Trang công nghệ TechnoBuffalo đã cho đăng tải những bức ảnh dường như chụp Galaxy Note 7R, trong đó "R" là ký hiệu viết tắt cho máy tân trang. Trong các bức ảnh hơi mờ do độ phân giải kém, chúng ta có thể nhìn thấy máy chạy hệ điều hành Android 7.0 và được trang bị viên pin 3.200mAh.
Như vậy, Galaxy Note 7 tân trang sẽ sở hữu viên pin có dung lượng thấp hơn phiên bản gốc phát hành hồi năm ngoái (pin 3.500mAh). Điều này đặc biệt quan trọng vì theo kết quả các phân tích, một trong những lí do đầu tiên khiến mẫu phablet này phát nổ là viên pin quá lớn so với lớp vỏ máy. Trong khi cố nén viên pin lớn hơn vào bên trong thiết bị mỏng, gọn, Samsung đã tạo áp lực quá mức đến khả năng chống chịu và giới hạn an toàn của máy, dẫn đến tình trạng hỏng pin và "thoát nhiệt". Điều này cũng có thể khiến Galaxy Note 7 dễ bị tổn hại thân máy hơn.
Với Galaxy Note 7 tân trang, Samsung có vẻ đã áp dụng một giải pháp khá đơn giản và khả thi: dùng viên pin kích cỡ nhỏ hơn cho máy, tạo thêm không gian cũng như khoảng cách an toàn giữa pin với các bộ phận khác bên trong smartphone.
Mặc dù theo một số nguồn tin rò rỉ trước đây Galaxy Note 7 tân trang đã được Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) phê chuẩn, nhưng khó có khả năng thiết bị này sẽ được tái bán tại thị trường Mỹ. Thay vào đó, Samsung được đồn sẽ chủ yếu phát hành mẫu máy này tại quê nhà Hàn Quốc, nơi nhu cầu mua các sản phẩm mang thương hiệu của hãng cao hơn và các mẫu phablet màn hình lớn hơn cũng rất được khách hàng ưa chuộng.
Đối với Hàn Quốc, Galaxy Note 7 tân trang được coi là thiết bị lấp chỗ trống cho tới khi mẫu máy kế nhiệm - Galaxy Note 8 - dự kiến chính thức trình làng vào mùa thu năm nay.
Tuấn Anh(Theo BGR)
" alt=""/>Samsung Galaxy Note 7 tân trang phòng nguy cơ phát nổ cách nào?Theo nhà phân tích của RBC Capital Markets, Mout Steves cho hay, sự sai lầm của Facebook có thể là một tin tốt cho công nghệ blockchain.
"Trong tương lai, một ai đó giống như bạn không còn phải gửi ảnh của mình lên Facebook," Steves cho biết hôm thứ tư trên "Fast Money" của CNBC về cách blockchain hoạt động với các phương tiện truyền thông xã hội. ”Thay vào đó, bạn chỉ có thể chia sẻ ảnh đó với người khác và sau đó bạn có thể theo dõi nó và đảm bảo rằng ảnh đó không bị chia sẻ lại với người khác truy cập thông tin ảnh của bạn. "
"Bạn có thể theo dõi được 100% tất cả các thứ này," ông nói. "Tôi nghĩ đó là nơi chúng ta sẽ đến về lâu dài."
Tuy nhiên, ông nói, trong khi công nghệ này cho phép người dùng giữ các nhãn thẻ trên dữ liệu của họ và chia sẻ nó như thế nào, nó sẽ không cho phép người sử dụng ngăn ngừa việc lạm dụng ở nơi đầu tiên.
"Blockchain sẽ giải quyết vấn đề minh bạch, nhưng nó sẽ không giải quyết được vấn đề kiểm soát mà bạn có", ông nói.
" alt=""/>Sai lầm của Facebook có thể là một lợi thế cho blockchain.Ông Jim Cathey, Phó Chủ tịch cấp cao và Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ của Qualcomm cho hay, chúng ta đang sống trong thời đại 4G LTE và sắp tới sẽ còn nhiều công nghệ tiên tiến hơn. Việt Nam đã phủ sóng LTE trên phạm vi toàn quốc, điều đó góp phần tăng cường nhu cầu cũng như mức độ sử dụng dữ liệu. Khi nhu cầu và mức độ sử dụng dữ liệu tăng trưởng đến một mức độ nhất định, sẽ xuất hiện nhu cầu mới về băng thông, đó là lý do chúng ta sẽ có 5G.
Ông Sudeepto Roy, Phó Chủ tịch Kỹ thuật của Qualcomm cho rằng, công nghệ không dây đã phổ biến ở tất cả mọi nơi, do đó công nghệ điện toán không dây cũng trở nên phổ biến. Việt Nam có dân số xấp xỉ 100 triệu người, mỗi người hiện có thể sở hữu 2 thiết bị không dây. Trong vòng 5 năm tới, mỗi người có thể không chỉ sở hữu 2 thiết bị mà có thể lên đến 10 thiết bị được kết nối. Theo dự báo, sẽ có hàng tỷ thiết bị được kết nối trong tương lai. Với dân số Việt Nam, số lượng thiết bị được kết nối cũng sẽ rất lớn. Cuộc sống con người trong tương lai sẽ phụ thuộc vào thiết bị cũng như kết nối. Tất cả các thiết bị theo dõi sức khỏe, đo nhịp tim hay xe hơi, các thiết bị truyền thông trọng yếu đều phải có kết nối đáng tin cậy để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật của thông tin. Do đó, các thiết bị sản xuất tại Việt Nam có vai trò rất quan trọng, vì chúng ta có thể làm chủ hoàn toàn về các yếu tố riêng tư, bảo mật, độ tin cậy cũng như chất lượng của kết nối.
"Khi Qualcomm cấp phép sử dụng một công nghệ nào đó, Qualcomm cũng có trách nhiệm chuyển giao công nghệ và đào tạo để đối tác có thể làm chủ công nghệ. Qua đó, sản xuất được những thiết bị có liên quan đến sinh mạng của con người. Qualcomm đang hợp tác với nhiều đối tác và nhà sản xuất trong nước như VNPT, Viettel, BKAV. Qualcomm rất vui mừng được thấy sản phẩm của BKAV được đưa ra thị trường. Qualcomm giúp họ làm chủ công nghệ cũng như đưa ra sản phẩm cho thị trường trong nước, dựa trên công nghệ của Qualcomm", ông Sudeepto Roy nói.
Bình luận về thông tin của Cục Tần số rằng đến năm 2019 Việt Nam sẽ bắt đầu quy hoạch băng tần cho 5G, ông Jim Cathey nhận định rằng, không bao giờ là quá sớm để hoạch định tương lai và thực hiện quy hoạch. Việc lập kế hoạch sớm giúp thiết lập những nền tảng cần thiết cho các công nghệ tương lai. Triển khai 5G càng được chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc thực thi trong thực tế càng mạnh mẽ và hiệu quả hơn, không chỉ cho thị trường trong nước, mà có thể tạo ra những mô hình có khả năng nhân rộng ra nước ngoài.
" alt=""/>'Việt Nam không nên quy hoạch băng tần cho 5G muộn hơn năm 2019'