Văn Lâm đã đủ tốt?Vào thời điểm hiện tại, bất chấp Tuấn Mạnh nhiều kinh nghiệm hơn hay Bùi Tiến Dũng đang rất khát khao, vị trí trong khung gỗ của tuyển Việt Nam vẫn khó có thể thoát khỏi tay Đặng Văn Lâm.
HLV Park Hang Seo lựa chọn Lâm “tây” cho vị trí số 1 rõ ràng cũng không có gì sai khi thủ thành mang 2 dòng máu Việt – Nga tỏ ra toàn diện hơn so với những người gác đền còn lại. Và chưa kể, suốt thời gian qua Văn Lâm cũng đã chơi khá ổn, đặc biệt ở AFF Cup mới kết thúc cách đây chưa lâu.
 |
Văn Lâm tốt nhất trong số 3 thủ môn, nhưng hoàn hảo để tạo sự yên tâm thì vẫn chưa... |
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa thủ môn vừa đến với Thai-League đã hoàn toàn khiến ông thầy người Hàn Quốc an tâm. Nói rõ hơn, ở những bàn thua tại AFF Cup vừa qua ít nhiều có lỗi vị trí của Văn Lâm trong một số quả phạt trực tiếp.
Đứng sai vị trí là một, và khả năng điều chỉnh hàng rào trước mỗi quả phạt trực tiếp cũng có vấn đề, bàn thua ở trận chung kết lượt đi trước Malaysia dẫn tới kết quả hoà 2-2 tại Bukit Jalil là ví dụ cho điểm yếu này của Văn Lâm.
và dấu hỏi lớn cho những mảnh ghép mới
Theo thông tin mới nhất, Trọng Hoàng đã bình phục hoàn toàn chấn thương để ít ngày tới đây có thể đá trận ra quân với Iraq. Đây là tin cực vui đối với HLV Park Hang Seo khi ai cũng thấy Trọng Hoàng quan trọng như thế nào, sau khi Văn Thanh chấn thương.
Dù là như thế, nhưng vào lúc này chiến lược gia người Hàn Quốc cũng vẫn phải tính đến phương án dự phòng cho vị trí của cầu thủ người xứ Nghệ bằng cái tên Ngân Văn Đại.
 |
và nếu Trọng Hoàng không có được phong độ tốt nhất sau chấn thương cũng đủ khiến ông Park đau đầu, vì những phương án thay thế cần thêm kiểm chứng |
Và thực tế, cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội đã thích ứng nhanh dù phải chuyển từ tiền đạo về chơi thấp hơn trong những trận giao hữu vừa qua. Nhưng để an tâm thực sự trong trường hợp Trọng Hoàng có vấn đề thì lại chưa.
Không chỉ phấp phỏng với biên phải, vị trí trung vệ mà Đình Trọng để lại cũng cần thời gian trả lời với người thay thế Bùi Tiến Dũng. Nói như thế không phải chê Bùi Tiến Dũng kém về chuyên môn, thậm chí rất tốt, nhưng để ăn ý với những đối tác còn lại thì phải chờ.
Cần phải nhớ rằng, ở AFF Cup vừa qua chỉ duy nhất trận gặp Campuchia 3 trung vệ của tuyển Việt Nam mới có sự thay đổi nho nhỏ, phần còn lại dù có thay đổi, xáo trộn nhiều vị trí trong đội hình nhưng bộ ba Đình Trọng – Quế Ngọc Hải – Duy Mạnh là bất di bất dịch để đủ thấy ông Park tin những trung vệ này ra sao.
Bùi Tiến Dũng không phải là cầu thủ mới khi đã theo HLV Park Hang Seo từ VCK U23 châu Á đến lúc này, để hy vọng trung vệ đang khoác áo Viettel hoà nhập nhanh, và chơi ăn ý với những đồng đội còn lại để khoả lấp chỗ trống mà đàn em Đình Trọng để lại.
HLV Park Hang Seo có thời gian để giải quyết những mối băn khoăn nơi hàng thủ của đội nhà, nhưng cũng khá lo khi Asian Cup không dễ dàng gì bởi các đối thủ mạnh, quái hơn rất nhiều so với các giải đấu trước đây.
Và chỉ khi nào hàng thủ ổn, tuyển Việt Nam mới có thể mơ đến tấm vé vượt qua vòng bảng, còn ngược lại e không dễ cho thầy trò HLV Park Hang Seo...
Mai Anh
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Hàng thủ xảy ra điều gì trước Asian Cup 2019
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là cán bộ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông cho biết: Ngày 23/9, ông đại diện cán bộ của Trung tâm Công nghệ Giáo dục gửi kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về bộ sách của Trung tâm Công nghệ Giáo dục, tác giả là GS Hồ Ngọc Đại.Ngày 25/9, ông nhận được thư trả lời của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kí thay Bộ trưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng nội dung thư trả lời của Bộ GD-ĐT có phần vô cảm, chưa giải đáp thỏa đáng những điều mà họ trăn trở.
Do đó, ông gửi thư tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - người phụ trách lĩnh vực giáo dục để bày tỏ ý kiến của mình.
 |
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện là cán bộ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Anh Minh. |
Theo kiến nghị, “Sách giáo khoa “Tiếng Việt 1” và “Toán 1” của GS Hồ Ngọc Đại có lịch sử hình thành đã trên 40 năm, đã được hoàn thiện để có thể đưa sử dụng trên cả nước. Bộ sách này phù hợp với đường lối quan điểm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và không thuộc bộ sách cải cách giáo dục đã hết hạn sử dụng đã được thay bằng bộ sách của chương trình tiểu học năm 2000 từ năm học 2002 – 2003, cũng không thuộc của chương trình tiểu học 2000 sẽ được thay thế bằng các sách mới vào năm học tới đây. Mà là sách mới đã được nhiều lần nghiệm thu thẩm định và khi cần đã được lựa chọn áp dụng như một phương án đổi mới để khắc phục khó khăn nhằm ổn định, phát triển giáo dục. Có thể nói, bộ sách CNGD nói riêng, mô hình giáo dục tiểu học CNGD nói chung là thành tựu mới trong nền giáo dục Việt Nam.
Trong thư, TS Nguyễn Kế Hào giải thích: "Về nội dung Bộ GD-ĐT cho biết “tập thể tác giả bản mẫu sách ‘Tiếng Việt 1’, ‘Toán 1’ do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên có thể hoàn thiện bản mẫu sách theo Chương trình giáo dục phổ thông và đề nghị thẩm định lại theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT để sách có cơ hội góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới.Điều này là khó khả thi vì nếu chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì cần nhiều thời gian và sẽ mất đi bản sắc của “sách giao khoa công nghệ giáo dục”.
Trong khi đó, sách ‘Tiếng Việt 1’ và sách ‘Toán 1’ CNGD đã được thực nghiệm, được nghiệm thu đánh giá nhiều lần và nhiều địa phương áp dụng đạt hiệu quả cao. Riêng sách “Tiếng Việt 1” trong 2 năm gần đây (2017 và 2018) đã liên tục được Hội đồng thẩm định của Bộ xem xét đánh giá, đã thông qua và đang được áp dụng rộng rãi.Ngoài ra, theo ông Hào, bộ sách CNGD khác biệt với các bộ sách của các nhóm tác giả khác vừa được thẩm định. Cụ thể, các bộ sách của các nhóm tác giả khác vừa được thẩm định theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT mới chỉ là bản mẫu SGK chứ chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
“Bộ sách CNGD, về khoa học đã nhiều lần được nghiệm thu, thẩm định, đã từng bước được hoàn thiện, đã khá ổn định và còn nguyên giá trị. Về thực tiễn, bộ sách CNGD đã từng góp phần tích cực làm lành mạnh và phát triển giáo dục tiểu học trong những giai đoạn bộ sách này được Bộ GD-ĐT cho áp dụng thực tiễn ở nhiều địa phương. Do đó, không nên nhìn nhận bộ sách CNGD do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên như là sách cải cách giáo dục (triển khai từ năm 1981 được điều chỉnh hoàn thiện và phát huy tác dụng từ giữa thập niên 90 của thế kỉ trước); cũng không nên nhìn nhận như sách của Chương trình tiểu học 2000 được triển khai và liên tục giảm tải từ năm học 2002-2003 đến nay”.
Thay vào đó, nên xem xét đánh giá sách “Tiếng Việt 1” và “Toán 1” CNGD của GS Hồ Ngọc Đại theo cơ chế khác hoặc vận dụng Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT một cách không xơ cứng, chi tiết, mà căn cứ vào mục tiêu giáo dục và chuẩn đầu ra.
Theo ông Hào, năm học 2019-2020 tại 48 tỉnh/thành đang có trên 920.000 học sinh lớp 1 học theo sách “Tiếng Việt 1” CNGD.
Anh Minh

"Điều chỉnh thông tư dễ hơn sửa sách Công nghệ Giáo dục"
- Người đứng tên ký cả bản kiến nghị gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét việc sách Công nghệ giáo dục bị thẩm định không đạt cho hay, ông sẽ chưa dừng lại sau phần trả lời của Bộ GD-ĐT.
" alt=""/>Kiến nghị xem lại sách của GS Hồ Ngọc Đại tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam