Một tài xế được xác định tử nạn sau khi chiếc ô tô mất lái đâm cực mạnh từ phía sau.

Một tài xế được xác định tử nạn sau khi chiếc ô tô mất lái đâm cực mạnh từ phía sau.
Ngày hội nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giúp học sinh, sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Ngoài ra, tạo sân chơi bổ ích, thiết thực đối với học sinh, sinh viên trong toàn quốc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao.
Cùng đó, tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp với thực tiễn.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh. |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho rằng muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên phải đổi mới tư duy, phương pháp của các học sinh, sinh viên. Do đó, ngành giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của ngành, của các nhà giáo.
Theo bà Minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có như thế hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa của nó.
Cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV – Startup” được tổ chức thường niên chính là sân chơi, là cơ hội để các em thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, là môi trường quan trọng để kết nối 3 nhà: nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh thăm các gian trưng bày dự án khởi nghiệp. |
Trên thực tế, nguồn lực tài chính, nguồn vốn ban đầu để triển khai luôn là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho những ai bắt đầu khởi nghiệp. Nhận thức rõ điều này, nên từ năm 2018, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng hướng dẫn về cơ chế tài chính để triển khai Đề án 1665. Trong đó, có nội dung liên quan đến hỗ trợ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp tại cơ sở đào tạo và đặc biệt là xây dựng các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp từ nguồn vốn xã hội hoá.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Minh cho hay nguồn lực lớn nhất khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, là chất xám, là cái riêng có, cái “độc quyền”... Do đó, bà Minh cho rằng thứ mà các bạn trẻ cần là “cơ hội” để biến ước mơ thành hiện thực.
"Tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” sẽ mang lại cho các bạn nhiều cơ hội để cọ sát với những người có chung đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu”, bà Minh nói.
Thứ trưởng Minh cũng đưa lời khuyên: “Một ý tưởng/dự án khởi nghiệp của các bạn lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công của các bạn lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào nguồn vốn. Hãy chăm chút cho ý tưởng/dự án/ sản phẩm của mình”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ thăm nơi trưng bày dự án khởi nghiệp. |
Tại ngày hội có trưng bày các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thuộc 8 lĩnh vực: (1) Khoa học, công nghệ; (2) Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; (3) Nông, lâm, ngư nghiệp; (4) Giáo dục, y tế; (5) Dịch vụ, du lịch; (6) Tài chính, ngân hàng; (7) Kinh doanh tạo tác động xã hội; (8) Các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác.
Tổng cộng khoảng 80 không gian trưng bày (được lựa chọn từ gần 600 ý tưởng dự án đến từ gần 50 trường ĐH và 22 Sở GD-ĐT).
Thanh Hùng
Ngày 21/12, Bộ GD-ĐT tổ chức Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.
" alt=""/>Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020Dự kiến, trường sẽ tuyển 10 - 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức này, trong đó số lượng tuyển thẳng mỗi ngành không quá 30% chỉ tiêu của ngành đó.
Phương thứ 2, trường xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy với số lượng chỉ tiêu dự kiến chiếm 30 - 40% tổng chỉ tiêu.
Kỳ thi được tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 8.000 – 10.000 thí sinh.
Thí sinh dự thi bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần; trong đó phần bắt buộc gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút
Đối với phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, trong đó thí sinh chọn 1 trong 3 phần:
Tự chọn 1(Lý – Hóa) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành trừ ngành Ngôn ngữ Anh.
Tự chọn 2 (Hóa – Sinh) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành thuộc khối Hóa – Thực phẩm – Sinh học – Môi trường.
Tự chọn 3 (Tiếng Anh) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý.
Nội dung bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Cụ thể, phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận. Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc và năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Phương thứ 3, Trường Đại học Bách khoa Hà nội xét tuyển dựa theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT với chỉ tiêu dự kiến chiếm 50 - 60% tổng chỉ tiêu.
Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này là thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.
Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 3 môn thi của một trong các tổ hợp (có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên (hoặc tương đương) có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01, D07, D01.
Thí sinh đã tham gia phỏng vấn để được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, đầu tháng 1/2021, nhà trường sẽ công bố chi tiết cấu trúc đề thi riêng; chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành, phương thức; các ngành mới mở của trường;…
Bên cạnh đó, năm 2021, trường cũng bổ sung thêm nội dung kiến thức trong bài thi riêng để có thể lựa chọn các ứng viên phù hợp”.
Năm 2020 là năm đầu tiên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả bài kiểm tra tư duy. Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học các ngành học ở bậc đại học, đặc biệt ở các ngành khoa học, kỹ thuật.
Điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm vừa qua cũng thuộc nhóm cao nhất trong các trường đại học khối ngành kỹ thuật của cả nước. Đặc biệt, gần 60% số thí sinh trong top 0,01% tổ hợp A00 toàn quốc chọn học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thúy Nga
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 15/7.
" alt=""/>Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói về phương án tuyển sinh 2021Sau khi đăng thông điệp gây tranh cãi (rồi xóa đi), ám chỉ không thích chiến thuật của Galtier, vào hôm qua còn rộ lên thông tin, Mbappe làm mình làm mẩy, đòi rời Parc des Princes ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông tháng 1/2023.
Cựu tiền đạo Thierry Henry đã không ngần ngại chỉ trích đàn em, đừng coi cái tôi của mình lớn hơn CLB. Anh cũng lấy ví dụ từ chính bản thân lúc còn thi đấu, khi đến Barca đã phải tìm cách để hòa nhập vào đội bóng. dù không chơi vị trí sở trường.
"Không ai thích chơi ở vị trí mà mình không giỏi. Bạn chỉ không thích điều đó, nhưng có một thứ lớn hơn bất cứ điều gì khác, đó là CLB.
Tại PSG, họ khiến Kylian Mbappe cảm thấy CLB là quan trọng nhất hay bản thân cậu ấy cảm thấy mình quan trọng hơn CLB? Tôi sẽ lấy câu chuyện từ chính bản thân mình.
Lúc còn chơi bóng ở Barca, tôi ghét chơi cao và rộng, nhưng tôi vẫn làm điều đó vì đội bóng. Tôi không thích điều đó sau cả trăm lần khoác áo. Tôi cũng không biết mình đã ghi bao nhiều bàn cho tuyển Pháp, khi tôi phải chơi ở cánh trái.
Chỉ có một quy tắc: HLV yêu cầu bạn làm gì, bạn hãy thực hiện điều đó, nếu nó là tốt cho đội. Còn nếu ngược lại, gây hại cho đội, tôi sẽ trao đổi lại".
Vào mùa hè, Mbappe tưởng như sẽ gia nhập Real Madrid thì bất ngờ 'bội ước' với Chủ tịch Florentino Perez để ở lại PSG bằng hợp đồng khủng có thời hạn đến hè 2025.
Để thuyết phục Mbappe gia hạn, PSG được cho ngoài biến anh thành cầu thủ lương cao nhất thế giới, bỏ xa cả Messi và Neymar, còn trao cho anh quyền to tại CLB - được phép can thiệp đến chuyển nhượng của đội, ghế HLV trưởng,...
Theo báo chí Pháp, Mbappe cảm thấy bị 'phản bội' nên đòi ra đi, khi những gì các sếp bự PSG hứa đều không xảy ra: mang về 1 tiền đạo mới để anh chơi ở vai trò ưa thích, đẩy Neymar khỏi Paris, đưa anh thành nhân vật trung tâm trong đội và mọi người phải xoay quanh,..