Không Tiến LinhNgay trước ngày tuyển Việt Nam hội quân, HLV Park Hang Seo đón nhận thêm tin không mấy vui vẻ khi chân sút số 1 của đội nhà ở vòng loại World Cup là Tiến Linh dương tính với Covid-19.
Trước đó Hoàng Đức, Văn Toàn cũng gặp vấn đề tương tự khiến quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 với những trận đấu diễn ra vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 của chiến lược gia người Hàn Quốc thêm phần chông gai.
 |
Không Tiến Linh |
Hai cầu thủ sau có thể kịp trở lại tuyển Việt Nam trước khi toàn đội di chuyển sang Australia vào ngày 21/1 tới, nhưng khả năng rất cao Tiến Linh thì không, bởi thời điểm đó cũng là lúc chân sút đang khoác áo Bình Dương mới hết thời gian cách ly.
Việc vắng một số trụ cột buộc HLV Park Hang Seo phải xoay sở bằng cách gọi bổ sung Ngân Văn Đại, Trần Phi Sơn nhưng điều này chắc chắn chưa thể giảm đi âu lo đối với thuyền trưởng người Hàn Quốc khi Tiến Linh vẫn là chân sút số 1 vào thời điểm hiện tại ở tuyển Việt Nam.
... ai ghi bàn cho thầy Park?
Tiến Linh sẽ khó có thể ra sân ở trận đấu diễn ra vào ngày 27/1 tới, kể cả khi chân sút này kịp hội quân với tuyển Việt Nam khi toàn đội di chuyển vào TP.HCM trước khi bay sang Australia ít ngày nữa.
Việc không có chân sút đang khoác áo Bình Dương đang khiến thuyền trưởng người Hàn Quốc âu lo, dù tại AFF Cup 2020 Tiến Linh suy giảm phong độ khá nhiều.
 |
bài toán hàng công một lần nữa khiến HLV Park Hang Seo đau đầu |
Câu hỏi đặt ra, liệu rằng HLV Park Hang Seo đặt niềm tin vào chân sút nào cho vị trí trung phong mà Tiến Linh để lại trong bối cảnh cũng vắng luôn cả Đức Chinh do chấn thương?
Rất khó để trả lời, bởi hiện tại tuyển Việt Nam “trắng” hoàn toàn trung phong giống Tiến Linh, Đức Chinh... và những chân sút đang có tên hầu hết thiên về đá lùi hoặc dạt biên.
Những người phù hợp nhất còn lại là Tuấn Hải hay Ngân Văn Đại với chỉ hơn chục ngày trở lại tuyển Việt Nam không dễ để HLV Park Hang Seo lựa chọn, nếu ông thầy người Hàn Quốc đặt mục tiêu tìm kiếm một kết quả tốt nhất trước Australia lên hàng đầu, thay vì làm mới đội hình như mong muốn từ người hâm mộ.
Khó khăn như thế, rất có thể HLV Park Hang Seo lại phải trông chờ vào tuyến 2 với Quang Hải, Hoàng Đức hoặc Công Phượng như từng thấy ở AFF Cup 2020 hoặc nhiều lần trước đó.
Trông chờ vào những cái tên có thể gây đột biến nhằm giải quyết tạm thời âu lo chuyện ghi bàn, nhưng ít nhất thuyền trưởng người Hàn Quốc cũng nên chuẩn bị cho mình những phương án mới khác thay vì chờ Tiến Linh, Đức Chinh trở lại.
Cần như thế, bởi vấn đề HLV Park Hang Seo đang đối mặt suy cho cùng cũng xuất phải từ sự thiếu chuẩn bị phương án về con người do chính ông thầy người Hàn Quốc tạo ra chứ không phải ai khác...
Xuân Mơ
" alt=""/>Tuyển Việt Nam không Tiến Linh, ai ghi bàn cho thầy Park?
Vài năm trước đây, dư luận từng “choáng váng” trước những thông tin về hoạt động đào tạo sau đại học của một cơ sở đào tạo. Theo con số mà Thanh tra Bộ GD-ĐT đưa ra, tổng số nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển năm 2015 của cơ sở này là 350 người, năm 2016 là 400 người. Tổng số NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (TS) tại đây năm 2015 là 281, năm 2016 là 265 luận án. Tính ra chỉ hơn 1 ngày là cơ sở này có 1 TS.Có giáo sư hướng dẫn tới 12 NCS, chưa kể có TS Kinh tế nhưng lại hướng dẫn NCS ngành quản lý giáo dục.
Cũng theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, những sai phạm của cơ sở này trong đào tạo TS gồm có: chương trình đào tạo không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo đúng quy định, phân công người hướng dẫn NCS không cùng ngành, chuyên ngành với NCS, số lượng NCS đang hướng dẫn tại một thời điểm vượt quá số lượng quy định.
 |
Ảnh minh họa: Peking University fanpage |
Tháng 4/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 08 về Quy chế tuyển sinh, đào tạo TS (Quy chế 2017) với nhiều quy định chặt chẽ hơn.
Những thay đổi nổi bật là khi thi đầu vào, NCS phải đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ cao hơn so với quy định cũ. Còn với đầu ra, quy chế mới cũng yêu cầu NCS phải có ít nhất 2 bài báo quốc tế mới được bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Người hướng dẫn cũng phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn như có công bố quốc tế hay đề tài nghiên cứu đang thực hiện.
Quy chế 2017 được áp dụng đầy đủ từ ngày 1/1/2019, nhưng chưa đầy 1 năm kể từ khi Quy chế 2017 được ban hành, các cơ sở đào tạo đã có những bước chuyển đột phá.
Ví dụ như tại Viện Đào tạo sau đại học - Trường ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2016-2017 có 150 chỉ tiêu đào tạo TS. Ở đợt tuyển sinh tháng 10/2016 ngay trước khi Quy chế 2017 được ban hành, trường đã tuyển được 130 NCS. Tuy nhiên, trong đợt tuyển sinh thứ 2 diễn ra sau khi có Quy chế mới, trường chỉ tuyển được 20 NCS.
Cũng theo quy định mới thì chỉ có khoảng 1/4 trong số 400 giảng viên của trường khi đó đáp ứng đủ các điều kiện để hướng dẫn NCS. Do vậy, nhà trường đã lên kế hoạch để hỗ trợ giảng viên trong việc viết các bài báo, công bố báo cáo tại các hội thảo quốc tế, các tạp chí có uy tín thuộc danh mục ISI và Scopus nhằm “nâng cấp” đội ngũ.
Mỗi năm ĐH Quốc gia Hà Nội có khoảng 300-350 chỉ tiêu đào tạo TS. Tuy nhiên, năm 2017 toàn bộ ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ tuyển được 140 chỉ tiêu.
Dù vậy, cuối tháng 11/2017, trên cơ sở quy định của Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo TS riêng với những quy định còn có phần chặt chẽ hơn đối với NCS, người hướng dẫn cho đến thành viên hội đồng bảo vệ luận văn... nhằm "siết" đào tạo TS.
Chuẩn tiến sĩ thấp có thể gây nhiều hệ lụy
 |
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp như thế, sau 5 hay 10 năm tới, khi lứa TS này tốt nghiệp, liệu chất lượng phó giáo sư, giáo sư của chúng ta sẽ như thế nào? |
Cách đây hơn 3 năm – đầu năm 2018, trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội đã bày tỏ sự kỳ vọng việc siết mạnh các điều kiện sẽ tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng.
Chính vì vậy, khi Quy chế mới theo Thông tư 18/2021 (Quy chế 2021) ra đời với một số thay đổi về công bố quốc tế hay yêu cầu ngoại ngữ, GS Nguyễn Đình Đức rất băn khoăn.
“Nhớ lại, chúng ta đã phải tốn biết bao giấy bút, tọa đàm, tranh luận và cuối cùng với sự quyết liệt, quyết tâm, đồng thuận cao mới ban hành được Quy chế 2017 - là một quy chế đào tạo TS có nhiều tiến bộ về chất lượng và hội nhập (thông qua yêu cầu công bố quốc tế và ngoại ngữ).
Những nghiên cứu của tôi và một số nhà khoa học khác cho thấy nhờ có Quy chế 2017 mà chúng ta đã khuyến khích hình thành xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và công bố quốc tế trong các trường đại học. Từ một nước gần như "đội sổ" về công bố quốc tế trong khu vực, năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 trên thế giới và đứng thứ 3 ở ASEAN về công bố quốc tế, và nhờ vậy, chúng ta đã có hai ĐH Quốc gia và một số trường đại học xếp thứ hạng khá cao trong các bảng xếp hạng đại học như QS, THE...”.
Vì vậy, ông Đức lo ngại rằng “Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp như thế, sau 5 hay 10 năm tới, khi lứa TS này tốt nghiệp, liệu chất lượng phó giáo sư, giáo sư của chúng ta sẽ như thế nào? Điều này có thể gây ra hệ lụy cho chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam”.
 |
GS.TSKH Ngô Việt Trung: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái 'sàn' của Bộ. Còn những cơ sở lấy 'sàn' thấp thì sao? |
Mối lo về chất lượng giảng viên cũng được GS Ngô Việt Trung, Nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đưa ra. Điều mà GS Trung cho rằng “ngược đời” là việc Quy chế đào tạo TS mới cho phép người hướng dẫn không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả chuẩn đầu ra 3 công bố cùng loại của NCS.
“Như vậy, TS tốt nghiệp xong có thể đào tạo TS mới gần như ngay lập tức, chỉ cần sau 1 năm giảng dạy. Với chuẩn đầu ra thấp như thế này thì sau vài năm liệu có còn “thầy giỏi” để đào tạo ra “trò giỏi”?”.
GS Trung cũng bình luận rằng: “Nếu tôi là nhà quản lý thì tôi chỉ cần đặt chuẩn đầu ra tiệm cận chuẩn mực quốc tế (có 1 bài ISI loại không thể mua được) còn bỏ mặc chuẩn đầu vào cho cơ sở đào tạo quyết định. Đầu ra cao, không thể chạy được, thì tự khắc thầy và trò phải giỏi”.
Một Hiệu trưởng đại học ở TP.HCM nhận xét rằng Quy chế 2021 rất “không phải” với lĩnh vực khoa học tự nhiên nhưng lại phù hợp với lĩnh vực khoa học xã hội. Và ngược lại, Quy chế 2017 rất “không đúng” với khoa học xã hội nhưng là bình thường với khoa học tự nhiên. Do vậy, cần tách bạch hai lĩnh vực này để đưa ra quy định rõ ràng.
Theo vị Hiệu trưởng này, nếu với quy chế cũ mà lo ngại các NCS sẽ “mua” công bố quốc tế thì nay mua công bố trong nước còn rẻ hơn và dễ hơn.
“Trong tương lai sẽ xuất hiện một loạt TS “hình thức” – vị này đánh giá.
Đặc biệt, theo ông, thời gian tới đây Bộ GD-ĐT triển khai Đề án 89, dùng ngân sách cấp học bổng đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ TS thì nếu thực hiện theo những thay đổi của Quy chế 2021 mà không có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ thì sẽ có những tác động lâu dài đến chất lượng giảng viên, và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng những thế hệ sinh viên trong tương lai.
Phương Chi – Lê Huyền

PTT Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiêm túc tiếp thu ý kiến về chuẩn tiến sĩ mới
Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ GD-ĐT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới.
" alt=""/>Vừa dẹp lò ấp tiến sĩ, lại lo xuất hiện loạt tiến sĩ 'hình thức'