Theo hãng tin Al Jazeera, mỗi ngày Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan đón 50-100 du khách, một số người trong đó là thành viên Taliban. Giám đốc Mohammad Fahim Rahimi cùng các nhân viên khác vẫn làm việc như trước, nhưng chưa nhận được lương kể từ tháng 8 tới nay.“Chỉ có nhân sự an ninh của viện bảo tàng có thay đổi, với việc các tay súng Taliban thay thế đội ngũ cảnh sát từng có nhiệm vụ canh gác, cũng như có một số nhân viên an ninh nữ để kiểm tra các nữ du khách tới thăm quan”, ông Rahimi nói.
 |
Một du khách chiêm ngưỡng cổ vật tại Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan. Ảnh: AP |
Theo hãng tin Al Jazeera, điều kiện làm việc tại Viện bảo tàng quốc gia Afghanistan hiện gặp nhiều khó khăn khi điện thường xuyên bị cắt, trong khi máy phát điện bị hỏng khiến nhiều gian phòng triển lãm bị “chìm trong bóng tối”.
“Những thứ này đều đến từ lịch sử cổ xưa của Afghanistan, nên chúng tôi tới chiêm ngưỡng chúng. Tôi rất vui mừng”, tay súng Taliban Mansoor Zulfiqar hồ hởi nói, khi chỉ tay về những miếng gạch cổ và các vũ khí có từ thế kỷ 18.
Hãng Al Jazeera cho biết, kể từ khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào giữa tháng 8/2021, nhiều người dân Afghanistan lo ngại rằng các di sản văn hóa của nước này sẽ lại đối mặt với nguy cơ bị Taliban phá hủy.
Tuy nhiên, Saifullah, một thầy giáo kiêm thành viên Taliban ở tỉnh Wardak, Afghanistan nói rằng, việc phá hoại các cổ vật hồi năm 2001 được tiến hành trái phép bởi các thành viên cấp thấp của Taliban, chứ không hề có lệnh từ các lãnh đạo của tổ chức này.
“Các thế hệ có thể học hỏi từ những cổ vật, và những gì chúng ta từng có trong quá khứ. Afghanistan có một lịch sử phong phú”, ông Saifullah nói.
 |
Ảnh: AP |
 |
Tay súng Taliban Mansoor Zulfiqar ngắm nhìn những vũ khí có từ thế kỷ 18. Ảnh: AP |
 |
Ảnh: AP |
 |
Ảnh: AP |
 |
Ảnh: AP |
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần

Cô gái Afghanistan nổi tiếng trên bìa tạp chí Mỹ được quyền tị nạn ở Italia
"Cô gái Afghanistan" mắt xanh nổi tiếng trên trang bìa của tạp chí Mỹ National Geographic đã được sơ tán tới Italia sau khi Taliban thâu tóm quyền kiểm soát quốc gia Nam Á.
" alt=""/>Viện bảo tàng Afghanistan mở cửa lần đầu dưới thời Taliban
Theo báo Guardian, Gioacchino Gammino - một trong những trùm mafia bị truy nã gắt gao nhất Italia, đã bị bắt hôm 17/12/2021 tại Galapagar, một thị trấn gần thủ đô Madrid (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, thông tin về vụ bắt giữ phải tới ngày 5/1 năm nay mới được giới chức công bố chính thức.Cảnh sát vùng Sicily (Italia) đã mở nhiều cuộc điều tra đối với Gammino, 61 tuổi, suốt 20 năm qua và phát lệnh truy nã y trên toàn châu Âu từ năm 2014. Nhưng điều khiến họ không ngờ là trùm mafia này đã ẩn náu ở Galapagar, đổi tên thành Manuel, lấy vợ và làm đầu bếp kiêm chủ một cửa hàng bán rau quả.
Trước đó, cảnh sát đã xác định được Gammino đang ở Tây Ban Nha, nhưng phải nhờ đến Google Maps mà vị trí chính xác của y mới bị lộ.
Cụ thể, chế độ Street View của ứng dụng này đã chụp lại hình ảnh hai người đàn ông đang trò chuyện bên ngoài một cửa hàng rau quả. Cảnh sát nhận thấy một trong hai người có đặc điểm nhận dạng rất giống với Gammino, nhưng chỉ có thể xác minh danh tính thật sự của người này khi kiểm tra thông tin của một nhà hàng gần đó.
 |
Bức ảnh từ chế độ Street View của Google Maps giúp cảnh sát phát hiện vị trí của Gioacchino Gammino |
Dù cửa hàng rau và nhà hàng đều đã đóng cửa, cảnh sát vẫn phát hiện một bức ảnh chụp Gammino mặc trang phục đầu bếp trên trang Facebook của nhà hàng. Ông trùm mafia được nhận diện nhờ một vết sẹo trên cằm trái của y.
Francesco Lo Voi, công tố viên phụ trách cuộc điều tra, xác nhận thông tin đã bắt được Gammino. "Không phải chúng tôi dành cả ngày xem Google Maps để tìm kẻ lẩn trốn", ông Lo Voi cho biết. "Chúng tôi đã điều tra suốt nhiều năm qua và mọi manh mối đều dẫn đến Tây Ban Nha. Chúng tôi đã đi đúng hướng và Google Maps chỉ giúp xác minh những thông tin điều tra".
Sau 20 năm lẩn trốn, Gammino cứ ngỡ mình đã cắt đứt được mọi quan hệ với Sicily, nên rất ngạc nhiên khi bị bắt. Y đã hỏi cảnh sát rằng: “Làm thế nào các anh có thể tìm được tôi? Suốt 10 năm qua tôi còn không gọi điện về nhà!”.
Gammino là thành viên của một gia tộc mafia ở Agrigento, Sicily. Vào những năm 1990, gia tộc này vướng vào mối thù đẫm máu với Cosa Nostra, một trong những mạng lưới mafia khét tiếng nhất ở Sicily. Gammino bị bắt lần đầu vào năm 1984 trong một vụ án do thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone điều tra. Ông Falcone sau đó đã bị mafia ám sát trong một vụ đánh bom xe vào năm 1992.
Sau khi ra tù, Gammino tiếp tục bị truy nã tội giết người và nhiều tội danh khác liên quan đến hoạt động băng đảng. Y bị bắt lần hai ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1998, thụ án chung thân tại nhà tù ở Rome nhưng đã vượt ngục năm 2002.
Đây không phải lần đầu một thành viên băng đảng lẩn trốn bị "sa lưới" nhờ các ứng dụng công nghệ. Tháng 3 năm ngoái, Mark Feren Claude Biart, một tội phạm ma túy cũng bị giới chức Italia truy nã, đã bị bắt ở Caribe sau khi xuất hiện trong một video dạy nấu ăn trên YouTube.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh

Ấn Độ rúng động vụ ám sát trùm xã hội đen giữa phòng xử án
Một ông trùm xã hội đen Ấn Độ đã bị bắn chết ngay giữa phòng xử án ở New Delhi khi các thành viên của một băng đảng đối địch bất ngờ xuất hiện và nã súng điên cuồng về phía ông ta.
" alt=""/>Trùm mafia bị bắt sau 20 năm lẩn trốn vì một bức ảnh của Google
Hàng loạt các quy định về chuyển nhượng, đối tượng, tín dụng... với dự án nhà ở xã hội bị ràng buộc khiến chủ đầu tư và người dân đang bị 'mắc kẹt'. Điều này khiến dự án nhà xã hội xây xong vẫn chật vật bán hàng trong khi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cấp thiết. |
Dự án nhà xã hội 'mắc kẹt' vì chờ chính sách tín dụng hợp lý cho người mua. |
Theo quy định trong Nghị định Phát triển và Quản lý Nhà ở xã hội (NƠXH), chủ đầu tư xây dựng NƠXH nhận được ưu đãi như: miễn tiền sử dụng đất, thuế VAT, lãi vay ưu đãi. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại bị khống chế lợi nhuận không vượt quá 10%.
Chia sẻ với PV, một giám đốc đang làm 3 dự án NƠXH tại Hà Nội bày tỏ, thực chất chủ đầu tư làm NƠXH được ưu đãi ít, tiền sử dụng đất được miễn nhưng không đáng bao nhiêu nếu cộng cả tiền sử dụng và chia cho hàng trăm căn hộ.
“Nếu dự án nằm ở vị trí đất chưa giải phóng, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra đền bù giải phóng mặt bằng sẽ khiến chi phí giá bán đội lên. Thậm chí khi bán nhà bị khống chế mức giá dưới 15 triệu đồng/m2 nhưng một dự án kéo dài xây dựng 2 năm sẽ có khả năng bị đội giá do chi phí vật liệu xây dựng, nhân công tăng. Điều này chủ đầu tư phải chịu và không được tính vào giá bán”, vị này nói.
Theo vị này, hiện nay ưu đãi vay cho chủ đầu tư không còn do gói 30.000 tỷ đồng đã dừng khiến doanh nghiệp không mặn mà làm NƠXH. “Chỉ những nhà đầu tư nghĩ cho an sinh xã hội (không đặt vấn đề lợi nhuận - PV) mới làm”, vị này nói.
Còn chủ đầu tư NƠXH tại Phú Lãm (Hà Đông) cũng chật vật bán nhà khi chính sách ưu đãi về vốn cho NƠXH đã dừng. Ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn Bất động sản Hải Phát, đơn vị phân phối trực tiếp dự án NƠXH Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, tiến độ bán hàng chậm hơn khiến chủ đầu tư đã phải tự bỏ tiền để 'kéo dài' gói 30.000 tỷ đồng (lãi suất 5%/năm trong vòng 15 năm-PV) bằng cách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà tại dự án.
Tuy nhiên ông Giang cho biết, việc này cũng chỉ áp dụng với số ít căn hộ. Theo ông Giang, về lâu dài, chính sách vốn cho NƠXH phải ổn định người dân mới có cơ hội mua nhà.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy định với người mua nhà là phải sau 5 năm (trươc đây 10 năm-PV) mới được bán nhà khiến nhiều người muốn mua NƠXH phải quay ra tìm mua nhà thương mại. Bởi lẽ, trong 5 năm ấy có thể chủ đầu tư phá sản hay người dân mất việc, chuyển công tác hoặc phải về quê… thì làm sao đây khi tiền của họ bị kẹt cứng ở dự án đó.
Ngoài ra, theo ông Liêm, với doanh nghiệp tư nhân, đáng ra dự án đó họ có thể bán cho vài chục ngàn đối tượng quan tâm thì nay chỉ còn vài ngàn người thuộc đối tượng mua NƠXH. Nghĩa là đầu ra bị thu hẹp, đấy là chưa kể còn nhiều thủ tục khác.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho hay, hiện vẫn còn một số rào cản về cơ chế, chính sách đối với chủ đầu tư và người mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Cụ thể, với chủ đầu tư đó là rào cản về vốn và thủ tục. Để tháo gỡ khó khăn về vốn, các chủ đầu tư phải được vay các nguồn vốn ưu đãi theo Chỉ thị 03/CT-TTg. Về thủ tục, để gỡ vướng cho khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, Chính phủ nên phân cấp cho các tỉnh, thành tự phê duyệt tất cả các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn và Sở Xây dựng các địa phương được phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Đối với người mua nhà ở xã hội, phải giải quyết được gánh nặng về tài chính, trong đó, chuyện cấp thiết hàng đầu các bộ, ngành phải sớm bắt tay hỗ trợ người có nhu cầu nhà ở xã hội theo Chỉ thị 03/CT-TTg.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp (tương đương 71.150 căn hộ), đạt 28% so với chỉ tiêu 250.000 căn hộ đến năm 2020 tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Còn theo báo cáo của các địa phương, đến năm 2020, nhu cầu cần có khoảng 1 triệu căn hộ, tương đương với khoảng 50 triệu m2 sàn. |
Theo Tiền Phong
" alt=""/>Nhà ở xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”