Nghe tiếng kêu của vợ, người chồng đạp cửa xông vào, giơ tay đấm thẳng vào mặt nữ nhân viên y tế. Bác sĩ trong phòng phải mời bảo vệ vào can thiệp. Lúc này, người chồng mới thừa nhận anh không biết đã xảy ra chuyện gì, nhưng nghe tiếng vợ kêu là anh phải đánh…
Đó là một trong những tình huống mà người làm trong ngành y tế không bao giờ muốn nhắc đến. Tuy nhiên, trong cuộc nói chuyện với người viết, một bác sĩ đã phải thừa nhận, thời gian gần đây những hành động bạo lực xảy ra nhiều hơn ở bệnh viện và các cơ sở y tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc số lượng nhân viên y tế phải nhận những cú đấm, những cái tát vô lý ngay tại nơi làm việc cũng nhiều hơn.Tại khoa đẻ A2, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Mai Linh (SN 1991) cho biết, cô đã từng chứng kiến rất nhiều người chồng, mím môi mím lợi, tay bám chặt vào lan can ở hàng lang bệnh viện để kìm nén sự lo lắng, hồi hộp khi vợ bước vào phòng sinh. Tuy nhiên, cũng có không ít lần, các y bác sĩ ở khoa này phải đối mặt với những người đàn ông mất bình tĩnh.
 |
Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Mai Linh (SN 1991 - BV Phụ sản Hà Nội). |
“Anh ta quát nạt, làm ầm ĩ và tra hỏi y bác sỹ vì vợ anh ta vào viện từ sáng mà đến chiều không đẻ. Tuy nhiên, anh ta không biết, với những trường hợp sinh con lần đầu, ca đẻ có thể kéo dài tới 18, 20 tiếng” - nữ hộ sinh sinh năm 1991 chia sẻ.
BS Đồng Thu Trang (bệnh viện Phụ sản Hà Nội, SN 1986) lại cho rằng, những tình huống bạo lực, mất kiểm soát ngôn ngữ của người dân thường xuất hiện ở khu vực phòng khám hơn. Trong nghề, nhiều đồng nghiệp của cô vẫn đùa một cách chua chát rằng “phòng khám chính là nơi đầu sóng ngọn gió”. Ở đó, các nhân viên y tế có thể bị “ăn đòn” nếu người nhà mất bình tĩnh.
Nữ BS kể về trường hợp 1 thai phụ đang mang thai ở tuần thứ 6.
“Cô ấy vào viện vì phát hiện bị ra máu. Khi vào, cô ấy không mang theo sổ khám nhưng lại khẳng định đã khám 1 lần tại bệnh viện này. Vì vậy, nhân viên y tế hỏi cô ấy về các thông tin, tên tuổi, địa chỉ để vào hệ thống lấy mã số bệnh nhân (tại bệnh viện, mỗi bệnh nhân có 1 mã số để tiện việc quản lý hồ sơ và thanh toán viện phí - nv). Tuy nhiên, nhân viên y tế mới hỏi đến câu thứ 4 thì thai phụ này quát ầm ĩ: “Hỏi gì mà hỏi lắm thế. Ối chồng ơi là chồng…” - nữ BS nhớ lại.
Nghe tiếng kêu của vợ, người chồng ở đâu đạp cửa xông vào, giơ tay đấm thẳng vào mặt nữ nhân viên y tế. Bác sĩ ở phòng khám phải mời bảo vệ vào can thiệp. Lúc này, người chồng mới thừa nhận anh không biết trong phòng đã xảy ra chuyện gì, nhưng nghe tiếng vợ kêu là anh phải đánh.
 |
Cảnh chờ đợi ở hành lang khoa đẻ bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
Lần khác, nữ BS kể, bệnh nhân vào viện lúc 9h tối sau 10 ngày bị ra máu vùng kín. Tuy nhiên, trong quá trình khám, bệnh nhân luôn có biểu hiện co rụt người khi các bác sĩ động vào người.
“Sau quá nhiều thời gian loay hoay nhưng không thể khám được cho bệnh nhân, bác sĩ mới đề nghị cô gái: “Em ơi, em hợp tác để các chị khám, vì còn rất nhiều bệnh nhân đang chờ phía ngoài”. Sau đó, các bác sĩ tiến hành đưa dụng cụ y tế vào khám cho bệnh nhân. Thế nhưng, khi dụng cụ vừa chạm vào người thì cô gái kêu la ầm ĩ.
Ngay sau tiếng kêu đó, một người đàn ông ăn mặc bảnh bao đạp cửa xông vào chửi bới, dọa nạt ê kíp”- BS Đồng Thu Trang buồn rầu nhớ lại.
Nữ BS cho biết, khi nghe tiếng ồn ào trong phòng khám, nhiều bệnh nhân biết chuyện còn khuyên giải người chồng và đề nghị bệnh nhân phối hợp để các bác sĩ làm việc. Thế nhưng, người chồng này vẫn lớn tiếng quát nạt và dọa quay video để đưa lên mạng xã hội.
“Lúc đó, quả thực cả ê kíp chỉ lo lắng cho tình trạng của bệnh nhân. Chị ta bị chảy máu nhưng vì không thể khám nên không biết rõ tình trạng bệnh. Mọi người phải huy động cả nhân viên gây mê hồi sức ở phòng mổ xuống hỗ trợ mới hoàn thành được công việc. Tuy nhiên, khi hết ca trực trở về, ngồi nghĩ lại, tôi thấy rất buồn. Cái nghề khiến chúng tôi tự hào nhưng đôi khi cũng làm mình bị chạnh lòng” - BS Trang chia sẻ.
Theo nữ BS sinh năm 1986, chị không dám thừa nhận tất cả những bức xúc của người dân với nhân viên y tế thời gian gần đây đều vô lý vì ở đâu đó vẫn có những người ứng xử chưa chuẩn mực. Thế nhưng, mọi trường hợp đều có cách giải quyết thay vì xu hướng bạo hành. Quan trọng hơn, trước khi hành xử, mọi người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề.

Người chồng ồn ào nhất phòng đẻ khiến bác sỹ bật cười
“Vợ cố lên, gắng 1 tý nữa là được… Lúc nào con ra, anh sẽ mắng con 1 trận vì cái tội làm mẹ con vất vả”- người đàn ông ồn ào nhất phòng đẻ khiến các y bác sĩ phải bật cười.
" alt=""/>Người đàn ông đạp cửa vào phòng khám khiến bác sĩ tái mặt
Khi cả nước chung tay giúp người nghèo Tối 17/10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", Chương trình nhằm ghi nhận, động viên, tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là doanh nghiệp, doanh nhân, người Việt Nam ở nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất, cộng đồng (khu dân cư, xã, huyện) nghèo, thông qua Quỹ "Vì người nghèo" và Chương trình an sinh xã hội.
 |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo 2018” |
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững, là một chủ trương lớn, một chương trình của quốc gia, là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ, phát triển bền vững của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đã giảm nhanh, xuống còn 6,7%, tỷ lệ tái nghèo thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước.
Kết quả giảm nghèo, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, việc ban hành chính sách, pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền địa phương, có sự chung tay rất lớn của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia, tổ chức quốc tế tích cực tham gia các chương trình nhân ái, ủng hộ người nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo" hàng chục nghìn tỷ đồng, xây dựng hàng nghìn ngôi nhà "Đại đoàn kết", giúp hàng trăm nghìn người nghèo về y tế, giáo dục, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tham gia với nguồn lực lớn, hình thức hỗ trợ đa dạng, thiết thực. Đây là những nghĩa cử cao đẹp làm lay động lòng người, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là những nghĩa cử cao đẹp làm lay động lòng người, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua chúng ta đã vinh danh 8 huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo, 38 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn trở thành xã nông thôn mới và 30 hộ gia đình tiêu biểu cho hàng nghìn hộ thoát nghèo. Dù vậy, hiện cả nước vẫn còn 2,9 triệu hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao.
Vì vậy, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi phải có cách làm chủ động, sáng tạo và huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa. Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hành động thiết thực, đóng góp to lớn hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm "Vì người nghèo" từ ngày 17/10 đến 18/11/2018, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn kêu gọi các cấp, các ngành, đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, tổ chức quốc tế ở Việt Nam hãy tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ người nghèo với tinh thần "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau".
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng mong muốn hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng, hãy quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cùng nhắn tin đến Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1409 để quyên góp ủng hộ người nghèo.
Theo tổng hợp của Ban Tổ chức, tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo 2018” đã có hơn 100 doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 857 tỷ đồng, trong đó, ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" hơn 77 tỷ đồng; ủng hộ chương trình an sinh xã hội hơn 780 tỷ đồng. Đây là một số tiền lớn, thiết thực, đóng góp to lớn vào công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
PVN tặng 3 tỷ đồng, cam kết đóng góp 250 tỷ đồng
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động và triển khai tháng cao điểm “Vì người nghèo”, tại chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018, PVN đã trao tặng cho Quỹ “Vì người nghèo” số tiền biểu trưng 3 tỷ đồng cùng cam kết đóng góp 250 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với đồng bào nghèo cả nước.
 |
Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh trao biểu trưng số tiền ủng hộ tại Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” 2018. |
PVN cũng đã kêu gọi toàn thể CBCNV tham gia chương trình hướng về người nghèo, soạn tin nhắn với nội dung “VNN” và gửi vào số 1409 để quyên góp ủng hộ người nghèo qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400.
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác an sinh xã hội luôn luôn được tập thể lãnh đạo, CBCNV PVN quan tâm và coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm, tình cảm của những người lao động dầu khí đối với cộng đồng, với xã hội. Đây cũng chính là đặc trưng văn hóa của một doanh nghiệp Nhà nước đầu tầu, trụ cột của nền kinh tế.
Vũ Minh
" alt=""/>PVN: Hơn 250 tỷ đồng chung tay vì người nghèo