Mưa lớn, lũ quét, sạt lở trong những ngày qua đang gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nguy cơ thiệt hại thậm chí còn có thể lớn hơn do biển Đông liên tục xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang tiến nhanh vào đất liền. Điều cần thiết ở thời điểm hiện tại là người dân nên theo dõi các kênh chính thống để kịp thời cập nhật tin tức.Theo sát diễn biến, cảnh báo kịp thời các rủi ro
Để kịp thời đưa những thông tin về bão lũ đến người dân, bên cạnh các công cụ truyền thống như các bản tin dự báo, website chính thức, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã phát triển thêm thêm tài khoản chính thức trên Zalo. Để nhận thông tin chính thống, nhanh chóng trên Zalo người dân chỉ cần tìm và quan tâm trang Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia”
Các nội dung trên Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia” được thể hiện đa dạng bằng hình ảnh, infographic đến các bài viết cập nhật diễn biến mưa bão tại mỗi địa phương, tóm tắt, nhận định của chuyên gia.
 |
Các thông báo cập nhật tình hình thời tiết được gửi cho người dân tại các vùng chịu ảnh hưởng của bão lụt (Ảnh chụp màn hình) |
Theo TS. Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet, việc người dân sở hữu chiếc máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng trở nên phổ biến.
“Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ trong việc truyền tải những thông tin bão lũ đến người dân, đã và đang phát huy hiệu quả rất tốt, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác”, ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh.
Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia kỳ vọng, việc bổ sung nhiều phương thức truyền tải thông tin khí tượng thuỷ văn, thiên tai trong đó có Zalo - một trong những nền tảng có lượng người dùng lớn sẽ giúp các thông tin dự báo, cảnh báo này đến cộng đồng nhanh hơn, cập nhật thường xuyên hơn.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ tháng 8 - 10/2021, thông qua kênh Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia” đã có hơn 116 triệu tin nhắn được gửi đến người dân tại các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai... Qua đó, cung cấp nhanh chóng, chính xác diễn biến về tình hình bão lũ, thiên tai của từng địa phương đến người dân sinh sống tại nơi đó.
 |
Nguy cơ sạt lở sau bão lũ gây nguy hiểm cho người dân (Ảnh: Minh Hoàng) |
Cũng theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ nay đến ngày 30/10, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ sẽ có mưa to, có nơi mưa rất to do ảnh hưởng của không khí lạnh và nhiễu động gió Đông. Vì mưa lớn nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Đồng Nai và khu vực Tây Nguyên là rất lớn.
“Bên cạnh đó, khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên cũng vừa trải qua đợt mưa lũ lớn, tại các vùng đồi núi đất đá đã bão hòa nước nên nguy cơ trượt lở đất đá vẫn ở mức cao. Vì vậy, người dân cần đề phòng với các hiện tượng trượt lở tránh gây thiệt hại về người và tài sản vật chất”, ông Mai Văn Khiêm nói thêm.
Chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai
Song song với việc theo sát diễn biến, cảnh báo kịp thời các rủi ro do mưa lũ, thiên tai tại trang Zalo “Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia”, người dân còn có thể theo dõi trang Zalo “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai”.
Đây là kênh thông tin chính thức của Tổng Cục Phòng chống thiên tai cung cấp thông tin chính thống về tình hình thời tiết, cảnh báo thiên tai và đặc biệt là những hướng dẫn phòng tránh bão lụt, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
 |
Người dân tìm (quét QR) và quan tâm trang Zalo “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” để nhận thông tin chính thống, nhanh chóng (Ảnh chụp màn hình) |
Cụ thể, trong những đợt bão lũ vừa qua, song song cập nhật nhanh chóng tình hình thời tiết, cảnh báo khẩn cấp, trang Zalo này còn giúp trang bị nhiều kiến thức thiết yếu để ứng phó với mưa lũ, sạt lở cho người dân thông qua các nội dung thiết thực như: Những việc cần làm trước khi lũ, lụt xảy ra; Hướng dẫn kỹ năng an toàn trước lũ, lụt;...
Với cách thể hiện dễ hiểu, dễ thực hiện; người dân có thêm một kênh thông tin hữu ích về các kỹ năng quan trọng ứng phó với thiên tai, qua đó, giúp giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra.
 |
Mưa lũ khiến nhiều nhà dân vùng hạ du huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ngập sâu (Ảnh P.T) |
Trong những ngày tới, để chủ động đối phó với diễn biến của mưa lũ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Định, các Bộ, ngành triển khai thực hiện việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất.
Các tỉnh, thành phố rà soát các phương án ứng phó với tình huống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn...
Đặc biệt, các tỉnh, thành phố cũng tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, chia cắt; rà soát công tác chuẩn bị lương thực, thực phẩm theo phương châm 4 tại chỗ đề phòng ngập lụt, chia cắt.
Thúy Ngà
" alt=""/>Cập nhật thông tin mưa lũ, thiên tai nhanh chóng qua Zalo
, nhưng chị H và người đàn ông 29 tuổi tên N - tên chồng cũ của chị, ở hai xã khác nhau ấy tưởng như sẽ chẳng bao giờ biết nhau. Thế nhưng một ngày, chị H và N tình cờ đã quen nhau qua 1 trang mạng xã hội. Sau một thời gian ngắn quen nhau, N về thăm nhà rồi đến nhà chị H chơi. </p><p>Lần gặp nhau ngoài đời thực, chị H cũng chưa có chút tình cảm nào với N. Thế nhưng N đã muốn tiến tới hôn nhân với chị. Chị H kể: “Nói chuyện trên mạng xã hội là thế, nhưng khi gặp nhau ngoài đời, mình cũng không có tình cảm gì với anh cả. Nhưng thời điểm ấy, mình đã 27 tuổi - cái tuổi ở quê mình thuộc vào diện sắp ế. Trong khi đó anh ta có thêm mác “bộ đội” chuyên nghiệp, người cao ráo, chững chạc và già dặn hơn so với tuổi 29 rất nhiều. Vì thế, bố mẹ mình nhìn thấy N lần đầu cũng ưng ngay”.</p><p>Cũng vì muốn con gái nhanh ổn định cuộc sống, rồi bạn bè chị H cũng động viên về chung sống với nhau dần dần sẽ phát sinh tình cảm, lại nghĩ tuổi đã nhiều nên chị H đã gật đầu với lời cầu hôn của N. Sau đó, gia đình 2 bên chuẩn bị )
“Từ lúc hai đứa quen đến lúc cưới nhau, thời gian chỉ vẻn vẹn 2 tháng và gặp nhau đôi lần. Thật sự nhiều lần, mình cũng lo lắng khi nghĩ đến cảnh tương lai sống chung với người đàn ông mình không yêu. Do đó, càng đến gần ngày cưới, mình nhiều lúc cũng nghĩ đến quyết định ngủy hôn. Nhưng bố mẹ mình là người trọng danh dự, rồi cơ quan nơi mình làm việc, tất cả sẽ ra sao? Thế là mình đành ‘tát nước theo mưa’ cưới cho xong” - Chị H kể về lúc chị ra quyết định cưới người đàn ông không yêu.
Rồi ngày cưới của chị cũng tới. Trong khi bao cô dâu vui vẻ, háo hức và hồi hộp với ngày trọng đại của mình thì chị lại thấy thờ ơ, chán nản, mệt mỏi.
 |
Chị Đ.T.H, 30 tuổi |
“Hôm ấy, sau khi đón dâu xong, như bao cô dâu mới về nhà chồng, mình phải lao ngay vào việc dọn dẹp. Một mình phải làm bao nhiêu việc, còn người nhà chồng thì kiếm cớ mệt, cứ ngồi đó nghỉ ngơi rồi tán chuyện. Dường như người nhà chồng cho rằng, con dâu mới phải làm việc đó là đúng. Vì thế, không ai nói với mình một câu, không ai bảo mình nghỉ ngơi, tất cả cứ để mình dọn cho đến khi hết việc thì thôi” - Chị nhớ lại ngày đầu tiên về nhà chồng.
Người phụ nữ này kể tiếp: “Dọn dẹp xong xuôi, phần vì cảm thấy lạc lõng, phần vì cảm thấy hụt hững vì nhớ nhà nên tối mình xin về qua nhà một chút nhưng chồng không cho. Thế là mình cảm thấy ấm ức, tủi thân, cộng với trong người đã thấm mệt nên đêm tân hôn, mình đã không cho chồng chạm vào người. Anh ấy cũng không dám làm gì mình cả. Anh ấy thở dài và tức tối dậy đi ra ngoài. Mình cũng chẳng biết anh đi đâu nhưng gần một tiếng sau mới vào phòng ngủ. Chỉ thấy sáng hôm sau nghe mẹ chồng kể, anh ra vườn đứng khóc”.
Và mọi đau khổ của cô dâu mới ấy bắt đầu từ sự việc này. Ngay sáng hôm sau, vụ việc đêm tân hôn của vợ chồng chị đã được bố mẹ 2 bên biết. “Sáng hôm sau, bố đẻ của mình gọi điện, hỏi tại sao chồng và gia đình chồng mình nói là mình không cho chồng ngủ cùng. Rồi bố bảo mình, giờ lấy chồng rồi thì đừng có ương ngạnh. Được một lát sau thì mẹ chồng cũng gọi mình ra nói chuyện. Bà bảo đêm qua thấy N nó khóc. Bà hỏi thì N bảo lấy vợ về mà vợ lạnh nhạt coi khinh N”.
Tất nhiên, trong đầu của người phụ nữ trẻ này lúc ấy không nghĩ chuyện chị không cho chồng đụng vào người mà N có thể đi mách mẹ chồng và gia đình bên vợ. Nhưng đến đêm tân hôn thứ 2, mọi chuyện vẫn không khá hơn.
“Đến đêm thứ hai, giữa vợ chồng mình lại tái diễn cảnh như đêm tân hôn đầu. Nhưng anh ta cũng không hỏi mình lý do tại sao lại không cho anh ta đụng vào người. Anh ta cũng không chủ động gần gũi mình. Và rồi anh ta lại chạy ra ngoài khóc và mách mẹ chồng. Điều này càng làm cho mình mất mặt. Ngay sáng hôm sau, mình đã bị mẹ chồng mắng cho xối xả vì chuyện không cho chồng đụng vào người”.
Khi ấy, chị cũng đã phải nói với mẹ chồng: “Chuyện vợ chồng con mới cưới chưa hiểu nhau, để rồi từ từ bọn con sẽ có cách giải quyết, mẹ không phải bận tâm nhiều đâu”. Thế nhưng mẹ chồng chị H đã ngay tức tốc gọi điện cho vợ chồng anh cả về để họp gia đình. Sau đó, họ còn sang báo cáo với trưởng họ, với các bác các chú là không muốn chấp nhận đứa con dâu mất nết như chị.
“Mình thật bất ngờ không hiểu sự việc như thế nào. Và vào đúng đêm ngày thứ 3 ở nhà chồng thì cả gia đình nhà chồng đóng cửa không cho mình vào phòng ngủ. Họ sai chồng trở mình về nhà bố mẹ đẻ” - H đau khổ nói.
Đau đớn vì bị cả nhà chồng sỉ nhục và trả dâu
Bị chồng đưa thẳng lại nhà mẹ đẻ, chị H đã hiểu sắp có chuyện không hay xảy ra với mình. Nhưng sáng hôm sau, chị vẫn về lại nhà chồng: “Sáng hôm sau, mình về nhà chồng. Cả gia đình, họ hàng nhà chồng đã ngồi đó bàn tính chuyện từ lúc nào. Họ chỉ chờ mình sang để chất vấn. Họ hỏi nguyên nhân tại sao mình không cho chồng đụng vào người? Mình đã nhận lỗi việc làm đó là sai vì đã là vợ chồng rồi thì phải gần nhau. Nhưng mình làm thế cũng là có nguyên nhân sâu xa khác nữa. Trước khi cưới gần 3 tuần, mình đi chợ có quẹt phải chiếc kim tiêm. Vì là người trong nghề, mình hiểu và biết phải xử lý sự cố ấy như thế nào nên đã uống thuốc. Tính ra vẫn chưa hết đợt điều trị 28 ngày nên hai vợ chồng không thể gần nhau. Hơn nữa, N cũng không hỏi tại sao mình không cho anh gần gũi.
Khi nghe dâu mới giải thích xong, cả gia đình nhà chồng bảo xúm vào bĩu môi bảo chị bịa chuyện khéo: “Họ bảo mình không đẻ được con còn lấy chồng làm khổ chồng. Rồi gia đình chồng còn moi móc chì chiết quá khứ của mình. Họ cho rằng mình đã từng mổ u nang buồng trứng nên không còn khả năng làm mẹ. Rồi chuyện ngày xưa mình có yêu một người ở Ninh Bình hơn 2 năm nhưng không cưới, nên họ quy kết mình là đứa con gái không ra gì. Thực ra, tất cả những chuyện này, trước khi cưới N, mình đã nói chuyện hết với anh ta. Còn chuyện u nang, mình cũng bảo anh ta không biết có ảnh hưởng đến chuyện sinh nở sau này không vì bác sĩ cũng nói không đáng ngại”.
Trước bao lời đay nghiến, chì chiết của nhà chồng về chuyện quá khứ của vợ, người chồng mới cưới của chị đã im lặng và không nói một câu bảo vệ hay giải thích gì cho mọi người trong gia đình hiểu, thông cảm cho chị. “Anh chỉ có một hành động chờ mẹ nói gì là nghe theo. Vốn đã cưới nhau không có tình yêu, giờ qua sự việc này nên mình gần như mất hết niềm tin, hy vọng ở một người chồng có thể che chở cho mình suốt đời”.
Sau khi tổng sỉ vả nàng dâu xong, mọi người nhà chồng chị H còn kéo sang nhà chị để trả lại cô dâu với lý do: “Họ sang nhà và bảo với bố mẹ đẻ mình rằng, họ không chấp nhận đứa con dâu như mình. Họ còn bảo cũng may hai đứa mình chưa đi đăng ký kết hôn. Vì thế, họ sang đây nói chuyện và trả lại con gái cho bố mẹ mình sớm”.
 |
3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi (Ảnh minh họa) |
Bị thông gia dắt con gái tới tận nhà trả lại, bố mẹ chị chỉ biết ôm nhau mà khóc vì nhục nhã, đau lòng: “Dù đau lòng nhưng bố mẹ mình cũng bảo với bố mẹ chồng rằng: Con dại cái mang, dù có như thế nào nó cũng là con của chúng tôi sinh ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi nó. Gia đình bà không chấp nhận thì con tôi, tôi nhận. Chuyện xảy ra như thế này mong cả 2 gia đình giải quyết nội bộ, từ từ hãy cho bà con người ta biết kẻo họ cười cho. Hoa cưới còn chưa kịp héo mà đã xảy ra chuyện như thế này sẽ làm trò cười, là nỗi nhục cho cả hai họ”.
Buổi trả dâu của nhà chồng tại nhà chị diễn ra nhanh chóng: “Họ ngồi ở nhà mình đúng 10 phút. Sau khi nghe bố mẹ mình nói vậy, gia đình nhà chồng mới cưới đã vội vàng đứng dậy chào ra về”.
“Là người trong cuộc thật, nhưng tất cả mọi chuyện gần như do chồng và gia đình nhà chồng quyết định. Mình và gia đình mình không có quyền đồng ý hay không mà chỉ biết chấp nhận thôi. Bố mẹ mình sau khi bị người ta trả con gái thì buồn lắm. Song mọi chuyện cũng đã qua”.
Hiện, 3 năm đã qua, nhưng mỗi khi nghĩ tới 2 chữ hôn nhân, người phụ nữ 30 tuổi này vẫn cảm thấy sợ hãi. Chi tâm sự rằng, không biết đến bao giờ, vết sẹo từ cuộc hôn nhân dở dang kia mới lành lặn trong suy nghĩ và trái tim chị!
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Đêm tân hôn dang dở và người phụ nữ bị trả về nhà đẻ sau 3 ngày làm dâu