Nhận định, soi kèo Groningen vs Heracles, 01h00 ngày 24/4: Chia điểm

 |
Khảo sát về mức độ sẵn sàng chấp nhận các dịch vụ tài chính số. |
So với các nước khác, người Việt cũng rất sẵn sàng cung cấp thêm các thông tin tài chính cá nhân cho phía ngân hàng (49%) để đổi lại các dịch vụ khác biệt như lãi suất tốt hơn hoặc giảm phí. Đây là tỷ lệ cao thứ 2 trong khu vực, chỉ xếp sau Thái Lan (51%).
Chính vì rất cởi mở với ngân hàng số, người Việt có yêu cầu rất cao khi sử dụng các dịch vụ này. Đầu tiên phải kể đến những yêu cầu về việc rút ngắn thời gian chuyển tiền. Ngoài ra, người Việt cũng muốn được đáp ứng các trải nghiệm nâng cao hơn như khả năng cá nhân hóa về giao diện website, ứng dụng, việc thiết lập thanh toán hóa đơn định kỳ và các tính năng về bảo mật.
Ngân hàng số phải thay đổi tư duy để phục vụ người sử dụng
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, ông Aashish Sharma - phụ trách Bộ phận Quản lý Vòng đời rủi ro và Quyết định của FICO cho rằng, nhìn chung, người sử dụng mong muốn các trải nghiệm với dịch vụ ngân hàng số phải ngày càng đơn giản, nhanh chóng và được cá nhân hóa.
Để làm được điều này, các ngân hàng sẽ phải tiến hành chuyển đổi số một cách toàn diện. Trong quá trình đó, họ cần điều chỉnh lại hành trình trải nghiệm của người sử dụng để hướng tới phân khúc khách hàng rộng lớn hơn.
 |
Người dùng mong muốn trải nghiệm với dịch vụ ngân hàng số phải ngày càng đơn giản, nhanh chóng và được cá nhân hóa. |
Hiện nay, các xu hướng chuyển đổi số chính trong lĩnh vực ngân hàng là phát triển hệ sinh thái quan hệ đối tác, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và cuối cùng là việc lấy người dùng làm trọng tâm.
Các ngân hàng hiện đều đã đồng tình với 2 xu hướng đầu tiên, đó là phát triển hệ sinh thái quan hệ đối tác và ứng dụng điện toán đám mây.
Trong đó, nền tảng ngân hàng phải đảm bảo hỗ trợ được quan hệ đối tác đa bên để cùng nhau cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tùy chỉnh và được cá nhân hoá. Ví dụ như ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng của các sàn thương mại điện tử.
Ở xu hướng thứ 3 là lấy người dùng làm trọng tâm, không phải ngân hàng nào cũng hiểu đúng. Sau khi thu thập dữ liệu đầu vào từ người dùng, điều quan trọng là phải dùng những dữ liệu đó để phục vụ cho việc ra quyết định.
Dữ liệu của các ngân hàng hiện nay thường được phân tán, định dạng của dữ liệu cũng khác nhau. Điều quan trọng là phải làm sạch được các dữ liệu để sử dụng chúng trong quá trình phân tích.
 |
Ông Aashish Sharma - phụ trách Bộ phận Quản lý Vòng đời rủi ro và Quyết định của FICO. |
Các ngân hàng cũng cần phải duy trì được tính nhất quán về chất lượng dịch vụ. Nếu người dùng hài lòng với sản phẩm đầu tiên, quay lại sử dụng sản phẩm thứ 2 nhưng lại có trải nghiệm tồi tệ, đó sẽ là điểm yếu chí tử ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.
Ví dụ cho điều này là cần phải có hạn mức nhất quán cho mọi dịch vụ của người dùng. Không thể để các mức hạn mức khác nhau cho từng dịch vụ khác nhau dù cùng chung một người sử dụng.
Theo vị chuyên gia này, trong thời gian tới, các ngân hàng phải thay đổi tư duy dựa trên sản phẩm sang tư duy dựa trên tiêu dùng, cụ thể là cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng.
Thay vì tìm cách phát minh lại những cái đang có, các ngân hàng nên tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tốt đã được phát triển bởi các công ty công nghệ để phục vụ cho quá trình chuyển đổi số hoạt động của mình.
Điều này chỉ được thực hiện nếu ngân hàng có trong tay một nền tảng ra quyết định thông minh, có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và sử dụng mô hình phân tích để từ đó đưa ra quyết định. Đó là cách để tìm ra phương án tối ưu nhằm cải thiện hành trình trải nghiệm của khách hàng.
Trọng Đạt
" alt=""/>Không phải Indo hay Singapore, người Việt thích ngân hàng số nhất khu vực
 cung cấp miễn phí cho cộng đồng từ đầu tháng 4/2021, ứng dụng i-Speed giúp người dùng có thể chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách thuận tiện, chính xác.</p><p>VNNIC đã phát triển ứng dụng di động i-Speed từ hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam cung cấp trên giao diện web tại địa chỉ https://speedtest.vn, https://i-speed.vn. </p><p>i-Speed được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở và là hệ thống đo tốc độ truy cập Internet của người dùng độc lập với mạng của các doanh nghiệp.</p><table class=)
 |
Trước khi ra mắt ứng dụng i-Speed, VNNIC đã cung cấp công cụ hỗ trợ đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam trên giao diện web từ cuối năm 2019. |
Đơn vị phát triển ứng dụng khuyến nghị người dùng nên đo nhiều lần với các điểm khác nhau để có đánh giá xác thực về chất lượng dịch vụ Internet mình đang sử dụng.
Đặc biệt, người dùng có thể đối chiếu kết quả đo qua ứng dụng i-Speed với hợp đồng, cam kết của nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền lợi của mình; hoặc đánh giá tốc độ truy cập Internet của gói cước hiện tại liệu có đảm bảo sử dụng tốt các dịch vụ Internet chất lượng cao.
Bên cạnh những thông số phản ánh tốc độ truy cập Internet, ứng dụng i-Speed cho phép người dùng xem được thông tin chi tiết mẫu đo (tên thiết bị, tên nhà mạng), loại kết nối (Wi-Fi/3G/4G/5G), điểm đo, vị trí thực hiện, phiên bản địa chỉ IP kết nối (IPv4/IPv6) và lịch sử đo trên thiết bị. Các thông tin này giúp người dùng dễ dàng phản ánh với kỹ thuật viên nhà mạng trong trường hợp gặp vấn đề về kết nối Internet.
Ngoài ra, i-Speed còn hỗ trợ đo kết quả truy cập mạng Internet IPv6. Đây là tính năng mà các hệ thống quốc tế tại Việt Nam chưa hỗ trợ. Hiện tổng số mẫu mà hệ thống thu được từ thiết bị đầu cuối sử dụng Internet IPv6 đạt khoảng 45% số mẫu IPv4. Tỉ lệ này hoàn toàn tương đồng với số liệu thống kê từ các tổ chức quốc tế như Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương.
 |
Việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet nhằm góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về Internet Việt Nam. |
Đưa i-Speed trở thành ứng dụng phổ biến
Theo thống kê, trong tuần đầu ra mắt i-Speed, hệ thống đã ghi nhận hơn 7.000 lượt tải ứng dụng. Đến nay, ứng dụng i-Speed có hơn 17.000 người dùng, gồm gần 8.800 người dùng thiết bị Android và hơn 8.200 người dùng thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.
Cùng với đó, số lượng mẫu đo trên hệ thống trong hơn 1 tháng vừa qua là 200.000, cao gấp đôi tổng số lượng mẫu trung bình của các quý trước đó. Số điểm đo từ chỗ chỉ có 3 điểm tại VNIX lên 30 điểm đo ở thời điểm đầu tháng 4/2021 và hiện nay là gần 40 điểm.
Hệ thống đo tốc độ Internet Việt Nam có gần 20 doanh nghiệp gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, MobiFone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV, SPT, iNET, Mắt bão, BKNS, Vinahost, Nhân Hòa, Long Vân… tham gia triển khai điểm đo. Để hỗ trợ người dùng Viettel, nhà mạng này đã tích hợp i-Speed trên ứng dụng chăm sóc khách hàng của mình.
Đặt mục tiêu đưa i-Speed trở thành ứng dụng đo tốc độ Internet phổ biến và cung cấp số liệu chính xác hơn cho cộng đồng Việt Nam, VNNIC và Cục Viễn thông đã đưa ra các chỉ tiêu cao trong năm 2021 là đạt 50 điểm đo trên cả nước và mỗi quý thu thập khoảng 1 triệu mẫu đo.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên, VNNIC và Cục Viễn thông khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung, mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống; đồng thời khuyến khích người dùng thường xuyên đo tốc độ mạng qua i-Speed.
Số lượng mẫu đo trên hệ thống càng lớn thì kết quả thống kê càng khách quan. Với dữ liệu trên hệ thống, các cơ quan quản lý có thể tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, thống kê, đánh giá chất lượng Internet Việt Nam, cũng như thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp i-Speed, triển khai thêm các điểm đo và tăng cường kết nối VNIX, góp phần đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Vân Anh

Ứng dụng “Make in Vietnam” i-Speed giúp người dùng tự đánh giá tốc độ truy cập Internet
Được Cục Viễn thông và VNNIC triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, ứng dụng “Make in Vietnam” i-Speed hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách trung thực, chính xác.
" alt=""/>Ứng dụng đo tốc độ Internet Việt Nam i
Trong căn phòng dành cho bệnh nhân hậu Covid-19, bà Huỳnh Thị Út Lớn (62 tuổi) đang tất tả chăm sóc cho chồng. Mái tóc xô lệch được ghim tạm, đôi mắt đỏ đục ngầu sau nhiều ngày mất ngủ, bà đã gắng gượng nhiều lắm. Chồng của bà, ông Nguyễn Văn Út đã phải nằm viện hơn 2 tháng nay vì nhiễm SARS-CoV-2 và di chứng để lại.Trước đó, vào đầu tháng 10, ông Út có biểu hiện mệt mỏi, ho nhiều, sốt, đau nhức cơ thể, vào Bệnh viện Quận 12 để khám mới phát hiện mắc Covid-19 nên được ở lại điều trị. Bà Út Lớn cũng là F0 nhưng triệu chứng nhẹ và sớm bình phục. Ngày 16/10, ông Út được chuyển sang Khoa Hô Hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục theo dõi, điều trị.
 |
Bác sĩ Bích Trà, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp động viên ông Út và bà Út Lớn. |
Bác sĩ Lê Thị Bích Trà cho biết, ông Út bị di chứng hậu Covid-19, viêm phổi, ho nhiều, khó thở, có nhiều bệnh nền. Do ông bị kháng kháng sinh nên buộc phải sử dụng thuốc mạnh, chi phí cao. Đến nay, sức khỏe của ông vẫn chưa ổn định, cần được theo dõi thêm.
Bà Út Lớn run rẩy nói: “Từ hôm đến giờ chúng tôi phải vay mượn 40 triệu đồng rồi. Với một gia đình bình thường, đó là số tiền lớn, mà đối với chúng tôi, đó là cả gia tài không biết bao giờ mới có được”.
Nhiều năm trước, gia đình bà cũng có căn nhà nhỏ ở thành phố. Do ông Út mắc nhiều chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, uống thuốc triền miên, còn tốn tiền đi bệnh viện nên chẳng thể phụ giúp bà Út Lớn việc gì. Sau khi có thêm 2 đứa con, một mình bà Út Lớn đi làm cũng không đủ để nuôi 4 miệng ăn. Dần dần, họ vay nợ chồng nợ, buộc phải bán căn nhà để trả.
Cũng vì cuộc sống khó khăn nên 2 người con của bà lần lượt nghỉ học khi mới lên lớp 7 và lớp 10, sau đó xin đi làm công nhân. Cả gia đình chen chúc trong căn phòng trọ nhỏ ở Quận 12. Thoáng chốc đã hơn 10 năm.
Khoảng 4 năm trước, trong một lần cãi cự, người con trai lớn của bà làm chết người nên bị bắt vào tù. Còn chưa biết làm cách nào để giúp con trả bớt nghiệp thì một năm sau đó, người con út lại bị kẻ khác đâm chết.
“Dù có thế nào cũng là máu mủ do mình sinh ra, nó sai trái hay bị đau đớn thì bản thân tôi còn đau hơn thế, nhưng tôi chỉ có thể cắn răng chịu đựng. Bởi chồng tôi còn đang bệnh nằm đấy”, bà Út Lớn ngây người nhớ lại.
 |
Dù mệt mỏi nhưng bà Út Lớn vẫn phải gắng gượng để chăm sóc người chồng bệnh tật triền miên. |
Vài năm nay, sức khỏe của bà cũng suy giảm nhanh chóng, nhưng phải cố gắng động viên chính mình, bởi nếu bà mà ngã quỵ thì chẳng có ai chăm lo. Hai tháng ông Út điều trị hậu Covid-19, chi phí tốn kém. Nhưng người thân đều gặp khó khăn sau trận dịch kéo dài, họa hoằn lắm mới giúp cho được 50-100 nghìn đồng, chẳng thấm vào đâu. Vì vậy bà phải năn nỉ để vay mượn khắp nơi, đến nay, chẳng còn ai dám cho bà vay nữa.
“Đời tôi khổ quen rồi, tôi chẳng dám cầu gì lớn lao, chỉ mong có tiền để đóng viện phí và mua thuốc cho chồng trong khoảng thời gian tới là mừng lắm rồi”, người phụ nữ luống tuổi bày tỏ nỗi bất lực.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội Bệnh viện phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc bà Huỳnh Thị Út Lớn; Địa chỉ bệnh viện: 313 Âu Dương Lân, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 0383267134.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.342 (Ông Nguyễn Văn Út)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản:Báo VietNamnet
Số tài khoản:114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT:028 3818 1436." alt=""/>Đôi vợ chồng nghèo cả đời lận đận xin giúp viện phí chữa bệnh hậu Covid