27 năm nuôi ý tưởng chữ tiếng Việt không dấu
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã bộc lộ sự hứng thú với những con chữ. Khi ấy, cậu bé lớp 1 từng khát khao có thể sáng tạo ra một bộ chữ không dấu giống như tiếng Anh, nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy.
Đến lớp 2, Lâm bắt đầu mày mò tìm ra những con chữ với âm điệu có thể thay hoàn toàn các dấu thanh. Quá trình tìm kiếm này kéo dài đến năm lớp 10, cậu đã thành công với đề tài “Ký hiệu dấu” dành cho chữ Quốc ngữ.
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội
Với đam mê nghiên cứu ngôn ngữ, đến khi đang theo học tại một trường Kinh tế, Lâm quyết tâm thi lại và đỗ vào ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội
“Rất tiếc vì một số lý do nên mình không thể theo học ngành này. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó mình vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu”.
Năm 2012, Lâm tình cờ phát hiện ra đề tài “Chữ Việt nhanh” của thầy Trần Tư Bình - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Anh nhận ra rằng, khi kết hợp “Chữ Việt nhanh” và “Ký hiệu dấu” sẽ cho ra “một chữ viết không dấu lưu loát lại đẹp vô cùng”. Vì thế, anh Kiều Trường Lâm đã phối hợp với tác giả Trần Tư Bình và cho ra đời chữ viết mới với tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
“Chữ Việt Nam song song 4.0” vốn chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Sự biến đổi linh hoạt giữa các vần và sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu đã tạo ra chữ viết có độ chính xác cao, không có trường hợp ngoại lệ, giúp người dùng đọc và viết một cách dễ dàng.
Cụ thể, một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như phụ âm đầu: “f thay cho ph”, “w thay ng-ngh”, ...; một số phụ âm cuối: “g thay ng”, “h thay nh”, “k thay ch”..., hay “uyêt thay bằng ydb”, “uyên thay bằng yly”, "ương thay bằng uzo", "ướng thay bằng uzx", "ường thay bằng uzk", "ưởng thay bằng uzv", "ượng thay bằng uzh"…
Một ví dụ của “Chữ Việt Nam song song 4.0”
Về ký hiệu dấu, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ; trong đó “j thay dấu sắc”, “l thay dấu huyền”, “z thay dấu hỏi”, “s thay dấu ngã”, “r thay dấu nặng”.
Tham khảo quy tắc viết Chữ Việt Nam song song 4.0 TẠI ĐÂY.
Anh Lâm cho rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra loại chữ viết mang tính thẩm mĩ, viết nhanh hơn vì hầu hết các chữ đều ở dạng 3-4 chữ cái, rất đều nhau và bắt mắt.
Sau những nỗ lực nghiên cứu trong suốt 27 năm, đến ngày 25/3, “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền.
“Chúng tôi không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ”
Ngay khi công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” được công bố rộng rãi, nhóm tác giả đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ đã gắn liền với văn hoá Việt từ lâu, không cần phải cải tiến vì vẫn dùng rất ổn; thậm chí họ tức giận "vì tiếng Việt đang bị làm phá hỏng". Nhưng anh Lâm cho biết, thực tế nhóm không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ.
“Ngay từ tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”, chúng tôi mong muốn đây sẽ là thứ ngôn ngữ độc lập, có thể dùng song song với chữ Quốc ngữ và ứng dụng để gõ trên Internet”.
Nhóm tác giả lý giải, hiện nay giới trẻ thường nhắn tin không dấu, đôi khi gây ra những hiểu lầm tệ hại. “Chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ khắc phục những nhược điểm gây hiểu lầm này và tạo ra sự thống nhất cho chữ không dấu.
Ngoài ra khi áp dụng, đây sẽ là công cụ gõ nhanh, giúp tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác.
“Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học, cho phép não của chúng ta chuyển đổi một lần duy nhất, giúp nhận biết được mặt chữ một cách trọn vẹn.
Tôi cho rằng việc thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học. Nếu “Chữ Việt Nam song song 4.0”được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới. Nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì giờ đây, chữ viết không còn dấu giống như tiếng Anh”, anh Lâm lý giải.
Tác giả của “Chữ Việt Nam song song 4.0” cho biết, trước đó nhiều độc giả cũng từng chỉ trích nghiên cứu của anh. Tuy nhiên, sau khi học thử chữ mới, nhiều người cảm thấy thích thú và cảm nhận được tính ưu việt mà “Chữ Việt Nam song song 4.0” đem lại.
“Đối tượng dùng thử chữ viết này bao gồm cả người lớn tuổi và thế hệ trẻ. Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng rất thành thạo chỉ sau vài giờ”.
“Một cái mới ra đời bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tôi trân trọng tất cả những điều đó và kỳ vọng, thời gian sẽ chứng minh sản phẩm của tôi là hấp dẫn nếu độc giả sẵn sàng học thử và áp dụng”, anh Lâm nói.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả để hoàn thiện “Chữ Việt Nam song song 4.0”. Nhóm kỳ vọng chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới.
Thúy Nga
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
" alt=""/>Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyềnLễ tôn vinh 65 năm ngành hoạt hình Việt Nam diễn ra ngày 22/11 sẽ trưng bày các tác phẩm đậm nét họa Việt từ một số nghệ sĩ tiêu biểu; giới thiệu những tác phẩm mới được sản xuất bằng kỹ thuật đa dạng (2D, 3D, Frame by Frame, Stop-motion…).
Trong ngày 23/11 sẽ diễn ra 2 tọa đàm với chủ đề Khai thác tiềm năng thị trường ngành hoạt hình Việt Nam từ nội địa đến toàn cầuvà Nghệ thuật hoạt hình trong thời đại công nghệ số.
Chợ dự án và Tour tham quan tìm hiểu dòng chảy hoạt hình Việt Nam là nơi các đơn vị sản xuất, nhà làm phim độc lập trao đổi ý tưởng và những doanh nghiệp ngoài ngành có thể kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ hoạt hình bằng nhiều công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, các em học sinh, sinh viên sẽ được tìm hiểu về lịch sử phát triển và thành tựu của hoạt hình Việt Nam, từ đó có cái nhìn cởi mở về tương lai phát triển của ngành.
Chương trình chiếu phim miễn phí chào mừng 65 năm ngành hoạt hình Việt Nam diễn ra từ 15/11-30/11/2024 tại các hệ thống rạp chủ yếu ở Hà Nội. Khán giả sẽ được thưởng thức những tác phẩm xuất sắc gặt hái được nhiều giải thưởng và phim của các nhà sản xuất trẻ từ: Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Sconnect Việt Nam, Alpha Studio và các phim hoạt hình tiêu biểu của Pháp.
Trong khuôn khổ sự kiện có lễ ra mắt 2 đơn vị Sconnect Music và Sconnect Studio, công bố 3 dự án sản xuất phim hoạt hình chiếu rạp “Make in Việt Nam” có tựa đề: Truyền thuyết Kim Ngưu, Wolfoo và cuộc đua tam giớivà Chiến binh gốm Blank Blank.
BTC sẽ sản xuất ấn phẩm Tập san Kỷ yếu 65 năm hoạt hình Việt Nam, giới thiệu về dòng chảy lịch sử hoạt hình Việt Nam.
Một hoạt động đáng chú ý trong khuôn khổ LHP là Giải thưởng Khát vọng hoạt hình (Timeless Animation Award)nhằm tôn vinh những tài năng xuất sắc và khai phá tiềm năng mới. Giải thưởng bao gồm 3 hạng mục: Kịch bản, nhân vật hoạt hình, phim hoạt hình, mỗi hạng mục sẽ trao 2 giải thưởng tại vòng chung kết diễn ra ngày 24/11.
Ngoài ra, một loạt sự kiện bên lề được tổ chức như: Trải nghiệm thực tập Đoàn sản xuất phim hoạt hình; Lễ ký kết hợp tác giữa Gobelins và SAMA; Lễ khai giảng năm học chào đón thế hệ tinh hoa và ra mắt sách về kịch bản hoạt hình.
Thiên Di
![]() |
Trong bài viết, nhà báo Andreas Illmer mô tả Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của châu Á và đóng vai trò nòng cốt trong đảm bảo sự ổn định của khu vực.
Có nhiều tập đoàn quốc tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó có những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Samsung.
"Đây cũng là nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, thậm chí vẫn đạt được tăng trưởng dương trong năm qua", tác giả viết.
BBC nêu thêm, Đại hội Đảng 13 quy tụ khoảng 1.600 đại biểu, có nhiệm vụ bầu ra Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, Ban chấp hành Trung ương sẽ bầu các ủy viên Bộ Chính trị. Bốn vị trí lãnh đạo cao nhất gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội sẽ do Bộ Chính trị đề cử.
Tác giả Andreas IIlmer nhận định thêm, Việt Nam với sự thành công trong khống chế đại dịch nhiều khả năng sẽ phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2021.
Cùng ngày 25/1, hãng tin Reuters cũng đăng bài viết của nhà báo James Pearson về Đại hội Đảng của Việt Nam.
Bài viết có đoạn: Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành nghiêm ngặt việc xét nghiệm để bảo vệ những thành quả trong việc ngăn chặn dịch Covid-19, các đại biểu sẽ chọn một đội ngũ lãnh đạo mới trong 9 ngày họp, nhằm củng cố những thành tựu kinh tế đang diễn ra.
Các đại biểu, quan khách nước ngoài, nhân viên hỗ trợ và giới truyền thông tham dự Đại hội đều đã được xét nghiệm Covid-19 2 lần vào những ngày trước sự kiện. Theo Bộ Y tế, tổng cộng 10.000 người đã được xét nghiệm.
Cách tiếp cận này lặp lại các biện pháp kiểm dịch, xét nghiệm và truy vết gắt gao các nguồn lây nhiễm virus corona, điều đã góp phần giúp Việt Nam có ít ca nhiễm hơn hầu hết những quốc gia khác, và giúp nền kinh tế nước này khởi sắc so với phần lớn các nước châu Á trong năm qua.
Hầu hết các nhà phân tích đều mong đợi Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế, đối nội và đối ngoại sau khi Đại hội bế mạc.
Tờ Junge Welt (Thế giới trẻ) của Đức số ra ngày 25/1 cũng đưa tin Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chương trình làm việc kéo dài 9 ngày nhằm đề ra các chính sách tương lai.
Junge Welt bình luận, việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội có ý nghĩa quan trọng vì đây sẽ là nơi các đại biểu đưa ra quyết định về đường lối phát triển đất nước cho ít nhất 5 năm tới và bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới.
Thanh Hảo - Việt Anh
Hai vấn đề quan trọng nhất của mỗi lần đại hội Đảng toàn quốc là chính sách phát triển đất nước 5 năm tới và nhân sự Ban chấp hành Trung ương.
" alt=""/>Truyền thông quốc tế viết về Đại hội Đảng của Việt Nam