1. Panasonic TC-P54Z1
Đây là tivi plasma có kích cỡ 54 inch và hiện đã được phân phối trên thị trường. Thiết kế siêu mảnh chỉ 1 inch (25mm) sẽ cho phép người dùng “dán” chiếc tivi này lên tường. Panasonic TC-P54Z1 hỗ trợ kết nối không dây với một hộp hỗ trợ được sản xuất kèm máy.
Tivi có độ phân giải hình ảnh chuẩn 1080p và hỗ trợ khả năng xem ảnh, video trên thẻ nhớ SD Card cùng tỷ lệ tương phản 40.000 : 1.
2. Toshiba SV670
Series sản phẩm này được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 55 inch và ứng dụng công nghệ chiếu sáng nền LED. Một trong những lý do khách hàng lựa chọn tivi plasma là khả năng thể hiện độ tương phản và hình ảnh sâu hơn LCD nhưng công nghệ chiếu sáng nền Led ứng dụng trên tivi LCD Toshiba SV670 đã khắc phục được nhược điểm trên mang đển hình ảnh sắc nét với mức tiêu thụ thấp. Với SV670 bạn sẽ thấy rõ hình ngay trong cả những vùng hiển thị tối với độ tương phản lên tới 2.000.000:1. Thiết kế khung pha lê khiến Toshiba SV670 trông vẫn hấp dẫn ngay cả khi tắt máy. Toshiba SV670 hỗ trợ khả năng giải trí đa phương tiện qua cổng kết nối USB, SD Card, xem video DivX và hệ thống âm thanh Dolby cùng hệ thống tiêu thụ năng lượng tiết kiệm Energy Star. Hiện SV670 được bán trên thị trường cỡ 46 inch giá 2.300 USD và 55 inch giá 3.000 USD.
3. Vizio VF1XVT
Đây là mẫu tvi LCD ứng dụng công nghệ chiếu sáng Led với kích cỡ 55 inch. Dự tính máy sẽ được phân phối trên thị trường vào tháng Chín tới. Khi nói đến tivi Led LCD, chúng ta sẽ phải để tâm đến 3 điều sau: chất lượng hình ảnh cao hơn, hóa đơn tiền điện thấp hơn và giá mua cao hơn. Nhưng có vẻ điều này không thực sự đúng với Vizio VF1XVT bởi giá máy chỉ có 2.200 USD (khoảng 40 triệu đồng) với màn hình lên tới 55 inch, không đắt hơn so với một chiếc LCD thông thường cùng kích cỡ. Giá máy rẻ bằng chỉ khoảng một nửa so với giá của chiếc tivi Samsung LN55A950 đã được ra mắt vào tháng 4 vừa qua.
Tương tự như các dòng tivi Led khác, Vizio VF1XVT mang đến hình ảnh có độ sâu và có tỷ lệ làm tươi màn hình 240 Hz cho hình ảnh chuyển động mịn, mượt. Máy sử dụng hệ thống âm thanh TruSurround HD của SRS Lab. Vizio cho biết người dùng có thể trải nghiệm âm thanh vòng qua chiếc tvi này mà không cần mua thêm hệ thống loa ngoài hỗ trợ.
4. Hitachi UltraVision L55S603
Tivi LCD UltraVision L55S603 có kích cỡ 55 inch. Đây là tivi có kích cỡ lớn nhất trong series sản phẩm UltraVision của hãng Hitachi. Giá bán rất cạnh tranh, 1.799 USD là điểm hấp dẫn cho người dùng lựa chọn sản phẩm này.
Người dùng có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị hỗ trợ khả năng truyền tín hiệu chất lượng cao qua 5 cổng cắm HDMI được tích hợp sẵn trên sản phẩm này. Hệ thống sử dụng tiết kiệm năng lượng Energy Star và thiết kế khung viền đen sáng bóng sẽ tạo nên sự sang trọng cho căn phòng đặt tivi.
Thiết kế mỏng, trọng lượng nhẹ và dễ dàng điều chỉnh xoay để thay đổi góc nhìn hình ảnh cũng là các lợi thế lựa chọn cho người dùng đối với tivi này. Tốc độ làm tươi màn hình chỉ dừng lại ở 120 Hz trên Hitachi UltraVision L55S603.
5. Mitsubishi Unisen 249 Diamond
Tivi được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 52 inch dưới công nghệ LCD. Điểm khác biệt mà Mitsubishi Unisen 249 Diamond mang đến không chỉ là thiết kế “nuột nà” mà còn là những trải nghiệm âm nhạc chưa từng có. Hầu hết các tivi HD đều chỉ hỗ trợ hệ thống âm thanh 2 loa hay hầu hết các hệ thống âm thanh rạp hát cũng chỉ dừng lại ở 5 đến 7 loa nhưng Mitsubishi Unisen 249 Diamond lại có đến 16 loa.
" alt=""/>10 tivi HD ấn tượng nhất cho mùa hèNăm 2017, bà Sâm mang thai đôi ở tuổi 45, khi đã lên chức bà.
Trong chuyến du lịch TPHCM, bà Sâm chuyển dạ và sinh 2 con gái tại Bệnh viện Từ Dũ. Tổng số con của ông bà được nâng lên 15 người, gồm 6 trai, 9 gái. Đồng thời, câu chuyện gia đình đông con của ông bà cũng bắt đầu được nhiều người biết đến.
Thời điểm đó và hiện tại, ông Thịnh đều khẳng định, gia đình không phải cố sinh để tìm con trai. Vợ chồng ông quan niệm “con cái là trời cho”, nên còn sức khỏe và có duyên thì vẫn sinh thêm.
Nhà đông con, mỗi bữa cơm, ông Thịnh phải nấu khoảng 2kg gạo, mỗi lần mua sữa là mua vài thùng. Em nhỏ mặc lại quần áo của anh chị, dùng sách giáo khoa cũ.
“Đứa lớn phải trông đứa bé, phụ bố mẹ việc nhà. Con tôi tập tính tự lập từ bé, 8-9 tuổi đã biết chăm sóc các em. Khi các con còn nhỏ, vợ tôi thường dùng chiếc chuông nhỏ để đánh thức và tập hợp ăn cơm.
Nghe tiếng chuông, các con chạy vào bếp, ngồi xuống ăn cơm. Ăn xong, mấy con lớn chia nhau dọn dẹp, rửa chén…”, ông Thịnh kể.
Buổi tối, các con lớn học bài, con nhỏ chơi cùng bố mẹ. Những con nhỏ được ngủ với bố mẹ. Với các con lớn hơn, chị em gái ngủ chung 1 phòng, anh em trai ngủ chung phòng khác.
Hiện tại, ông bà có 6 người con đã lập gia đình, 1 người con không may mất sớm.
Ngoại trừ 1 con gái định cư nước ngoài, các con còn lại đều sống gần bố mẹ.
Càng sinh con càng dư dả
Vợ chồng ông Thịnh xây dựng tổ ấm từ đôi bàn tay trắng. Ban đầu, hai người làm nông nhưng thu nhập không đủ nuôi con.
Các con lần lượt chào đời, áp lực kinh tế đè nặng trên vai ông Thịnh. Ông chuyển sang buôn bán nhỏ. Ông buôn bán đủ thứ, bắt đầu là lươn, ếch, gà, vịt… sau tìm hiểu kinh doanh bất động sản…
“Cái gì bán có lãi mà không vi phạm pháp luật, tôi đều xắn tay vào làm. Ngoài nghị lực, tôi may mắn được bạn bè, bà con thương yêu. Ông bà bảo may hơn khôn. Mình sống đàng hoàng, tử tế thì gặp may mắn, buôn bán sinh lời”, ông Thịnh cho biết.
Kinh doanh thuận lợi, cuộc sống gia đình dư dả, các con nhỏ được chăm sóc đầy đủ hơn. Các con lớn học đến đại học, con nhỏ noi gương cố gắng học hành chăm chỉ.
Những người biết gia đình ông Thịnh đông con đều bày tỏ sự ngưỡng mộ. Thỉnh thoảng nếu có người thắc mắc, cho rằng vợ chồng sinh 15 con không thể nào nuôi nổi, dân trong làng lại kể ngay cơ ngơi đồ sộ của vợ chồng ông.
Ông Thịnh nói: “Có lẽ, trời thương và các con mang đến may mắn. Năm nào vợ tôi sinh con thì công việc kinh doanh của tôi lại suôn sẻ, phát triển”.
Kinh tế gia đình có chồng lo, bà Sâm chỉ việc tập trung nuôi dạy các con nên người. Ông Thịnh chưa bao giờ xem nhẹ công việc nội trợ của bà Sâm. Ông thấu hiểu nỗi vất vả, bộn bề lo toan của vợ xoay quanh 15 con.
Hiện tại, gia đình có đầy đủ điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Cả nhà sống trong cơ ngơi khang trang, có ô tô. Ông Thịnh là chủ đầu tư của một loạt dự án bất động sản tại TPHCM. Gia đình còn sở hữu các khách sạn ở Lâm Đồng, TPHCM.
Khi các con đi vào nề nếp, bà Sâm không thích cảnh "ngồi mát ăn bát vàng". Bà làm trang trại trồng hàng trăm cây ăn trái, đào ao nuôi ốc, chăn thả gà vịt...
Những con lớn đã lập gia đình đều được bố mẹ cấp vốn, nhà, xe. Từ nền tảng đó, các con nỗ lực lao động, xây dựng mái ấm riêng hạnh phúc.
Cưu mang những mảnh đời kém may mắn
Khi kinh tế gia đình đã ổn định, ông Thịnh quyết tâm mở trung tâm nuôi dưỡng, cưu mang những số phận kém may mắn.
Ông tâm sự: “Nhiều năm trước, tôi bắt gặp những đứa trẻ tật nguyền, người già neo đơn… chật vật mưu sinh trên phố. Trong những chuyến buôn bán xa nhà, tôi đau lòng, tự nhủ phải làm gì đó khi nhìn các bệnh nhân tâm thần rách rưới, bơ vơ dưới nắng mưa”.
Tháng 12/2012, mái ấm Thiện Tâm Faustina của ông Thịnh được thành lập dưới sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Nơi đây trở thành nhà của bệnh nhân tâm thần, mồ côi, khuyết tật, neo đơn và vô gia cư.
Nhiều lần, ông Thịnh còn cùng người giúp việc vào các nghĩa trang tìm người tâm thần đưa về chăm nuôi. Ông trực tiếp tắm rửa, cắt tóc, ăn chung mâm cùng họ.
Nếu như ông Thịnh và các mạnh thường quân lo toan chi phí hoạt động thì các tu sĩ tình nguyện phục vụ tại mái ấm.
Nhờ sự đồng lòng của các bên, mái ấm lưa thưa mái ngói, cơ sở vật chất thiếu thốn đã phát triển thành 3 cơ sở khang trang, đầy đủ thiết bị hiện đại.
Lãnh đạo UBND xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cho biết, gia đình ông Hoàng Văn Thịnh (SN 1972) và bà Nguyễn Thị Sâm (SN 1972) ngụ xóm Phú Vinh, xã Đô Thành. Vợ chồng ông Thịnh là người công giáo, hiện còn 14 người con ruột. Trước đây, vợ chồng ông Thịnh buôn bán, chủ yếu là buôn lươn từ Bắc vào Nam. Sau này, gia đình tập trung kinh doanh bất động sản ở Nghệ An và TPHCM. Vợ chồng ông Thịnh sống bình thường, ít có điều tiếng ở địa phương. ![]() Trên địa bàn xã Đô Thành, cơ sở mái ấm Thiện Tâm Faustina của ông Thành đang cưu mang hơn 100 người đến từ nhiều địa phương khác nhau. Những dịp lễ, chính quyền địa phương cũng đến thăm hỏi, tặng quà các hoàn cảnh sống tại trung tâm. Việt Hòa |
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau khi phiên đấu giá biển số lần thứ nhất thất bại, nhiều chủ xe mòn mỏi đợi Công ty đấu giá hoàn tiền cọc nhưng không thấy đành chủ động gửi thư điện tử để đòi tiền. Tuy nhiên, theo phản ánh của hầu hết các chủ xe, họ gọi điện, gửi mail nhưng phía Công ty vẫn im lặng và không có phản hồi cụ thể.
Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Quốc Toản (Thái Bình) cho biết: "Tôi đã thanh toán 200.500.000 đồng để đấu giá 5 biển số. Giờ tôi muốn đòi lại tiền. Tôi đã gọi hotline nhưng không ai nghe máy, gửi email họ cũng không phản hồi. Số tiền hơn 200 triệu, lúc đầu tôi nộp nghĩ sẽ dễ dàng lấy ra. Vì trước đó, phía công ty đã thông báo rõ, không đấu trúng thì được hoàn tiền sau 3 ngày.
Đến giờ tiền bị nằm im một chỗ, VPA tự ý thay đổi, ra thông báo mới sau 16/9 mới có lịch đấu lại. Thực sự tôi rất bức xúc, cảm thấy cuộc chơi không công bằng, không minh bạch".
Theo anh Toản, việc om tiền cọc trên thực tế không gây bức xúc dư luận bằng việc công ty đấu giá gia hạn thời gian nhận tiền cọc.
"Trước đó, hạn cuối nộp cọc cho phiên thứ nhất là 17h ngày 18/8, tức trước giờ đấu chính thức 3 ngày. Thế nhưng, giờ họ vẫn nhận cọc tiếp cho chính phiên này. Thành ra số lượng người đấu giá sẽ đông thêm, sự cạnh tranh càng lớn. Ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ xe đã nộp cọc trước. Trong khi những người mới, họ có quyền đợi khi nào có lịch đấu mới cần cọc", anh Toản nói.
Anh Trọng Phú (Hà Nội) cũng cho biết, anh đã nộp tiền cọc để đấu hai biển số nhưng đến nay chỉ biết chờ VPA hoàn trả tiền trong vô vọng.
"Bản thân tôi cũng khá bức xúc trước cách VPA tổ chức đấu giá như hiện nay. Thứ nhất là họ đã vi phạm quy định phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền đặt trước cho khách hàng trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá như đã thông báo trước đó.
Thứ 2 là phía VPA không có hướng dẫn, công khai minh bạch rõ ràng trong công tác tổ chức đấu giá. Hiện chưa có ngày giờ cụ thể đấu giá tiếp mà thông báo vẫn tiếp tục thu tiền cọc của người tham gia đấu giá.
Thứ 3, theo ý kiến của cá nhân tôi, VPA không có năng lực tổ chức đấu giá ở quy mô lớn như đấu giá biển số như hiện nay. Phiên đấu giá thứ nhất thất bại được giải thích do sự cố kỹ thuật. Điều này khiến tôi hoài nghi về khả năng quản trị của VPA", anh Trọng chia sẻ.
Cũng nộp hơn 80 triệu đồng tiền cọc đấu giá hai biển số và đã gửi thư yêu cầu VPA hoàn tiền nhưng chưa được trả lời, anh Nguyễn Thái (Hà Nội) kể: "Tôi đã mua xe mới, chờ mỗi biển nữa thôi, nghĩ đầu tư đấu được biển đẹp về lắp lên xe đi. Nhưng giờ thì rất rối. Nếu bấm biển tạm thì mấy hôm nữa lại mất 1 công đi đổi. Đang yên đang lành ôm cục tức vào người".
Trong khi đó, sau sự cố dừng đấu giá vì lỗi kỹ thuật, phía công ty VPA mới chỉ thông báo rằng sẽ đảm bảo giữ nguyên quyền lợi của toàn bộ khách hàng đã nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá các biển số xe ô tô.
"VPA sẽ trực tiếp gửi thông báo, liên hệ tới quý khách hàng đã nộp tiền đăng ký tham gia đấu giá để giải quyết theo đúng quy định. Thời hạn nộp tiền đặt trước của 11 biển này đã hết nên không phát sinh thêm khách hàng đăng ký tham gia", trích thông báo từ VPA.
Cũng theo công ty VPA, đối với tất cả biển số xe ôtô còn lại trong danh sách niêm yết (trừ 11 biển số tại mục 1), khách hàng có thể tiếp tục đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước cho đến trước thời điểm tổ chức cuộc đấu giá 3 ngày.
Các cuộc đấu giá biển số xe ô tô sẽ được VPA tổ chức trong tháng 9/2023. Tuy nhiên, lịch cụ thể hiện vẫn chưa được công khai.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Duyên nợ
Một đêm muộn năm 2019, Đỗ Dương Trúc Lâm (28 tuổi) chở Ngô Đình Vân Khanh (25 tuổi, TP.HCM) về nhà sau giờ làm. Đi qua khu vực Lăng Ông Bà Chiểu, cả hai bắt gặp 4 con mèo hoang đói lả, lông xơ xác.
Thương con vật đói khát, Lâm và Khanh quyết định đem chúng về nuôi. Những ngày đầu, 4 con mèo hoang khiến cuộc sống của đôi bạn trẻ xáo trộn.
Cả hai mệt mỏi, cãi vã vì suốt ngày phải dọn phân, lo ăn, chữa bệnh cho mấy con mèo. Thế nhưng như có duyên nợ, cả hai vượt qua khó khăn, quyết định dành hết tình yêu thương cho những con vật bị bỏ rơi.
Không chỉ tận tình chăm sóc 4 con mèo nhặt được, Khanh và Lâm còn giải cứu, nhận nuôi những con mèo hoang ở nơi mình sống. Trong 2 năm dịch, phát hiện nhiều mèo bị chủ bỏ rơi, Khanh và Lâm bắt đầu giải cứu, tìm chủ mới cho chúng.
Sau 3 năm, cả hai giải cứu hơn 600 con mèo. Hiện, đôi trẻ đang nuôi dưỡng, chăm sóc trên 100 con mèo hoang cùng một số thú cưng khác bị bỏ rơi như: Thỏ, chó….
Do số lượng mèo hoang được giải cứu lớn, Khanh và Lâm buộc phải thuê căn nhà 2 tầng ở Quận 7 (TP.HCM) làm nơi chăm sóc. Đôi bạn trẻ chia căn nhà làm 3 phần với tầng trệt và hành lang là nơi ở của mèo khỏe, tầng trên là khu cách ly mèo đang ốm, phòng ngủ.
Tầng trên cùng, cả hai dành cho mèo mẹ đang mang bầu, cho con bú. Khanh, Lâm đặt tên cho căn nhà là "Vườn mèo lang thang", nơi cả hai dành hết thời gian trong ngày để chăm sóc những con mèo bị bỏ rơi.
Mỗi ngày, Khanh, Lâm thức dậy từ sớm để dọn dẹp vệ sinh nơi ở, đổ hạt ra cho mèo ăn. Sau đó, cả hai kiểm tra phân mèo để phát hiện bệnh. Nếu trong khả năng, đôi trẻ sẽ tự điều trị. Ngược lại, Lâm và Khanh đưa mèo vào cơ sở thú y.
Trúc Lâm chia sẻ: “Bây giờ, niềm vui của chúng tôi là chăm sóc những con mèo hoang. Đi đâu về mệt hay mỗi lúc buồn, chúng tôi lại ra giữa nhà ngồi, gọi chúng đến ôm. Ôm và trò chuyện với chúng một lúc là chúng tôi lại thấy vui, yêu đời”.
Cả Khanh và Lâm đều thừa nhận bản thân yêu động vật đến độ “như mắc nợ chúng từ kiếp trước”. Ngoài việc “đi ngoài đường thấy mèo hoang mà không giải cứu là không thể rời chân”, cả hai còn hi sinh công việc yêu thích, đám cưới chỉ để chăm sóc mèo vô chủ.
Bỏ công việc, hủy đám cưới để xây nhà cho mèo
Trước khi trở thành “bảo mẫu” của những con mèo hoang, Trúc Lâm đang có thu nhập cao, ổn định từ nghề làm phim. Tuy nhiên, khi thấy bạn gái vất vả với những con mèo hoang, Lâm quyết định từ bỏ công việc từng là ước mơ của đời mình để đến hỗ trợ.
Trong khi đó, Vân Khanh cũng phải bỏ công việc toàn thời gian của mình, chuyển sang làm tự do để có nhiều thời gian chăm sóc mèo. Cả hai yêu thương những con mèo mình giải cứu đến nỗi quyết định hủy đám cưới để có tiền thuê đất, xây nhà cho chúng ở.
Từ ngày quen biết, yêu Khanh, Lâm đã có ý định cưới cô gái đã thay đổi cả cuộc đời mình làm vợ. Anh đã chuẩn bị cho ngày này từ lâu và tích góp được một số tiền khá lớn. Tuy vậy, năm 2021, Lâm bàn với Khanh việc sẽ không tổ chức đám cưới mà lấy số tiền này để xây trạm cứu hộ mèo hoang.
Lâm kể: “Tôi từng nghĩ, khi cưới Khanh, tôi sẽ tổ chức đám cưới thật chu đáo và đã chuẩn bị trước được một số tiền. Thế nhưng sau này, tôi thấy đây là lúc phù hợp để mở trạm cứu hộ mèo nên bàn với Khanh sẽ mở trạm trước.
Sau đó, hai đứa chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ, đi làm giấy đăng ký kết hôn là được. Bởi bây giờ, niềm hạnh phúc của chúng tôi là số mèo mình cưu mang có không gian sống thoải mái, được chăm sóc tốt nhất”.
Ý tưởng ấy của Lâm được Khanh đồng ý. Cả hai quyết định hủy đám cưới và lấy hết số tiền chuẩn bị cho việc kết hôn đi thuê đất. Hiện, Lâm và Khanh đã hoàn tất thủ tục thuê khu đất rộng 1.500m2 tại Lâm Đồng và đang xây dựng nhà làm nơi chăm sóc mèo hoang.
Vân Khanh chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng như bao cô gái khác mong được mặc áo cô dâu, xuất hiện trong lễ cưới lung linh đèn nến, hoa tươi... Nhưng bây giờ, tôi thấy rằng đám cưới lớn hay nhỏ không còn quan trọng nữa.
Điều quan trọng nhất là chúng tôi cùng yêu thương và cảm thấy có trách nhiệm với những con mèo hoang. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có, đang làm. Cả hai đều vui với quyết định dành cho những con mèo hoang ở đây một nơi ở thật thoải mái, tiện nghi”.