 có thể coi là hàng hiếm độc nhất hiện nay.</p><table class=)
 |
Đạo diễn Dương Chí Công, chủ hãng Phim Good Sunday (Tp HCM) bên cạnh chiếc xe cổ 35 tuổi: Mercedes-Benz 560 SL phiên bản sản xuất năm 1985 |
Theo tìm hiểu, cho đến nay, dòng SL-Class của Mercedes-Benz đã trải qua 6 thế thệ phát triển kể từ năm 1954 đến nay. Chiếc xe của đạo diễn Dương Chí Công thuộc thế hệ SL-Class thứ 3 của Mercerdes- Benz với mã R107, seri sản xuất từ năm 1972 đến năm 1989.
Trogn đó, phiên bản Mercedes-Benz 560 SL-Class sản xuất năm 1985 của đạo diễn Công cũng chính là phiên bản đặc biệt dành riêng cho khách hàng tại Bắc Mỹ, Nhật và Úc với các thiết kế đặc trưng, tuân thủ các tiêu chí ngặt nghèo của thị trường này.
Đây là mẫu xe mui trần 2 chỗ ngồi được nhà sản xuất định vị Roadster, thiết kế hiệu suất cao với động cơ V8, dung tích 5,5 lít cho công suất 306 mã lực. Chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-96km/h chỉ trong khoảng 7,4 giây. Điểm nổi bật của chiếc Mercedes-Benz SL 560 1985 là thiết kế mui cứng và có thể tháo rời để trở thành mui trần.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Dương Chí Công rất tâm đắc với chiếc xe cổ 35 tuổi này.
“Đây là chiếc Mercedes-Benz SL 560 1985 duy nhất tại Việt Nam thời điểm hiện tại. Với bản thân tôi, trải nghiệm một chiếc xe đã 35 tuổi nhưng hiệu suất vận hành mạnh mẽ, động cơ V8 mang đến cảm giác lái rất phấn khích. Khi tháo rời mui cứng, xe trở thành mui trần, rất phù hợp khi vừa lái vừa tận hưởng không khí trong lành trên những chuyến du lịch Đà Lạt, hay về những vùng biển", anh Công bày tỏ.
 |
Xe được thiết kế có thể tháo rời mui cứng để biến thành một chiếc mui trần thực thụ. |
 |
Mẫu xe được thiết kế bình nhiên liệu di chuyển xuống vị trí thấp hơn ở phía dưới trục sau, nhờ đó, tác động rất lớn đến các tỷ lệ kết cấu thân xe, giúp phân bố trọng lượng hợp lý hơn. Ở phiên bản này, xe chỉ nặng 1,585 kg. |
 |
Thân xe nổi bật với đường gân nổi hai bên sườn xe từ đèn pha đến đèn hậu đặt cao hơn các mẫu trước đó |
 |
Chiếc xe sở hữu động cơ V8, dung tích 5.5 lít mạnh mẽ với công suất 306 mã lực |
 |
Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Bắc Mỹ, các mẫu xe sẽ Mercedes-Benz 560 SL có những thay đổi cần thiết so với thế hệ thứ 2 trước đó như cụm đèn pha, cản trước đồ sộ hơn, dày khoảng 20cm để chống va đập. Chính vì vậy, những mẫu xe xuất khẩu sang Mỹ thường có diện mạo đặc trưng dễ phân biệt hơn so với các thị trường khác. |
 |
Nhìn từ phía sau, phần đuôi xe khá góc cạnh. |
 |
Thiết kế đuôi xe đơn giản phổ biến trên như những mẫu sedan thời điểm đó.T hiết kế tổng thể đuôi xe bầu hơn do thay đổi vị trí bình nhiên liệu và dung tích của khoang hành lý rộng hơn. Ngoài ra, các chi tiết ở đuôi xe như cụm đèn hậu cỡ lớn hình chữ nhật, tay nắp hành lý, ống xả và cửa hậu đều được thiết kế với các đường thẳng làm chủ đạo nên càng tôn thêm nét góc cạnh cho thân xe. |
 |
Chi tiết cốp xe khá rộng rải, được bọc nỉ sang trọng. |
 |
Bên trong, nội thất xe nổi bật với màu nâu chủ đạo với những chi tiết ốp gỗ, bọc da sang trọng với tiêu chuẩn cao nhất do hãng đặt ra, cả về nội và ngoại thất. |
 |
Vô lăng 3 chấu thể thao, logo Mercedes-Benz làm điểm nhấn. Phía trên cụm đồng hồ táp lô, thiết kế cổ điển, nhiều chi tiết được ốp gỗ và bọc da cao cấp |
 |
Ghế ngồi người lái và hành khách được bọc da toàn bộ. |
Mặc dù ra đời tới 35 năm, những chiếc xe cổ này đã có các trang bị hiện đại, tiện ích không kém gì những mẫu xe hiện nay như hệ thống âm thanh giải trí radio, máy lạnh, v.v. Tất cả là bởi định vị đẳng cấp sang trọng của dòng SL-Class chỉ dành cho giới thượng lưu.
Qua tìm hiểu, tại thị trường Mỹ, xe cổ Mercedes-Benz 560 SL 1985 có giá khoảng 30-80.000 USD tùy tình trạng xe. Tuy anh Công không tiết lộ mức giá bán cụ thể nhưng theo giới chơi xe cổ, giá trị của xe không dưới 2 tỷ.
Mercedes-Benz SL-Class là dòng xe cabriolet hạng sang. SL được viết tắt cho cụm từ Sportlich-Leicht (tiếng Anh: Sport Lightweight) có nghĩa là xe thể thao có trọng lượng nhẹ. Phiên bản đầu tiên của dòng xe này là Mercedes-Benz 300 SL được giới thiệu lần đầu vào năm 1954. Bên cạnh đó, phiên bản này còn có tên gọi khác là Gullwing bởi cửa xe hình cánh chim và được mở lên cao. Hiện tại, SL-Class đã trải qua 6 thế hệ bao gồm: W198/ W121 (1954–1963), W113 (1963 - 1971), R107 (1972 - 1989), R129 (1989 - 2002), R230 (2002 - 2011) và R231 (2013 - nay). Trong đó, phiên bản nâng cấp Facelift gần nhất được giới thiệu là vào năm 2017. |
Tuấn Dương

Honda Dream Thái 14 năm tuổi đời cuối giá 120 triệu
Chiếc xe số Honda Dream II thuộc đời cuôi cùng Thái Lan sản xuất, đã qua 14 năm sử dụng nhưng hiện vẫn được trả giá khá cao lên đến 120 triệu đồng, cao hơn giá một chiếc xe tay ga cao cấp hiện nay tại Việt Nam.
" alt=""/>Độc hiếm: Mercedes

- Liệu ông Hà Văn Thắm có nhận của Phạm Công Danh 500 tỷ đồng khi giới thiệu để Danh tiếp cận tái cơ cấu Trustbank? Lời khai của bị cáo Danh trước tòa có đúng sự thật?Tại tòa sáng nay, bị cáo Phạm Công Danh đã có nhiều lời khai liên quan đến ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương).
Ngân hàng trong tình trạng "cấp cứu"
Theo cáo trạng, Trustbank tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Rạch Kiến. Thời điểm đầu năm 2012, ngân hàng này có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng do nhóm cổ đông Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, sở hữu 84,92% cổ phần. Từ ngày 9/2/2012 đến ngày 10/7/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành thanh tra Trustbank, kết luận thực trạng tài chính rất xấu, vốn chủ sở hữu bị âm hơn 2.800 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng.
 |
Phạm Công Danh tại tòa sáng 29/7 |
Trên cơ sở kết luận thanh tra, NHNN đã có phương án tái cơ cấu ngân hàng theo hướng cho phép nhóm cổ đông cũ (nhóm Phú Mỹ) chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới (nhóm Thiên Thanh, đại diện là Phạm Công Danh) và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án tái cơ cấu. Ngày 6/9/2012, NHNN có thông báo về việc chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Trustbank.
Trên thực tế, trước khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý, từ ngày 6/6/2012, nhóm Phú Mỹ và nhóm Thiên Thanh đã ký biên bản thỏa thuận chuyển nhượng 84,92% cổ phần của Trustbank và các tài sản liên quan. Cũng kể từ thời điểm này, Phạm Công Danh đã đưa người vào tiếp quản, điều hành và tiến hành phương án tái cơ cấu Trustbank. Sau khi được NHNN chấp thuận, hai bên tiếp tục ký các hợp đồng và phụ lục hợp đồng về việc chuyển nhượng. Đến nay, các hợp đồng này chưa được thanh lý do hai bên chưa thực hiện xong nghĩa vụ.
Tại tòa, khi HĐXX hỏi về tình trạng Trustbank, bị cáo Danh nói là sau khi vào tiếp quản mới thật sự thấy ngân hàng này luôn trong "tình trạng cấp cứu đặc biệt". Thời điểm ấy, một khách hàng rút vài chục tỷ đồng, cả hệ thống phải gồng mình, đôi khi bị cáo phải bỏ tiền túi ra trả cho khách.
Cuộc mua bán ngàn tỷ
Trước đó, bị cáo Danh thừa nhận đã gặp gỡ, trao đổi với nhóm Phú Mỹ trước khi NHNN có thông báo chấp thuận chủ trương tái cơ cấu.
Lý giải về lý do muốn tiếp cận, tham gia tái cơ cấu Trustbank, bị cáo Danh khai: "Tôi đã có ý định thành lập một ngân hàng, theo tôi ở những nước phát triển thì cũng có những ngân hàng riêng biệt hoạt động rất tốt. Tôi mong muốn xây dựng một ngân hàng riêng nhằm thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng. Lúc này tôi mới tìm gặp bà Hứa Thị Phấn người đang tiếp quản ngân hàng Đại Tín", Danh giải thích.
 |
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đinh Tuấn |
Tuy nhiên, Danh khai quen biết bà Phấn thông qua ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương, đang bị tạm giam trong một vụ án khác). Bị cáo nói theo thông tin lúc này, ông Thắm đang cơ cấu lại Trustbank để nhập vào Ngân hàng Đại Dương. Danh cho rằng thực tế ông Thắm đã tiếp quản Trustbank nhưng do Ngân hàng Đại Dương lúc này cũng trong tình trạng yếu kém, không thể lặp lại việc một nhóm tư nhân sở hữu 2 ngân hàng yếu kém nên NHNN không chấp thuận.
Sau đó, mọi giao dịch Danh đều làm việc với ông Hà Văn Thắm, bị cáo không biết bà Phấn là ai. Bị cáo cũng khai lúc đầu ông Thắm đòi 1.000 tỷ đồng nhưng sau đó hạ xuống 500 tỷ đồng, ông Thắm nói đây là tiền ông đã chi để chăm sóc khách hàng. Bị cáo đã đưa cho ông Thắm khoản tiền này để có cơ hội tham gia tái cơ cấu Trustbank.
Bị cáo Danh cũng khai sau khi tiếp nhận ngân hàng bị cáo phải trả những khoản tiền rất lớn chi chăm sóc khách hàng do ông Thắm để lại từ tất cả các chi nhánh. "Bị cáo là người trực tiếp chi trả tất cả con số quá lớn do sức khỏe trí nhớ nên bị cáo không nhớ một con số cụ thể, không có giấy tờ", ông Danh khai.
Khi tòa hỏi tại sao trong danh sách nhóm cổ đông mới nhiều người không có khả năng tài chính, năng lực nhưng vẫn được đưa vào danh sách cổ đông? "Tôi hết sức cảm ơn HĐXX đã hỏi câu hỏi này. Vì tôi nghĩ rằng tôi dựa vào tiền và tài sản bất động sản của mình tôi sẽ vực ngân hàng dậy. Tôi đưa vào để đủ thủ tục, tôi cũng xin lỗi những người tôi đưa tên vào danh sách làm ảnh hưởng đến họ", ông Danh phân trần. Để đảm bảo sức khỏe cho bị cáo, tòa giải lao ít phút.
Trở lại làm việc, HĐXX cho bị cáo ngồi để trả lời nhưng bị cáo từ chối. Tòa hỏi số tiền trên hợp đồng chuyển nhượng với bà Phấn ghi bao nhiêu, bị cáo khai là 4.620 tỷ đồng. Tòa hỏi thế bị cáo đã chuyển hết tiền chưa?
"Chúng tôi đã trả khoảng hơn 3.600 tỷ đồng gì đó. Đây là sai lầm lớn nhất của tôi. Tôi cũng mong tòa đưa số tiền này vào vụ án để thu hồi trả cho VNCB", Phạm Công Danh khai và đề nghị. Tòa đặt câu hỏi vậy 3.600 tỷ đồng này lấy từ đâu ra? Có khoản nào bị cáo lấy từ hành vi cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay để trả nhóm bà Phấn không? Sau khi trả lời lòng vòng vòng Danh nói không nhớ.
Cũng trong phần thẩm vấn, bị cáo Danh nhiều lần gửi lời xin lỗi đến các bị cáo khác trong vụ án. Với người thân, bị cáo lại bật khóc khi nhắc đến cha và gia đình vì bị cáo đã đem thế chấp cả nhà cửa, tài sản vì giấc mộng nhà băng.
Chiều nay, tòa tiếp tục làm việc.
Mai Phượng
" alt=""/>Xét xử Phạm Công Danh: Chi 500 tỷ 'quan hệ' cho Hà Văn Thắm