Đại diện cho Việt Nam tham gia “Kỹ năng nghề ASEAN” 2004, giây phút tên mình được xướng lên cùng lá cờ đỏ sao vàng, anh Đỗ Công Nguyên (SN 1982 - Thái Bình) như vỡ òa vì hạnh phúc. Với thành tích này, anh đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. |
Anh Công Nguyên trong lớp học nấu ăn |
Tấm huy chương vàng thấm đẫm mồ hôi
Tốt nghiệp Cấp 3, anh Nguyên thi đỗ vào Khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội. Nhưng khi ấy, hoàn cảnh gia đình khó khăn, số tiền 250.000 đồng gửi cho chị gái đang học Đại học Sư phạm hàng tháng cũng đã là quá sức với bố mẹ. Nếu anh tiếp tục học, gánh nặng trên đôi vai hao gầy của bố mẹ nặng thêm bội phần.
Năm đó, lặng lẽ cất tờ giấy báo nhập học vào tủ, anh khăn gói rời quê đi làm thuê, kiếm sống nuôi thân. Đại học luôn là ước mơ không riêng gì của Công Nguyên mà của biết bao người nhưng anh tự an ủi, đại học đâu phải là cánh cửa duy nhất để bước vào đời.
Sau vài năm bôn ba, năm 2002 anh đăng ký học nghề nấu ăn tại trường Trung cấp Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội.
 |
Nghề đầu bếp đã mang đến cho cuộc đời anh Nguyên nhiều thay đổi |
“Tôi thích nấu ăn từ ngày còn làm lao động phổ thông, phục vụ quán ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh nên khi học nghề, tôi quyết định chọn khoa Nấu ăn. Không ngờ, càng học càng say mê”, anh chia sẻ về lựa chọn quan trọng của đời mình.
Kinh tế không có, Đỗ Công Nguyên vừa đi học vừa đi làm, dành dụm tiền mua nguyên phụ liệu về học nấu. Anh chấp nhận đi làm phụ bếp với đồng lương ít ỏi để được xem người ta nấu ăn, cắt tỉa, trang trí món ăn. Mỗi lần vào hiệu sách xem sách nấu ăn, anh cố gắng ghi nhớ nguyên liệu, công thức vào đầu rồi về chép ra giấy.
Trong quá trình đi học, anh thực tập tại một khách sạn 4 sao và sau khi ra trường đã được nhận về làm việc tại đây.
Năm 2004, Đỗ Công Nguyên gây xôn xao khi giành Huy chương vàng cuộc thi “Kỹ năng nghề ASEAN”. Đây là lần đầu tiên có một đầu bếp Việt Nam giành được giải thưởng cao của cuộc thi này.
“Cuộc thi khá căng thẳng. Mặc dù tôi chuẩn bị tinh thần và đồ nghề cho bài thi khá tốt nhưng tôi vẫn không khỏi lo lắng”, anh nhớ lại.
Anh phải nấu 11 món ăn cho cả ba bếp là nóng, nguội và bánh, phần lớn đều là món Âu. Quá trình thi, mỗi đầu bếp được cung cấp một cabin riêng, có tủ lạnh, bếp nấu… Ban giám khảo sẽ bố trí người đi kiểm tra liên tục các khâu, từ sơ chế, bảo quản, vệ sinh, cách dùng dao thớt đến chế biến, bày trí món ăn. Đầu tóc, trang phục phải theo quy chuẩn thế giới: “Tóc cắt ngắn, gọn gàng, đầu đội mũ, không để móng tay, sơn móng tay…”.
Trong quá trình thi, anh gặp sự cố với nhiệt độ trong phòng. Bên ngoài thời tiết nắng nóng, bên trong, dù có điều hòa, nhiệt độ khu vực cabin anh nấu vẫn nóng. Món tráng miệng anh làm trang trí bằng sôcôla. Nếu tạo hình xong, nhiệt độ không đảm bảo, lớp sôcôla sẽ chảy ra. Công Nguyên nhanh trí mở tủ lạnh, bánh hoàn thiện là cho vào tủ bảo quản, đến lúc ban giám khảo đi chấm mới đưa ra.
Sau 3 ngày thi, anh giành được 555/600 điểm, cao nhất hội thi. Kết quả của Công Nguyên đã góp phần vào thành tích đứng đầu Hội thi tay nghề ASEAN của đoàn Việt Nam năm đó. Còn Công Nguyên, với hơn 20 triệu được thưởng do đạt huy chương vàng, anh quyết định mua tặng chị gái chiếc xe máy đi làm.
Truyền lửa cho thế hệ trẻ
Với tấm huy chương vàng danh giá, năm 2005 Đỗ Công Nguyên được tuyển thẳng vào Đại học Thương Mại Hà Nội. Giấc mơ của anh ngồi ở giảng đường năm xưa ngỡ phải gác lại, không ngờ có ngày thành hiện thực.
Anh tốt nghiệp đại học rồi học lên cao học và được giữ lại trường giảng dạy tại khoa Du lịch - Khách sạn. Câu chuyện vượt khó vươn lên của anh đã truyền cảm hứng đến các thế hệ sinh viên của trường. Anh còn giúp sinh viên tìm việc làm ổn định, có thu nhập khá sau khi ra trường.
 |
Một tiết học của khoa Du lịch - Khách sạn |
Anh đã tham gia đào tạo những đầu bếp giỏi, say nghề, mang ẩm thực Việt Nam quảng bá đến các nước mỗi khi đi công tác, giao lưu. Trong số đó có nhiều người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
Ngoài giảng dạy ở trường, giảng viên 8X thường xuyên được các nhà hàng, khách sạn các tỉnh, thành phố mời về đào tạo, tập huấn cho nhân viên của họ.
Mới đây, anh được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp bầu chọn là 1 trong 10 “Đại sứ kỹ năng nghề”, nhằm lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng, xây dựng và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho thanh niên thời đại mới.
“Trước đây, việc học nghề chưa được coi trọng, thậm chí là lựa chọn sau cùng của các bạn trẻ khi trượt đại học. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, kỷ nguyên số hóa, cần nguồn nhân lực có kỹ năng tốt, thì học nghề được xếp tương đương với học đại học. Chúng tôi hi vọng có thể giúp thế hệ trẻ có niềm tin, thay đổi cách suy nghĩ trong việc lựa chọn nghề nghiệp trước ngưỡng cửa cuộc đời”, giảng viên Công Nguyên bày tỏ.
Hồng Phượng
" alt=""/>'Hi vọng có thể giúp thế hệ trẻ thay đổi cách nghĩ khi lựa chọn nghề nghiệp'
- Không khó khăn để tìm thấy những bức ảnh, những clip ghi lại cảnh các cô cậu học trò bạo dạn yêu ngay tại lớp học.LTS:Tuổi ô mai trong sáng nhưng nông nổi, bồng bột. Nhiều cô cậu học trò ngày nay có những cách yêu và hiện tình yêu ngày càng bạo dạn: từ những messenger tình tứ, lên mạng xã hội “khoe” ảnh “tình yêu”, hoàng loạt vụ lộ clip sex đến những cái ôm hôn ngay trước cổng trường, trong lớp học hay công viên nhà nghỉ. Thậm chí có bạn chẳng ngại ngần bày tỏ tình yêu với thầy cô. Thực trạng đã đến hồi báo động? |
Phản cảm cảnh học trò ôm, hôn…Những học sinh còn đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, thậm chí có những em còn mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ đã biết cách thể hiện tình yêu với bạn khác giới một cách công khai, ngay cả khi đang ngồi trong lớp học.

|
Học trò ngang nhiên thể hiện tình cảm ngay trong lớp học (Nguồn: soha.vn)
|
Thời gian gần đây, trên các trang báo mạng, hay You Tube đã đăng tải nhiều hình ảnh, thậm chí là clip ghi lại cảnh học trò công khai thể hiện tình cảm ngay trong lớp học. Các em không ngại ánh nhìn của bạn bè, thầy cô, thậm chí có trường hợp một học sinh nữ đã “bật” lại giáo viên của mình vì cho rằng cô “can thiệp cuộc sống riêng tư” của học trò.
Chuyện yêu sớm của học sinh đã không còn là chuyện hiếm gặp, và nhiều bậc phụ huynh cũng đang dần chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, khi các em thể hiện tình yêu một cách mạnh bạo ngay tại môi trường giáo dục cần sự trong sáng, lành mạnh thì lại gây nên tâm lý nhức nhối cho cả xã hội.
Trước đó, tháng 1/2012, một đoạn clip dài 1 phút 27 giây đã ghi lại cảnh ra chơi của một lớp học ở miền Trung với tâm điểm là một đôi nam nữ đang ôm hôn nhau. Bạn nam kéo bạn nữ ngả vào lòng mình rồi dùng tay sờ soạng vào vùng nhạy cảm. Đôi nam nữ còn bế nhau lên, hôn nhau một cách ngang nhiên.
Không chỉ ôm hôn, sờ soạng,… có những trường hợp học sinh rủ nhau ra nhà vệ sinh của trường để thoải mái “yêu”. Đây là một thực trạng hết sức phản cảm và đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường văn hóa giáo dục.
Những cô câu học trò yêu nhau thường chọn vị trí cuối lớp, nơi mà mọi người ít để ý nhất để “hành động”. Tuy nhiên dù có bạn bè hay thầy cô ở đấy thì các đôi vẫn “yêu” như kiểu “thế giới này chỉ có đôi ta”.
Bạn bè chứng kiến thì làm ngơ, hoặc nếu nhắc nhở chút thì bị “bật” lại ngay. Nhiều thầy cô bắt gặp những cảnh này cũng khá bất ngờ nên chưa biết phải hành xử như thế nào cho hợp lý đối với học trò của mình.
Thầy cô và phụ huynh nói gì?

|
Thể hiện như đang ở ngoài nơi công cộng (Nguồn: 9xna.com)
|
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, cô Văn Thị Mai (giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội) cho rằng: “Tôi không biết mình có quá khắt khe trong vấn đề này quá hay không nhưng với tôi việc học trò yêu thoải mái và tự do trong lớp học là hành động khó chấp nhận được.
Cấp 3 là lứa tuổi các em đã có những rung động, những tình cảm đặc biệt với bạn khác giới nhưng chúng được phép thể hiện như thế nào thì nhiều khi tùy thuộc lớn vào mỗi người giáo viên đứng lớp”.
Cô tâm sự: “Đôi khi trong những tiết học, nhiều em có những hành động thái quá như: cầm tay, ngồi sát nhau nhiều giáo viên lờ đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho học trò tiếp tục thực hiện cử chỉ thân mật của mình. Với một số giáo viên nghiêm khắc hơn, kịp thời răn đe ngăn chặn thì có thể các em sẽ không dám thể hiện sỗ sàng đến như vậy”.
Một số thầy cô giáo khác khi được hỏi về chủ đề này phần lớn là các thầy cô không đồng ý với những hành động thân mật thái quá của học trò. Đó là hành vi không phù hợp để thể hiện trong môi trường sư phạm.
Với bậc phụ huynh, đây cũng là một trong những điều lo lắng nhất. Bác Ngô Thúy Hằng (Ngõ Thống Nhất, Đại La, Hà Nội) chia sẻ: “ Tôi cũng có cậu con trai đang học lớp 11. Chẳng giấu gì, tôi cũng đã 2 lần bị giáo viên chủ nhiệm của cháu gọi điện và yêu cầu phía gia đình nhắc nhở con vì thái độ học tập không tốt”.
Cô Hằng lo lắng: “Không phải vì cháu lười học bài, đi học muộn mà lý do chính là thường xuyên nói chuyện riêng và “động tay, động chân” vào cô bạn gái học cùng lớp. Giáo viên chủ nhiệm gọi cả tôi và phụ huynh cháu gái kia đến để hai bên tìm cách giải quyết. Nếu tình trạng này xảy ra quá lâu, e rằng chuyện học tập của các cháu sẽ bị ảnh hưởng”.
“Trong lớp học chúng còn dám thể hiện như thế thì bên ngoài xã hội không biết sẽ xử lý như thế nào. Đứng trên cương vị làm cha, làm mẹ chúng tôi nghĩ dẫu quan tâm con đến đâu chăng nữa cũng không thể theo sát chúng từng bước được. Sau lần cô gọi điện và gặp mẹ cháu gái kia, chúng tôi đã xin đổi chỗ cho các cháu trong lớp để giải quyết tạm thời” – người mẹ trẻ phân trần.
Các tin liên quan |
Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ |
Linh Nguyễn – Phong Đăng
" alt=""/>Học trò yêu ngay trong lớp học