
- Không được đoàn tụ bên gia đình vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, những công nhân xuất khẩu lao động người Việt tại Nhật Bản đang cố gắng quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tổ chức tiệc chào năm cũ, đón năm mới và dành cho nhau những điều tốt đẹp …Là công nhân xuất khẩu lao động ngành cơ khí ở tỉnh Hiroshima (Nhật Bản), anh Phạm Quân (35 tuổi, quê Hải Dương) cho biết, thời điểm này, ở Việt Nam, mọi người đang tất bật chuẩn bị đón chào năm mới. Tuy nhiên, ở Nhật, các công nhân vẫn đi làm như ngày thường.
 |
Anh Phạm Quân, công nhân xuất khẩu lao động tại Nhật |
“Người Nhật không ăn Tết Âm lịch như người Việt Nam. Vì thế, chúng tôi vẫn phải đi làm bình thường. Đúng 8 giờ kém 10 phút sáng, chúng tôi phải có mặt ở công ty để chấm công và làm công việc của mình. 5 giờ chiều thậm chí là 7 giờ chiều (nếu làm tăng ca), chúng tôi mới có mặt ở nhà để chuẩn bị bữa cơm tối.
Tại công ty, các công nhân người Việt được xếp chỗ ở như ký túc xá sinh viên ở Việt Nam nhưng số lượng người ở cùng phòng ít hơn. Mỗi phòng có 2, 3 người.
Chúng tôi được công ty bố trí cho một bếp nấu ăn chung. Bình thường, mỗi công nhân đều tự lo bữa ăn cho mình. Tuy nhiên, ngày Tết của Việt Nam, tất cả chúng tôi đều góp thực phẩm để nấu chung và ăn chung” - anh Quân nói.
Theo lời chia sẻ của anh Quân, để có được thực phẩm mang hương vị Tết Việt Nam, các công nhân đang sống và làm việc tại Nhật như anh phải tranh thủ đi mua sắm, đặt mua hàng xách tay của những người Việt bên đó hoặc gọi về Việt Nam để gia đình gửi sang từ cách đây vài tuần.
“Đến nay, chỉ thiếu hộp mứt Tết, còn lại, mâm cỗ của chúng tôi không thiếu bất cứ thứ gì so với mâm cỗ Tết truyền thống ở Việt Nam. Ở Việt Nam, mọi người có bánh chưng, chúng tôi cũng có bánh chưng, mọi người có thịt gà, dưa hành, thịt mỡ, chúng tôi cũng có đủ những món ăn đó” - anh Quân nói.
 |
Mâm cơm chào năm mới của các công nhân người Việt Tại Nhật |
Vẫn theo lời chia sẻ của anh Quân, để có được bàn tiệc với những món ăn truyền thống trong ngày Tết của Việt Nam, một vài anh em công nhân còn ngày nghỉ phép sẽ xin nghỉ ở nhà làm công tác hậu cần. Những người khác, sau khi đi làm về chỉ việc ngồi vào mâm ăn uống và chúc tụng nhau.
“Cùng là cảnh xa nhà, ngày Tết, không được ở bên gia đình, vợ con nên ai cũng muốn tạo cho nhau một không khí vui vẻ. Mọi người ngồi ăn với nhau bữa cơm, uống với nhau một vài chén rượu hoặc trà để cố gắng xua đi nỗi nhớ gia đình trong cái ngày mà người người đoàn tụ, nhà nhà sum vầy này” - Anh Quân nói.
 |
Khâu hậu cần cho tiệc chào năm mới đã hoàn thành |
Với anh Quân, đây là cái Tết thứ 3 xa gia đình, vì thế, anh đã quen với những bữa tiệc tất niên, tiệc mừng năm mới của anh em công nhân như thế này.
“Mọi người cùng nói cùng cười, cùng chúc nhau điều tốt đẹp khiến không khí phòng ăn vô cùng rộn rã. Tuy nhiên, sau những lời chúc tụng ấy vẫn là nỗi nhớ gia đình, nhớ bạn bè, nhớ quê hương làng xã…
Nhiều người không thể cầm được nước mắt khi nhấc điện thoại lên gọi về chúc Tết gia đình hoặc được mọi người ở nhà gọi sang vào thời khắc chuyển gia năm cũ sang năm mới. Đó là cái thời khắc dễ khiến người ta yếu lòng và rơi nước mắt nhất …” - anh Quân nói.
Từ ngày em hồi xuân, cái tủ mỹ phẩm của em to hơn hẳn. Em tậu cơ man nào là son, là phấn, là sữa, là kem… đủ loại. Lúc trước, đi đến chỗ nào mang tính chất trang trọng em mới trang điểm. Còn bây giờ, em trang điểm mọi lúc mọi nơi. Ra đầu ngõ mua bó rau em cũng phải dặm phấn, tô son. Thậm chí, nhiều khi ở nhà em cũng trang điểm, chẳng hiểu để làm gì?
Nhưng anh khổ nhất là cái vụ đi sửa sắc đẹp của em. Em xăm lông mày, xăm môi, rồi sửa mũi, hút mỡ bụng. Thậm chí, cái vòng 1 em cũng đi nâng cấp. Kết quả là đẹp đâu anh chưa thấy, chỉ thấy vợ mình ngày càng lạ hoắc. Đấy là chưa kể đến chuyện tốn kém tiền bạc. Từ ngày em siêng đi thẩm mỹ viện, ngân quỹ gia đình hao hụt thấy rõ…
Anh bực lắm, cũng góp ý em nhiều lần, hồi xuân thì hồi xuân, làm đẹp thì làm đẹp, nhưng phải đúng mực, hợp với lứa tuổi. Khổ nỗi, hễ anh nói là em giận, vì giờ em đã đổi tính, nhí nhảnh hơn, “teen” hơn ngày xưa, nên rất dễ giận, dễ hờn. Nói đụng đến, là dỗi ngay: “Tôi hiểu mà, già rồi, làm gì cũng đâu bằng được mấy em gái trẻ. Anh chán tôi cũng phải”. Mà giờ em dỗi cũng y hệt như lúc mới cưới, cũng mặt mũi lạnh tanh, cũng không thèm nói chuyện, cũng bỏ cơm bỏ nước. Anh phải dỗ chán dỗ chê, em mới hết giận. Nhiều khi dỗ em, anh thấy mình cũng đang… hồi xuân, trở về cái thời trai trẻ, tìm cách làm lành với cô bạn gái hay hờn dỗi.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Giờ anh hết dám “phản kháng”, chỉ n biết cố gắng chịu đựng, hy vọng qua một thời gian, vợ anh sẽ về lại “vị trí cũ”. Chứ em cứ hồi xuân như vầy hoài, chắc anh “lão hóa” sớm…
(Theo Phụ Nữ CN)
" alt=""/>Vợ hồi xuân, chồng... hồi hộp