Khát khao của Tuấn Anh và bầu ĐứcSau nhiều tháng chấn thương để lại nhiều tiếc nuối rốt cuộc mùa giải 2019 người hâm mộ đã được nhìn thấy Tuấn Anh trở lại trong màu áo HAGL chơi ở V-League.
Những gì mà Tuấn Anh thể hiện đến lúc này, dù chưa lấy lại được hoàn toàn khả năng nhưng cũng đủ để HLV Park Hang Seo phải để ý và mong muốn đưa tiền vệ người Thái Bình trở lại với tuyển Việt Nam sau một thời gian rất dài vắng bóng.
 |
Tuấn Anh đang dần trở lại sau chấn thương |
Đây rõ ràng là tin mừng dành cho Tuấn Anh, khi tiền vệ này đã bỏ lỡ quá nhiều giải đấu quan trọng trong suốt thời gian điều trị chấn thương vừa qua. Và nếu có thể trở lại với tuyển Việt Nam sẽ là giúp để tiền vệ tài hoa người Thái Bình quên đi những tháng ngày khá “tủi” vì chấn thương của mình.
Và đương nhiên, việc HLV Park Hang Seo có ý định triệu tập Tuấn Anh lên tuyển cũng là tin vui dành cho bầu Đức, khi ai cũng biết ông chủ đội bóng phố Núi luôn có sự quan tâm đặc biệt dành cho tiền vệ người Thái Bình như thế nào.
nhưng hãy từ chối thầy Park
Với khả năng chuyên môn của mình, rõ ràng Tuấn Anh thực sự xứng đáng là một phần của tuyển Việt Nam không phải lúc này, mà trước đây cũng thế.
Nhưng e rằng, nếu như có lời mời lên tuyển Việt Nam tới đây dành cho mình thì tiền vệ của HAGL nên cân nhắc một cách cẩn trọng nhất có thể. Bởi đơn giản, chỉ có Tuấn Anh mới hiểu chấn thương của mình bình phục đến đâu.
 |
nhưng có lẽ Tuấn Anh và bầu Đức nên nói không với HLV Park Hang Seo nếu như được triệu tập trong thời gian tới đây |
Ai cũng biết khát khao trở lại đội tuyển của Tuấn Anh là rất, đặc biệt khi các bạn đồng lứa vốn không được đánh giá cao hơn đã và đang có nhiều thành công ra sao suốt thời gian qua.
Nhưng cần phải cân nhắc, bởi quá khứ mỗi lần lên tuyển là một lần chấn thương của Tuấn Anh lại tái phát. Đó là vận xui đã đành, nhưng cũng một phần vì cả Tuấn Anh lẫn các HLV đều “cố ép” nhiều hơn thay vì chỉ chấp nhận một thể trạng tốt nhất.
Bây giờ tình huống này là không thể lặp lại, bởi rất rõ ràng nếu chỉ cần tái phát chấn thương sự nghiệp của Tuấn Anh chắc chắn sẽ dừng lại. Nên nhớ, ở cùng lứa từ học viện HAGL ra chưa ai chấn thương nhiều, nặng và dai dẳng như tiền vệ người Thái Bình cả.
Từ chối khoác áo đội tuyển, với ai đó sẽ là một chỉ trích lớn nhưng riêng trường hợp của Tuấn Anh chắc chắn là không. Khi ai cũng hiểu tiền vệ này cần nhiều thời gian để lành hẳn chấn thương cũng như lấy đủ cảm giác bóng, kỹ năng cho tới thể lực.
Cả thanh xuân của sự nghiệp, Tuấn Anh đã bỏ lỡ quá nhiều giải đấu, mất quá nhiều thời gian chỉ để chữa chạy chấn thương (phần lớn đều do nóng vội mà ra) để giờ nếu phải đợi thêm đôi ba tháng nữa cho lành hẳn chắc cũng không phải quá nhiều nhặn gì.
Bầu Đức, Tuấn Anh nên từ chối HLV Park Hang Seo ở đợt tập trung tới là hợp lý và để dành vinh quang ở phía trước khi chấn thương lành, ổn hẳn cái đã.
Và chắc rằng, chiến lược gia người Hàn Quốc cũng chẳng ép uổng gì khi thực tế chưa phải hết người ở hàng tiền vệ của tuyển Việt Nam đâu mà lo.
Mai Anh
" alt=""/>Tuyển Việt Nam gọi Tuấn Anh: Bầu Đức hãy nói không với thầy Park
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm để xin ý kiến dư luận.Theo đó, ngoài học phí được miễn toàn bộ, mỗi tháng, sinh viên sư phạm sẽ được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức này được điều chỉnh hàng năm theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế
Những khoản hỗ trợ được “luật hóa” này nhằm mục tiêu thu hút người tài theo học ngành sư phạm hướng đến đào tạo cho xã hội những thế hệ giáo viên chất lượng.
 |
Hỗ trợ thêm phí sinh hoạt 3,63 triệu/tháng, ngành sư phạm đã đủ hấp dẫn? Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chị Lê Hằng, tốt nghiệp và trở thành giáo viên tại một trường ở Hà Nội từ gần một năm nay chia sẻ: “Trước đây khi mình còn đang đi học mà được hỗ trợ như thế này thì tốt quá. Như vậy sinh viên sư phạm giờ đây gần như không phải lo về vấn đề gì trong quá trình đi học bởi học phí vốn đã được miễn giờ có thêm chi phí sinh hoạt”.
Nguyễn Quốc T., hiện là sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bày tỏ chút tiếc nuối khi giai đoạn em vào trường trước khi có nghị định này. Tuy nhiên, T. cho hay em cũng không quá buồn bởi “đổi lại” không chịu việc ràng buộc phải hoàn trả chi phí nếu ra trường chẳng may không xin được việc.
Có con năm nay học lớp 11 và cũng đang cân nhắc chuyện vào các trường sư phạm, chị Ngọc Hoa (Thanh Hóa) cho rằng đây có thể là một “điểm cộng” để gia đình chị quyết định cho con theo học ngành này. Song, chị Hoa cũng chợt lo ngại khi nghĩ đến chuyện ra trường con mình không xin được việc.
“Chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo hướng này rất tốt song để thực sự hấp dẫn thì còn phải đi cùng với việc giải quyết việc làm cho người học sau ra trường. Chứ như hiện nay chỉ tiêu tuyển dụng vào ngành ở đa số các địa phương đều rất eo hẹp trong khi cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp tràn lan. Quan trọng nhất vẫn là có việc làm ngay sau khi ra trường. Nếu không, thêm điều khoản hoàn trả chi phí lại càng phức tạp”, chị Hoa chia sẻ.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chị Nguyễn Diệp, giáo viên một trường THPT trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) ủng hộ hướng này bởi chị cho rằng hỗ trợ được sinh viên học tập là điều tốt chứ không chỉ riêng đối với ngành sư phạm.
“Đó chính là điều nên làm của hệ thống đại học công. Ở những nước phát triển họ còn hỗ trợ cả sinh viên nước ngoài nữa. Điều này sẽ tạo ra cơ hội thực hiện quyền tiếp cận tri thức cho tất cả mọi người”.
Theo chị Diệp, có thể chính sách này cũng sẽ thu hút được thêm một lượng học sinh lựa chọn ngành sư phạm.
Song, nếu mục đích của việc hỗ trợ kinh phí là để thu hút sinh viên học ngành sư phạm thì theo chị Diệp là chưa đủ.
“Thực tế việc các học sinh có học lực giỏi không muốn thi sư phạm là vì nghĩ đến cơ hội nghề nghiệp sau này chứ không quá đặt nặng vấn đề chi phí học tập. Chi phí học tập chỉ 4 năm, nhà nghèo vẫn có thể cố, nhưng cơ hội và thu nhập từ công việc ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống tương lai. Thực tế hiện nay nếu tham gia giảng dạy ở các trường công thì cơ hội được tuyển dụng là quá khó, áp lực về thủ tục hành chính lớn trong khi lương thấp. Nếu tham gia giảng dạy ở các trường tư thì lại gặp nhiều hơn các áp lực từ học sinh, phụ huynh và thời gian giảng dạy”, chị Diệp nói.
“Vấn đề không chỉ là có một chỗ làm mà là môi trường, tính chất và đãi ngộ của công việc nữa. Học sinh của tôi, phần đa các em khá giỏi thường không thích đi dạy. Lý do các em đưa ra là môi trường công việc không năng động, không kích thích sự sáng tạo...”
Chị Diệp cho rằng muốn kéo người giỏi vào vẫn cần nhất đãi ngộ đầu ra. Bởi những người thực sự có năng lực thì môi trường làm việc mới là yếu tố quyết định. “Đãi ngộ đầu ra không chỉ hiểu đơn giản là tiền lương mà còn là môi trường làm việc,...”
Cô Hồ Thị H., Phó hiệu trưởng một trường tiểu học ở Nghệ An cũng cho rằng vấn đề cốt lõi thu hút người tài không chỉ nằm ở học phí mà quan trọng hơn là tuyển dụng, bố trí và đãi ngộ việc làm.
“Nếu đào tạo và tuyển dụng còn đi theo 2 đường thẳng song song như mấy năm qua thì chính sách miễn học phí và hỗ trợ phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm chắc sẽ không còn mấy ý nghĩa”, cô H. nói.
Hải Nguyên

SV sư phạm sẽ được hỗ trợ phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng
- Đó là thông tin trong dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận.
" alt=""/>Hỗ trợ thêm phí sinh hoạt 3,63 triệu/tháng, ngành sư phạm đã đủ hấp dẫn?
Khóa thí điểm lớp cao đẳng chất lượng cao cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao từ CHLB Đức, nghề Cắt gọt kim loại với 16 sinh viên đã được khai giảng giữa tháng 11.Để đi vào đào tạo trong gần hai năm qua, Trường CĐ Việt Nam - Singapore đã tham gia nhiều lượt các hội nghị, tập huấn; đón các đoàn chuyên gia của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) và của CHLB Đức đến để khảo sát, kiểm định và được đánh giá đảm bảo các điều kiện có thể thực hiện dự án.
 |
Lớp nghề đào tạo chương trình chuyển giao của Đức khai giảng ở Trường CĐ Việt Nam - Singapore |
Từ tháng 5 đến tháng 10/2019, nhà trường cử 4 giáo viên tham gia chương trình học tập bồi dưỡng tại CHLB Đức đồng thời triển khai mua sắm bổ sung trang thiết bị cho đào tạo với giá trị khoảng 7 tỷ đồng.
Đây là mô hình đào tạo kép với thời lượng thực hành tại doanh nghiệp chiếm 70% tổng thời gian, đòi hỏi sự hợp tác giữa trường và doanh nghiệp đa chiều và toàn diện hơn. Sinh viên sau khi ra trường đáp ứng cao nhất điều kiện thực tiễn nghề nghiệp.
Đặc biệt sinh viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng của Đức (Bậc 4 khung trình độ của Đức) và bằng tốt nghiệp của trường.
Với bằng nghề của Đức, sinh viên có cơ hội tham gia thị trường lao động tại Đức, Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia phát triển khác.
Sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường được nhận 2 bằng của Việt Nam và Đức.
L.Huyền
" alt=""/>Chọn trường nghề để đào tạo nghề trọng điểm