Ở diễn biến khác, luật sư của Gia Khiêm đã đưa ra những luận điểm cáo buộc Dương (Huyền Lizzie) và Lâm (Mạnh Trường) hãm hại Khiêm (Hồ Phong) với sự làm chứng của Mai.
Luật sư của Gia Khiêm cáo buộc Dương: "Cô đã nhiều lần muốn có mối quan hệ thân mật với thân chủ tôi để có cơ hội phát triển bản thân. Cô Dương thường xuyên tiếp cận thân chủ tôi trong phòng riêng hoặc nhà riêng. Khi thấy thân chủ tôi có mối quan hệ với cô Mai - nhân viên cùng phòng, cô Dương đã tìm mọi cách ly gián, nói xấu, thậm chí muốn đi quá giới hạn với thân chủ tôi.
Cùng với đó, cô Dương lại có mối quan hệ mập mờ với anh Lâm và đã kích động anh Lâm tấn công thân chủ tôi khi không đạt được mục đích. Tất cả bằng chứng tôi giữ ở đây với nhân chứng cụ thể là cô Mai. Cô Mai sẵn sàng đưa ra những lời khai trung thực nhất".
Trong khi đó, Lan Nhi (Chu Diệp Anh) đã tung chiêu để bố Giang (Khôi Trần) có cơ hội gặp gỡ tiếp cận Nguyệt (Quỳnh Kool). Nguyệt thắc mắc vì sao Giang bận như vậy mà không để Lan Nhi tự mang trả cuốn tiểu luận cô bé cầm nhầm mà đến tận nơi gặp mình. Khôi ngại ngùng nói: "Tôi nghĩ con bé cố tình cầm nhầm tập tiểu luận của cô. Tôi biết con bé luôn tìm kiếm cơ hội để gặp cô, đến chơi rồi ở lại nhà cô, thậm chí nó còn tìm cách bắt tôi đến gặp cô bằng được".
Dương có tìm được bằng chứng để chống lại lời cáo buộc của Gia Khiêm? Anh Thu trả lời Tùng ra sao? Chi tiết tập 47 Chúng ta của 8 năm saulên sóng lúc 21h40 tối nay trên VTV3.
Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI, năm 2024 diễn ra từ ngày 9 - 14/7, 81 đơn vị tham gia. Lần đầu tiên, hạng mục podcast được đưa vào liên hoan để trao thưởng, nhằm khích lệ sự phát triển đa dạng của các loại hình truyền thông, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng. Qua đó để thấy những người làm phát thanh trên toàn quốc đã và đang cập nhật với xu hướng chung hiện đại của thế giới.
Trong khuôn khổ liên hoan, chương trình giao lưu Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc lần thứ IX năm 2024sẽ diễn ra nhằm lan tỏa giá trị nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, còn có Hội thảo quốc tế Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam, giải chạy Vì làn sóng khỏe…
Có một sự thật, con người có cơ chế thích nghi. Những đứa trẻ 8X đời đầu như tôi hoặc anh chị 7X sẽ hiểu được khó khăn chung của đất nước, nơi mình sinh ra. Và mọi người đã đi qua thời ấy với tất cả nỗ lực, cũng có nhiều niềm hạnh phúc đáng nhớ.
Thời tôi đi học không có điện thoại, xe đạp cọc cạch, sách vở thiếu thốn, phải mượn học liệu cũ của anh chị hàng xóm. Tối về học bài bằng chiếc đèn dầu leo lét, đi học phải ăn cơm với khoai và sắn độn nóng ran cả bụng dạ…
Tuy nhiên, lúc nào khổ cực thì khổ cực, khi nào cảm thấy niềm vui cũng thật vui, và thậm chí có những niềm vui khó tìm lại khi điều kiện khá hơn. Đó là tình thương, sự gắn kết, hiện hữu đầy đủ của người thân thương mình trong những bữa cơm gia đình, nói cười vui vẻ.
“Bây giờ tiện nghi đầy đủ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều nỗi lắng lo, bất an khi bố mẹ không thể hiểu hết con cái, cạm bẫy rập rình trên mạng, ngoài đường, thậm chí trên trường học”. Tôi đọc được chia sẻ này trên một diễn đàn dành cho bố mẹ có con đang độ tuổi dậy thì. Quả thực, thời kỳ nào cũng có cái khó cái khổ riêng.
Với tôi và nhiều người khác, sau khi đi qua cơn bão khó khăn đã nhận ra, nhờ đó mình “cứng cáp” hơn. Và thi thoảng, tôi vẫn thầm cảm ơn một số khó khăn, thử thách mình gặp trong đời.
Mỗi bài học đều đáng giá
Trở lại với việc sinh ra trong gia đình nghèo khó có là nỗi bất hạnh? Điều này tùy thuộc vào cảm nhận của từng người, không hề có mẫu số chung.
Cũng có những đứa trẻ trách cha mẹ sinh mình ra trong điều kiện khó khăn. Nhưng rất nhiều người khác, trong đó có tôi, lại cảm thấy được trải qua “thử thách” con nhà nghèo cũng là điều tuyệt vời, giúp mình rèn luyện sự chịu đựng, vượt lên chính mình, có nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống.
Nhờ đã từng khổ, từng khó nên tôi hiểu và cảm thông sâu sắc hơn với cái khó, cái khổ của người khác.
Tôi nghĩ cuộc sống có 2 mặt. Điều quan trọng, chúng ta nhìn vào mặt nào để cảm nhận, sống với.
Thực tế, không ít người trẻ sinh ra trong gia đình sung túc, ỷ lại vào điều kiện gia đình của mình mà không nỗ lực, không cố gắng, thậm chí chỉ lo hưởng thụ, ăn chơi sa đọa.
Nhiều người khác khi gia đình “phất” lên, bố mẹ không còn thuận hòa, hạnh phúc đổ vỡ. Và đứa trẻ mà người ngoài nhìn vào tưởng là may mắn ấy đã cảm thấy bất hạnh vì sinh ra trong gia đình giàu mà khiếm khuyết niềm vui như vậy.
Tôi thật sự chưa giàu và cũng đã già, nhưng khi có duyên trở thành phụ huynh của một đứa trẻ - là con trai tôi, một cậu bé 5 tuổi - tôi đã thật sự rất hạnh phúc. Con trai tôi cũng đầy tiếng cười dù sống trong điều kiện không khá giả.
Tôi nghĩ, nếu có điều kiện hoặc được chuẩn bị kỹ để trở thành một phụ huynh, bố mẹ sẽ mang lại những điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ. Và đứa trẻ sẽ cảm nhận được tình thương, sự lo lắng, năng lượng bảo vệ của bố mẹ mình và sống bình an trong bầu không khí đó.
Lường trước điều sẽ trải trong quá trình làm bố mẹ cũng là cách giúp mình và con cùng trải qua thử thách trong suốt cuộc đời.
Hạnh phúc đích thực không lệ thuộc điều kiện bên ngoài, mà từ cảm nhận bên trong thông qua nhận thức về nhân-duyên-quả. Nhiều vị hiền triết “gặp nhau” trong cái nhìn này.
Hạnh phúc là cảm thọ của từng cá nhân, khi con người càng hiểu biết về quy luật cuộc sống, vận hành của đời mình trong chiều sâu nhân-quả, họ sẽ nỗ lực để sống tốt nhất trong các điều kiện đang có. Khi sống tốt nhất và vui vẻ với kết quả đạt được trong điều kiện cụ thể nào đó, chắc chắn ta sẽ tịnh tiến trên con đường vui.
Sở dĩ người ta khổ vì không chấp nhận được mình và không sống tốt nhất với các điều kiện hiện tại.
Người giàu cũng khóc, bởi chính họ cũng phải đối mặt với rất nhiều nỗi thống khổ chung của nhân loại, đó là sinh, già, bệnh, chết, gần người mình không hợp, xa người thương, cầu mà không toại ý. Có người nổi tiếng, giàu có, địa vị cao không thể chịu được sự mất mát bất ngờ sau một sự cố nào đó đã chọn cái chết. Đó là bài học đáng suy ngẫm, thay vì chỉ xoáy sâu ở mỗi việc giàu/nghèo.
Tất nhiên, nếu quá nghèo khó, sinh ra một đứa trẻ và không đủ nuôi chúng, để chúng cù bất cù bơ, không có điều kiện đến trường, chịu khổ cùng mình, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội, chắc chắn là không nên. Nói cách khác, sinh con là lựa chọn kỹ lưỡng, có điều kiện.
Nếu đã chuẩn bị kỹ thì hẵng “giới thiệu” con mình với cuộc đời để cả hai cùng có nhiều điều kiện để kiến tạo hạnh phúc cùng nhau.