Sở TT&TT Thái Nguyên nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đề xuất triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ kê khai y tế điện tử và định danh cá nhân của Công ty TNHH phần mềm JDI là phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Theo nội dung đề xuất đã được Công ty TNHH phần mềm JDI gửi tới Sở TT&TT Thái Nguyên vào ngày 19/5, giải pháp kê khai y tế điện tử theo địa điểm và định danh cá nhân dành cho khối doanh nghiệp sản xuất sử dụng thiết bị nhận diện khuôn mặt (có tích hợp công nghệ đo nhiệt độ) để định danh cá nhân và ghi dấu vết vị trí của người đã khai báo đi qua.
Giải pháp cũng có thể mở rộng quy mô áp dụng với các giải pháp khai báo hiện nay đang được nhiều địa phương áp dụng gồm: tokhaiyte.vn, Bluezone, NCOVI.
Giải pháp này được xây dựng nhằm yêu cầu nhân viên phải khai báo y tế hàng ngày. Khi có ca nghi lây nhiễm, doanh nghiệp chỉ cần cách ly một nhóm nhân viên (theo làn di chuyển đã quy hoạch), các phân xưởng khác vẫn có thể hoạt động sản xuất bình thường.
![]() |
Mô hình giải pháp kê khai y tế điện tử theo địa điểm và định danh cá nhân dành cho khối doanh nghiệp sản xuất được Công ty JDI đề xuất thí điểm tại 2 cơ sở, nhà máy tại Thái Nguyên. |
Các lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, nhà xưởng khi áp dụng giải pháp, theo Công ty JDI, có thể kể đến như: Hỗ trợ kiểm soát an toàn từng nhóm nhân viên, công nhân theo từng phân xưởng, đảm bảo khi có ca nghi nhiễm, nhà máy có thể phân tách nhóm ảnh hưởng nhỏ; Nhân viên khai báo y tế hàng ngày đúng quy định của Bộ Y tế và di chuyển trong vùng làm việc đúng theo quy định của doanh nghiệp.
Cùng với đó, việc khai báo khá đơn giản, nhanh chóng; ghi vết đầy đủ đã đi qua các điểm kiểm tra y tế; giảm thiểu nguy cơ lây chéo toàn nhà máy khi xuất hiện ca lây nhiễm Covid-19; hỗ trợ truy vấn thông tin người cần điều tra kịp thời chính xác thông qua số liệu đã khai báo và định danh điện tử...
Nêu đề xuất hợp tác với Sở TT&TT để hỗ trợ triển khai tại 1- 2 cơ sở sản xuất, nhà máy tại Thái Nguyên, đại diện Công ty JDI cho rằng, giải pháp hỗ trợ kê khai y tế điện tử và định danh cá nhân nếu được triển khai rộng rãi sẽ giúp các đơn vị có công cụ để hỗ trợ tin học hóa quy trình kê khai y tế, hỗ trợ truy vết Covid-19.
![]() |
Quét QR Code tại các địa điểm công cộng là một giải pháp công nghệ để phòng chống Covid-19 đang được nhiều địa phương triển khai. |
Hiện nay, cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, Thái Nguyên đã và đang triển khai các giải pháp công nghệ hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó, để hỗ trợ việc truy vết, xác định địa điểm, lịch trình di chuyển các nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, đầu tháng 5/2021, Sở Y tế Thái Nguyên đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở, bệnh viện Quân y 91, trường Đại học Y Dược, chỉnh hình và phục hồi chức năng và các bệnh viện tư nhân tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch. Tuyên truyền, vận động người dân cài đặt các ứng dụng VHD, NCOVI, Bluezone và thực hiện khai báo bằng QR Code tại các địa điểm theo yêu cầu.
Đồng thời, tiếp tục triển khai khai báo bằng QR Code tại đơn vị; hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện khai báo y tế bằng QR Code khi đi/đến đơn vị thông qua các ứng dụng VHD, Bluezone, NCOVI. Thực hiện kiểm soát khai báo bằng QR Code tại đơn vị đến tận khoa, phòng, buồng.
Đối với các trung tâm y tế có các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Sở Y tế cũng đã yêu cầu tạo QR Code tại chốt kiểm soát và hướng dẫn người dân khai báo qua các ứng dụng VHD, Bluezone, NCOVI khi đi qua chốt.
Với riêng Bluezone, ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, theo số liệu thống kê tại thời điểm 17h ngày 18/5, Thái Nguyên đứng thứ 10 trong cả nước về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng này, với 304.277 Bluezoner, chiếm 23,65% trên tổng số gần 1,3 triệu dân số của tỉnh và chiếm trên 27% tổng số smartphone đang được sử dụng tại địa bàn." alt=""/>Thái Nguyên sẽ thí điểm khai y tế điện tử, định danh cá nhân tại 2 nhà máyHSBC quay lưng với tiền mã hóa giá trị nhất toàn cầu. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi không xem coi Bitcoin như một loại tài sản vì đặc tính bất ổn của nó. Nếu khách hàng muốn mua coin thì tùy họ, nhưng HSBC không quảng bá tiền mã hóa như một danh mục đầu tư nằm trong hoạt động kinh doanh và quản lý của mình”, Quinn cho biết.
"Vì những lý do tương tự, chúng tôi không tham gia vào stablecoin", CEO HSBC đề cập đến các loại tiền kỹ thuật số như Tether - coin gán giá trị của mình với tiền pháp định, chẳng hạn như USD.
Hôm 24/5, Bitcoin được giao dịch ở mức 36.387 USD/BTC, giảm gần 50% so với kỉ lục cao nhất 64.895 USD/BTC xác lập hôm 14/4. Áp lực lên đồng tiền này càng gia tăng sau Tesla ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Tuy nhiên, Quinn lại đặt niềm tin tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), đang được các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc phát triển.
“CBDC có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch quốc tế, loại bỏ chi phí, hoạt động một cách minh bạch và có những thuộc tính giá trị để lưu trữ lâu dài”, CEO HSBC đánh giá.
Ngân hàng này đang trao đổi với một số chính phủ về kế hoạch phát triển CBDC, bao gồm Anh, Trung Quốc, Canada và UAE.
Sự bất ổn của Bitcoin khiến cho nhiều định chế tài chính lớn tỏ ra thận trọng, kể cả những ngân hàng đã tuyên bố hỗ trợ giao dịch, quản lý tiền mã hóa.
Cách đây ít ngày, rò rỉ báo cáo của Goldman Sachs về tiền mã hóa. Gã khổng lồ này nhận định nhiều khả năng tổng giá trị thị trường của Ethereum sẽ vượt qua Bitcoin.
(Theo Zingnews)
Các công xưởng đào tiền ảo ở Trung Quốc đã bắt đầu tháo dàn, bán máy và thanh lý nhà xưởng.
" alt=""/>HSBC: 'Bitcoin không phải là tài sản có giá trị'