</strong></p><table class=)
 |
Patent Motorwagen là chiếc xe đầu tiên của Mercedes-Benz và cả ngành sản xuất ô tô. Ảnh: Autocar |
Karl Benz chế tạo chiếc ô tô đầu tiên của mình vào năm 1885 và ông đã được cấp bằng sáng chế vào tháng 1 năm 1886. Đây không chỉ là chiếc xe đầu tiên của hãng Mercedes-Benz mà còn là chiếc xe hơi đầu tiên của thế giới.
Chiếc Patent Motorwagen ban đầu chỉ có ba bánh xe, được trang bị động cơ dung tích 954cc công suất 0,75 mã lực. Bốn năm sau, Benz đã chế tạo chiếc xe bốn bánh đầu tiên của hãng, chiếc Viktoria, chạy bằng động cơ dung tích 1745cc, công suất 3 mã lực.
Peugeot (1891)
 |
Anh2. Trước khi sản xuất ô tô, Peugeot chỉ sản xuất máy xay muối, hạt tiêu. Ảnh: Autocar |
Được thành lập vào năm 1842, Peugeot ban đầu là một công ty chuyên sản xuất máy xay muối và hạt tiêu. 40 năm sau, vào năm 1891, Peugeot đã chế tạo chiếc xe hơi đầu tiên của hãng, với trang bị động cơ V-twin, dẫn động cầu sau.
Trong năm đầu tiên, hãng này chỉ xuất xưởng 5 chiếc xe ít ỏi. Nhưng tới năm 1900, sản lượng của Peugeot đã lên tới 500 chiếc trong một năm.
Ford (1896)
 |
Chiếc ô tô đầu tiên của Ford là một mẫu xe đạp có 4 bánh. Ảnh: Autocar |
Henry Ford đã chế tạo chiếc xe đầu tiên của mình vào năm 1896, với cái tên Ford Quadricycle (xe đạp 4 bánh).
Đến năm 1899, Ford thành lập công ty Detroit Automobile, sau đó được đổi tên thành công ty Henry Ford. Tuy nhiên, công ty này nhanh chóng sụp đổ vì không được hỗ trợ tài chính của các nhà đầu tư. Đến năm 1903, Henry Ford đã thành lập liên doanh Ford Motor Company, và tồn tại cho đến ngày nay.
Fiat (1899)
 |
Trong năm đầu tiên, Fiat chỉ bán ra 24 chiếc xe. Ảnh: Autocar |
Công ty Fabbrica Italiana di Automobili Torino (viết tắt là Fiat) được thành lập vào năm 1899 và mở nhà máy đầu tiên vào năm 1900.
Chiếc ô tô đầu tay của hãng được trang bị động cơ dung tích 679 cc, công suất 4 mã lực, chỉ được sản xuất 24 chiếc trong năm thứ nhất. Từ một công ty chỉ có 35 nhân viên, sau đó 8 năm, Fiat đã có biên chế 2700 người và có khả sản xuất 5000 xe mỗi năm.
Opel (1899)
 |
Opel từ một công ty sản xuất máy khâu chuyển sang chế tạo ô tô. Ảnh: Autocar |
Adam Opel thành lập công ty vào năm 1862 với mục đích sản xuất máy khâu.
Năm 1886, công ty này mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang sản xuất xe đạp. Sau khi Adam Opel mất vào năm 1895, vợ và 5 người con trai của ông vẫn tiếp tục công việc kinh doanh, và cho ra mắt chiếc ô tô đầu tiên của hãng vào năm 1899.
Xe được trang bị động cơ là xi-lanh đơn, dung tích 1545cc, sản sinh công suất 3.5 mã lực. Tuy nhiên, các sản phẩm của hãng không thành công về mặt kinh doanh. Chỉ có 11 chiếc được bán ra vào năm 1899 và 24 chiếc vào năm 1900.
Công ty Opel bị bán lại cho GM vào năm 1931, và công ty này lại bán lại Opel cho PSA vào 2017.
Cadillac (1902)
 |
Sản phẩm đầu tay của Cadillac là một mẫu xe giá rẻ. Ảnh: Autocar |
Năm 1902, công ty Cadillac được thành lập với phương châm sản xuất những chiếc xe bình dân, giá rẻ cho đại chúng. Sản phẩm đầu tiên mà hãng xe này chế tạo là chiếc Runabout (Model A), sau đó được nâng cấp vào năm 1904 để trở thành Model B.
Cả 2 mẫu xe ban đầu đều được trang bị động cơ xi-lanh đơn, dung tích 1609cc, công suất 10 mã lực gắn dưới ghế sau. Tuy nhiên, để đáp ứng thị hiếu của thị trường, cuối cùng Cadillac lại trở thành một thương hiệu xe sang.
Rolls-Royce (1904)
 |
Chiếc xe đầu tiên của Rolls-Royce. Ảnh: Autocar |
Kỹ sư Henry Royce chế tạo chiếc xe đầu tiên của ông vào năm 1904. Mẫu xe này được trang bị động cơ 2 xi-lanh dung tích 1809cc. Định mệnh đã khiến Henry Royce gặp được nhà quý tộc giàu có Charles Rolls chỉ một tháng sau đó. Charles Rolls tuyên bố rằng, ông sẽ mua mọi chiếc xe Henry Royce sản xuất chỉ cần những chiếc xe này mang tên của ông.
Hai nhân vật lịch sử này quyết định thành lập hãng xe siêu sang Rolls-Royce Ltd hai năm sau đó vào 1906. Sản phẩm đầu tiên của công ty mới là một chiếc xe với động cơ 8 xi-lanh.
Audi (1910)
 |
Audi Type A được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2612cc. Ảnh: Autocar |
August Horch xây dựng công ty đầu tiên vào năm 1904, nhưng do bất đồng với ban quan trị, ông tách ra để thành lập công ty mới với tên gọi là Audi.
Chiếc xe đầu tiên do Audi sản xuất là mẫu Type A, được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2612cc. Chỉ có 140 chiếc Type A được sản xuất trước khi Type B xuất hiện vào năm 1911.
Alfa Romeo (1910)
 |
Chiếc xe đầu tiên của Alfa Romeo là mẫu 24HP. Ảnh: Autocar |
Ra mắt công chúng vào năm 1910, hãng xe Anonima Lombarda Fabbrica Automobili nhận ra rằng họ thực sự cần một cái tên đẹp và ngắn gọn hơn. Ban quản trị sau đó đã quyết định đổi tên gọi công ty thành ALFA. Và khi Nicola Romeo tiếp quản công ty vào năm 1915, thương hiệu này tiếp tục được đổi tên thành Alfa Romeo vào năm 1918.
Chiếc xe đầu tiên của Alfa Romeo là mẫu Torpedo 20-30. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tay của ALFA lại là chiếc 24HP, trang bị động cơ 4,1 lít, được sản xuất cho đến năm 1914.
Chevrolet (1913)
 |
Chiếc xe đầu tiên của Chevrolet đã gây ấn tượng tại New York Auto Show. Ảnh: Autocar |
Mặc dù Louis Chevrolet thành lập công ty vào năm 1911, nhưng hai năm sau ông mới bán ra chiếc xe hơi đầu tiên.
Được ra mắt tại New York Auto Show, Chevrolet Type C (hay Classic Six) đã thực sự gây được ấn tượng với động cơ sáu xi-lanh và hộp số 3 tốc độ. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các đối thủ, Chevrolet nhanh chóng giới thiệu mẫu xe 4 xi-lanh với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của khách hàng.
Aston Martin (1915)
 |
Chiếc xe đầu tiên của Aston Martin đang được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Autocar |
Mẫu xe thử nghiệm đầu tiên của Aston Martin được chế tạo vào năm 1915 và có tên là Coal Scuttle. Sau chiếc xe này, còn có tới 4 mẫu thử nghiệm khác được Aston Martin nghiên cứu trước khi bán sản phẩm thương mại đầu tiên ra thị trường.
Dù vậy, công ty này chỉ bán được 69 chiếc xe rồi bị phá sản lần đầu vào năm 1924. Trong lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, hãng xe Aston Martin đã chịu cảnh phá sản rồi gây dựng lại tất cả tới 7 lần.
Hiện tại, chiếc Coal Scuttle đang được trưng bày tại bảo tàng Aston Martin Heritage Trust.
Mitsubishi (1917)
 |
Chiếc xe đầu tiên của Mitsubishi được sản xuất dựa trên nguyên mẫu của Fiat. Ảnh: Autocar |
Công ty vận tải biển Mitsubishi được thành lập vào năm 1870, nhưng tới 1917 công ty này lại mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang sản xuất ô tô. Sản phẩm đầu tiên của hãng được dựa trên mẫu Fiat Tipo 3, có thiết kế 7 chỗ ngồi, trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 2765cc, sản sinh công suất 35 mã lực.
Với sức mạnh này, chiếc xe có thể đạt đến vận tốc 100 km/h.
Bentley (1919)
 |
Anh em nhà Bentley đã kinh doanh xe hơi trước khi thành lập công ty sản xuất ô tô. Ảnh: Autocar |
Hai anh em nhà Bentley đã kinh doanh xe hơi từ trước Thế chiến 1, nhưng đến năm 1919 họ mới thành lập công ty Bentley Motors với mục đích nghiên cứu, sản xuất ô tô cho giới thượng lưu.
Chiếc xe đầu tiên của Bentley chính thức bán ra thị trường vào năm 1921, được trang bị động cơ 4 xi-lanh, dung tích 3 lít. Tới năm 1930, hãng xe này đã có 5 lần vô địch giải đua Le Mans 24 giờ.
Citroën (1919)
 |
André Citroen đã nung nấu kế hoạch sản xuất ô tô từ rất lâu. Ảnh: Autocar |
Trong suốt Thế chiến thứ 1, nhà máy của André Citroen chỉ tập trung sản xuất trang bị, vũ khí cho quân đội nhưng ý tưởng về sản xuất ô tô đã được ông nung nấu từ rất lâu.
Vào tháng 3 năm 1919, chỉ 4 tháng sau khi Thế chiến thứ 1 kết thúc, Citroen đã ra mắt mẫu xe đầu tiên của hãng, chiếc Type A, với trang bị động cơ 4 xi-lanh, dung tích 1327cc cho tốc độ tối đa 64 km/h.
Chỉ trong 2 năm, đã có tới 24.000 chiếc Type A đã được Citroen bán ra thị trường.
BMW (1927)
 |
Chiếc xe đầu tiên của BMW được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin Seven. Ảnh: Autocar |
Hãng BMW được thành lập vào năm 1916 với lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất động cơ máy bay. Tới năm 1923, hãng tung ra thị trường chiếc mô tô đầu tiên. Bốn năm sau đó, BMW sản xuất chiếc ô tô đầu tiên, chiếc Dixi 3/15. Đây là chiếc xe được chế tạo dựa trên nguyên mẫu chiếc Austin Seven nổi tiếng của Anh quốc.
So với bản gốc, Dixi 3/15 hầu như không có bất cứ thay đổi nào ngoài việc đổi vô lăng từ bên phải sang trái. Dù vậy, sau này hãng Austin lại làm ăn thua lỗ và bị chính BMW mua lại.
(còn tiếp)
Ngân Vũ(Theo Autocar)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Những chiếc ô tô đầu tiên của các hãng xe nổi tiếng (P1)
Bayern Munich đã gặp nhiều khó khăn trên sân của đội bóng đang xếp áp chót và vật lộn trong cuộc chiến trụ hạng Werder Bremen. Dù vậy, sự tỏa sáng của Robert Lewandowski đã giúp "Hùm xám" giành trọn 3 điểm, qua đó chính thức vô địch Bundesliga 2019/20 sớm 2 vòng đấu. |
Lewandowski.jpg |
Với quyết tâm giành trọn 3 điểm để khép lại cuộc đua vô địch Bundesliga mùa này, Bayern Munich lập tức tổ chức tấn công ào ạt Werder Bremen ngay sau tiếng còi khai màn.
Dẫu vậy, Bremen trong thế đường cùng của kẻ khát điểm để trụ hạng đã khiến "Hùm xám" xứ Bavaria gặp rất nhiều khó khăn, nhờ lối chơi phòng ngự đông quân số.
Nhưng rồi hàng thủ của Bremen cũng chỉ cầm cự được đến phút 43 của trận đấu. Từ đường chuyền dài tinh tế của Jerome Boateng, Lewandowski thoát xuống hãm bóng bằng ngực trước khi tung ra cú dứt điểm hiểm hóc vào góc xa khung thành.
Trong hiệp hai, đội chủ sân Allianz Arena tiếp tục duy trì thế trận một chiều. Tuy nhiên, Bayern không thể ghi thêm bàn thắng, còn Bremen cũng không có nhiều cơ hội lên bóng.
 |
Bayern vô địch trước 2 vòng đấu |
Giành chiến thắng tối thiểu là vừa đủ để Bayern Munich lên ngôi vô địch Bundesliga trước 2 vòng đấu. Đây cũng là chiếc Đĩa bạc lần thứ 8 liên tiếp và lần thứ 29 của "Hùm xám".
Có thể khẳng định chức vô địch Bundesliga 2019/20 thuộc về Bayern một cách hoàn toàn xứng đáng. Tính đến vòng 32, họ là đội thắng nhiều nhất (24 trận), thua ít nhất (4 trận), có hàng công mạnh nhất (93 bàn thắng) và hàng phòng ngự chắc chắn nhất (31 bàn thua).
 |
Các đội từng vô địch Bundesliga. Ảnh: Goal |
Hiện Bayern vẫn còn cơ hội “ăn 3” khi đã vào đến chung kết Cúp Quốc gia Đức (gặp Bayer Leverkusen) và đang góp mặt ở vòng knock-out Champions League. Với chiến thắng 3-0 ngay trên sân khách trước Chelsea ở trận lượt đi vòng 1/8, Hùm xám đang rất rộng cửa vào bán kết.
Một số hình ảnh trận đấu:
Ghi bàn: Lewandowski (43')
Thẻ đỏ: Alphonso Davies (79')
Đội hình ra sân:
Werder Bremen: Pavlenka; Veljkovic (Pizarro 88), Vogt (Langkamp 46), Moisander; Gebre Selassie, Klaassen (Fullkrug 84), Eggestein, Friedl; Bittencourt (Sargent 62), Osako, Rashica (Bartels 62)
Bayern Munich: Neuer; Pavard, Boateng, Alaba, Davies; Kimmich, Goretzka; Gnabry (Hernandez 82), Muller, Coman; Lewandowski
Bundesliga 2019/2020Vòng 32 |
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | Bayern München | 32 | 24 | 4 | 4 | 93 | 31 | 62 | 76 |
2 | Dortmund | 31 | 20 | 6 | 5 | 82 | 35 | 47 | 66 |
3 | Leipzig | 31 | 17 | 11 | 3 | 77 | 32 | 45 | 62 |
4 | Gladbach | 32 | 18 | 5 | 9 | 61 | 38 | 23 | 59 |
5 | Leverkusen | 31 | 17 | 6 | 8 | 57 | 41 | 16 | 57 |
6 | Wolfsburg | 32 | 12 | 10 | 10 | 44 | 41 | 3 | 46 |
7 | Freiburg | 32 | 12 | 9 | 11 | 43 | 44 | -1 | 45 |
8 | Hoffenheim | 31 | 12 | 7 | 12 | 42 | 52 | -10 | 43 |
9 | Schalke 04 | 31 | 9 | 12 | 10 | 36 | 48 | -12 | 39 |
10 | Hertha | 32 | 10 | 8 | 14 | 45 | 57 | -12 | 38 |
11 | 1. FC Union Berlin | 32 | 11 | 5 | 16 | 38 | 54 | -16 | 38 |
12 | Frankfurt | 30 | 10 | 5 | 15 | 50 | 56 | -6 | 35 |
13 | FC Köln | 31 | 10 | 5 | 16 | 48 | 59 | -11 | 35 |
14 | FC Augsburg | 31 | 9 | 8 | 14 | 42 | 57 | -15 | 35 |
15 | Mainz 05 | 31 | 9 | 4 | 18 | 39 | 63 | -24 | 31 |
16 | Werder Bremen | 31 | 7 | 7 | 17 | 35 | 62 | -27 | 28 |
17 | Fortuna Düsseldorf | 31 | 6 | 10 | 15 | 33 | 61 | -28 | 28 |
18 | SC Paderborn 07 | 32 | 4 | 8 | 20 | 34 | 68 | -34 | 20 |
" alt=""/>Kết quả Werder Bremen vs Bayern: Hùm xám lần thứ 8 liên tiếp vô địch
, những người từ 30 tuổi trở lên chủ yếu sử dụng email để làm việc nhóm. Với những người dưới 30 tuổi, công cụ tương tác chính lần lượt là Google Docs, Zoom và iMessage.</p><p>Adam Simmons (24 tuổi) thích trao đổi công việc qua )
Anh chủ yếu trao đổi với 8 nhân viên và khách hàng của mình qua tin nhắn.
 |
Nhiều người trẻ sợ sự căng thẳng thường trực email mang lại. Ảnh: Sleep Advisor. |
"Email là nơi tụ họp tất cả yếu tố gây căng thẳng. Bạn vào đó và thấy công việc, hạn tiền nhà, hóa đơn. Sống như vậy thật tiêu cực", anh nói với New York Times.
Bước ngoặt đối với Simmons là khi email công việc của anh bị lạc trong hộp thư rác. "Đó là một công cụ lỗi thời", anh bức xúc.
"Một phần lý do tôi không muốn làm thuê là tôi sẽ phải kiểm tra email liên tục để xem sếp có nhắn gì không. Điều đó thực sự rất căng thẳng", Simmons cho biết thêm.
Nỗi sợ email
Trong khảo sát gần đây của công ty tư vấn Deloitte, 46% người tham gia thuộc Gen Z (sinh năm 1996-2010) ở Mỹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng gần như toàn bộ thời gian trong năm 2020. 35% đã nghỉ làm với lý do trên.
Gen Z thường được miêu tả là nghiện dùng điện thoại mà không quan tâm tác hại.
Tuy nhiên, theo Gloria Moskowitz-Sweet và Erica Pelavin, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận về giới trẻ và công nghệ, đây là thế hệ có suy nghĩ chín chắn nhất về thói quen sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
Các thành viên của thế hệ Z "nhận thức rõ ảnh hưởng của công nghệ đến cuộc sống và có cái nhìn sâu sắc hơn người lớn tưởng", họ viết.
Nỗi sợ email không phải của riêng Gen Z.
Vào tháng 4, The New York Times đã nhận được rất nhiều tin nhắn phản ánh sự kiệt sức trong đại dịch vì email.
Một độc giả gọi nó là "việc vặt không hồi kết". Một người khác kể rằng: "Vào những ngày tồi tệ, tôi khóc ngay tại chỗ khi nhận email".
"Mỗi khi nhận email, tôi thấy rất kinh khủng vì lại thêm việc để làm", một sinh viên chia sẻ.
 |
Email khiến nhiều người trẻ cảm thấy quá tải, mất tập trung và lo âu. Ảnh: NBC News. |
Những thiếu sót của email trở nên rõ ràng khi nó được dùng để thay thế nhiều quy trình làm việc trong đại dịch.
Những quyết định từng được đưa ra sau khi thảo luận trực tiếp cùng đồng nghiệp, nay bị thay thế bởi tiếng ping-pong của hộp thư đến.
Nhiều người chia sẻ cảm giác tội lỗi khi không thể trả lời email đồng nghiệp nhanh chóng hoặc khi phải chất đầy hộp thư của người khác.
Số khác cho rằng việc trả lời hàng loạt email làm họ quên mất các tác vụ khác, khiến công việc kém hiệu quả và gây bực tức.
“Sau khi gửi email, tôi thường phải nghĩ mãi mới nhớ ra mình ở đâu và đang làm gì", Vishakha Apte (46 tuổi), kiến trúc sư ở New York, viết.
Quá tải
Một số người muốn loại bỏ email từ lâu. Cây viết Cal Newport lập luận rằng “sự thống trị của hộp thư đến” khiến chúng ta mất khả năng tập trung. Việc chuyển đổi giữa email và các tác vụ khác làm não quá tải.
“Chúng ta cảm thấy thất vọng, mệt mỏi và lo lắng. Bộ não con người không chịu được việc này", ông Newport nói với tờ The Times vào tháng 3.
Nghiên cứu năm 2017 cho thấy một hộp thư đến trung bình có 199 email chưa đọc. Giờ đây, sau 16 tháng làm việc tại nhà, hòm thư của các nhân viên văn phòng càng thêm chồng chất.
Những người lao động trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất ổn của đại dịch, đang đánh giá lại ưu tiên nghề nghiệp của họ và thực sự hướng đến việc loại bỏ email.
 |
Nhiều người trẻ chọn gọi điện thoại, nhắn tin thay vì gửi email để trao đổi công việc. Ảnh: NBC News. |
Harrison Stevens (23 tuổi) mở cửa hàng thực phẩm sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2020. Anh cho khách hàng số điện thoại và yêu cầu họ nhắn tin hoặc gọi nếu cần trao đổi.
Việc này giúp anh giảm lượng email nhưng tạo ra vấn đề mới: ranh giới công việc và đời tư trở nên mập mờ.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người cảm thấy gửi tin nhắn dễ dàng và thuận tiện hơn là soạn email. Tôi bị áp lực phải tỏ ra chuyên nghiệp và đảm bảo mọi thứ hoàn hảo mỗi khi gửi email đi", Stevens nói.
Đối với một số người, việc nhắn tin điện thoại phức tạp hóa cách trao đổi công việc.
Aurora Biggers (22 tuổi), nhà báo vừa tốt nghiệp Đại học George Fox (Mỹ), cho biết cô cảm thấy khó khăn nhất khi không có hình thức giao tiếp tiêu chuẩn. Có quá nhiều phương tiện liên lạc cạnh tranh với email.
"Email không nên là cách thức trao đổi chính. Nhiều người không làm văn phòng và cũng không ngồi trước máy tính cả ngày để đợi thông báo email. Tôi cho rằng đó không phải cách phù hợp nhất để trao đổi với người khác”, cô nói.
(Theo Zing)

Điểm tin công nghệ tuần qua: Tin nhắn ngân hàng bị lợi dụng, Konami "từ mặt" Griezmann
Tuần qua giới công nghệ có một số sự vụ đáng chú ý, bao gồm việc người dùng bị lừa 7,5 triệu đồng vì tin nhắn giả mạo, Trung Quốc phạt hàng loạt công ty, hay chuyện hãng game Konami cắt hợp đồng với ngôi sao bóng đá Pháp.
" alt=""/>Email sẽ chết dưới thời đại của Gen Z?