Sau khi mua mảnh đất trên ông Quý cùng gia đình và bạn bè đã đầu tư khoảng 20 tỷ đồng để hoàn thiện các công trình như biệt thự, cầu treo, nhà thờ, tiểu cảnh, vườn hoa công nghệ cao và các hạng phục khác.
“Tôi xây dựng công trình này cũng vì đam mê kiến trúc. Có vài người bạn thân cùng đam mê cho vay vài tỷ đồng”, Giám đốc Sở TN&MT chia sẻ.
Dù vậy, Giám đốc Sở TN&MT cũng thông tin hiện Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động của Sở nên khi có kết luận thanh tra thông tin về tài sản của ông sẽ khách quan hơn.
Vị Giám đốc Sở sinh năm 1971 cho hay, ông có quá trình công tác tại Sở TN&MT từ năm 1995, làm chuyên viên tại Trung tâm Đo đạc Sở TN&MT Yên Bái. Năm 1996 ông về Phòng Đăng ký thống kê tới năm 1997 chuyển sang Phó phòng Kế hoạch tài chính.
"Tới năm 2005 tôi được chuyển sang làm Phó giám đốc Phòng Đăng ký đất đai, năm 2008 làm Giám đốc Phòng Đăng ký đất đai. Năm 2011, tôi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở TN&MT kiêm Giám đốc Phòng Đăng ký đất đai.
Đến năm 2016 được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN&MT", ông Quý thông tin về quá trình công tác.
Chia sẻ thêm về quá trình phấn đấu, ông Phạm Sỹ Quý cho hay từ thời trẻ ông đã làm đủ thứ nghề như buôn chổi đót, lá chít từ Yên Bái xuống Hà Nội tới việc ủ men nấu rượu, làm bánh kẹo, mở xưởng đóng giày.
Trao đổi về việc đón nhận kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, ông Quý cho biết: "Nếu sai thì mình chịu. Tôi đã theo nghiệp được mấy chục năm, nếu phải ra đi cũng không còn nhiều điều suy nghĩ".
Thông tin về quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở TN&MT, ông Phạm Sỹ Quý cho hay quyết định được Tỉnh ủy thông qua và bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh ký là thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy.
Thanh tra tài sản của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái
Ngày 9/6, Thanh tra tỉnh Yên Bái cho biết việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành để làm rõ toàn bộ nội dung báo chí nêu về khu đất 1,3 ha, đứng tên bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý. Ông Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Đối tượng thanh tra là UBND TP Yên Bái và bà Hoàng Thị Huệ cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Đoàn thanh tra do ông Phạm Công Bình, Phó chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái, làm Trưởng đoàn.
Thời kỳ thanh tra là từ năm 2015 đến ngày 8/6/2017 và thời gian thanh tra là 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, không tính ngày nghỉ, lễ.
Đến ngày 27/6, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra tài sản của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trong 15 ngày.
![]() |
Khu biệt thự rộng hơn 13.000 m2 của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái |
"Đây là cuộc thanh tra đột xuất. Thẩm quyền thanh tra tài sản của ông Quý thuộc Thanh tra tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thông tin với dư luận, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc", ông Phạm Trọng Đạt nói.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cũng cho rằng điều này là phù hợp vì ông Phạm Sỹ Quý là em trai Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, nếu địa phương thanh tra sẽ không khách quan.
Ngày 27/6, ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó chánh thanh tra Bộ Nội vụ, trao đổi về trường hợp ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái khi chưa có chứng chỉ chuyên viên chính.
Theo ông Khương, người ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Quý là bà Phạm Thị Thanh Trà (chị gái ông Quý), Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Thời điểm đó, bà Trà làm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Tài sản ông Phạm Sỹ Quý kê khai gồm nhà, đất ở TP Yên Bái, căn hộ chung cư Mandarin Garden ở HN, ô tô Camry...
" alt=""/>Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Yên Bái vay tiền tỉ để xây biệt thựTrên cơ sở đó, huyện đã xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 với kinh phí dự kiến là hơn 2 tỷ đồng cho 630 lao động.
![]() |
Huyện Hoài Đức dự kiến chi 2 tỷ đồng dạy nghề lao động nông thôn năm 2019. |
Để thu hút lao động nông thôn tham gia, ngay từ đầu năm, huyện Hoài Đức đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề sâu rộng đến các đối tượng thuộc diện quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg từ huyện đến cơ sở, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt và có nhu cầu đăng ký học nghề.
Cụ thể, huyện đã tổ chức tuyên truyền về đào tạo nghề trên phương tiện thông tin đại chúng, phát hơn 10.000 tờ rơi tuyên truyền chính sách đào tạo nghề và kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Theo báo cáo của huyện Hoài Đức, năm 2018, huyện đã tổ chức được 18 lớp, đào tạo nghề cho 598 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp có 268 lao động tham gia, nghề phi nông nghiệp có 330 lao động tham gia.
Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề của huyện đạt 100%. Đáng chú ý, sau khi tốt nghiệp, 100% học viên có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo và 90% học viên tự tạo được việc làm tại địa phương.
Hải Nguyên
- Năm 2019, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) phấn đấu hoàn thành mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 1.300 -1.400 lao động nông thôn.
" alt=""/>Huyện Hoài Đức dự kiến chi 2 tỷ đồng dạy nghề lao động nông thôn năm 2019