ Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ không đồng ý với thỏa thuận như vậy, vì nó khiến các doanh nghiệp Mỹ phải nộp nhiều thuế hơn và không có nhiều lợi ích cho Mỹ.
Du Lam (Theo Reuters)
Campuchia cân nhắc đánh thuế dịch vụ số như Netflix, Amazon, Alibaba, Facebook và Google vì những doanh nghiệp này cung cấp và tạo ra thu nhập tại Campuchia, nhưng lại không đăng ký tại nước này.
" alt=""/>Pháp yêu cầu các hãng công nghệ đóng thuế kỹ thuật số