Tăng trường hợp bị hủy kết quả thiBộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia 2020 và xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo Thông tư số 04/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 04/2018 và thông tư 03/2019 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo dự thảo này, Bổ sung gạch đầu dòng thứ 4 vào khoản 5 Điều 49 “- Bị đình chỉ thi.” Như vậy theo dự thảo này, những thí sinh bị đình chỉ thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ bị hủy bỏ kết quả thi.
Trước đó chỉ có 3 trường hợp bị hủy kết quả thi. Cụ thể thí sinh có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi theo quy định. Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Nhiều quy định mới về chấm thi
Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra nhiều quy định về việc chấm thi. Cụ thể việc chấm thi tại mỗi hội đồng thi được thực hiện tại không quá 2 khu vực. Khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, có công an bảo vệ 24 giờ/ngày. Nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau. Bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo thực tế triển khai tại đơn vị.
 |
Thí sinh thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Thanh Tùng) |
Tổ Giám sát gồm ít nhất 5 người (1 tổ trưởng và ít nhất 4 thành viên). Trong đó tổ trưởng tổ giám sát là lãnh đạo phòng/ban của trường ĐH, CĐ. Các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường ĐH, CĐ và công chức sở GD-ĐT của tỉnh có bài thi được chấm.
Theo dự thảo, tổ giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác và có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại hòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát phải báo cáo Trưởng ban để tạm dừng quá trình chấm thi và đề nghị Trưởng ban kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục.
Đối với các bộ phận khác như cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ, thì cán bộ công an có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn khu vực chấm thi và nơi lưu trữ, bảo quản bài thi trắc nghiệm; ký niêm phong và chứng kiến mở niêm phong phòng chấm thi, phòng chứa bài thi, đĩa CD chứa dữ liệu.
Tuyệt đối giữ bí mật về số báo danh với số phách
Theo dự thảo lần này cũng bổ sung nhiều điểm về việc tổ chức thi. Cụ thể khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn, có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày.
Có 1 cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại điểm thi (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.
Trước khi bàn giao bài thi cho Ban phúc khảo bài thi tự luận, Ban thư ký hội đồng thi phải tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với phiếu thu bài thi để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi.
Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi; dán kín số phách cũ trên bài thi và đánh phách mới. Cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo.
Bàn giao các túi bài thi đã được đánh phách mới cho Ban phúc khảo bài thi tự luận. Việc giao nhận bài thi giữa Ban thư ký hội đồng thi và Ban phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo đúng quy định.
Đặc biệt dự thảo cũng nêu trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Lê Huyền
" alt=""/>Tăng thêm trường bị hủy bỏ kết quả thí sinh thi THPT quốc gia

 |
Giới thiệu bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực". |
Theo GS Lộc để biên soạn cuốn sách đảm bảo yêu cầu đặt ra, ngoài việc nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi để thiết kế các nội dung phù hợp, gần gũi, tạo hứng thú, nhóm biên soạn phải đi thực nghiệm ở nhiều địa phương, với các đối tượng học sinh khác nhau. Từ đó, SGK Đạo đức lớp 1 của bộ sách này được thiết kế theo các chủ đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống thường ngày với các câu chuyện, tình huống…
SGK gợi mở cho giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động đa dạng theo chủ đề như đóng vai trong các tình huống, tham gia trò chơi, tương tác giữa cặp đôi, trong nhóm… Qua hoạt động, trải nghiệm, học sinh được trao đổi, nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình. Với cách thiết kế này, các hoạt động của học sinh không chỉ gói trong phạm vi lớp học mà giáo viên có thể “giao việc” cho học sinh quan sát xung quanh, nhờ cha mẹ giải đáp…
Tương tác không chỉ là học sinh với nhau hay với giáo viên, mà còn với cha mẹ và những người lớn trong cộng đồng dân cư. Theo GS Lộc, những chủ đề được chọn sẽ có tác động tích cực đến thói quen, hành vi, từ đó hình thành dần các giá trị cho trẻ.
“Điều này sẽ rất khác với việc ta đưa cho trẻ một giá trị trừu tượng nào đó bắt ghi nhớ nhưng trẻ không hiểu và không biết thể hiện nó ra sao”.
Nạp kiến thức từ cuộc sống
Quan điểm của nhóm tác giả SGK môn Tiếng Việt trong bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” cũng đặt ra những mục tiêu khác so trước đây khi học tiếng Việt là chỉ học vần, chữ từ những mẫu sẵn trong sách.
Theo đó, dù nội dung lõi vẫn dựa trên nền tảng chuyên môn về Tiếng Việt, nhưng những bài học được đặt trong tình huống, câu chuyện của cuộc sống thường ngày.
Các bước hoạt động học cũng được viết dễ hiểu để gợi mở cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động học cho học sinh.
PGS.TS Trần Thị Hiền Lương, Chủ biên sách Tiếng Việt của bộ SGK này cho biết, các bài học đều thiết kế gắn với các tình huống giao tiếp thực tế quen thuộc với học sinh. Cũng vì thế, học sinh có thể sử dụng vốn ngôn ngữ đã có để phát triển lên.
“Không phải chỉ yêu cầu học sinh làm các bài luyện tập, ngồi viết vào vở, mà các em được thực hiện các hoạt động, trò chơi, cuộc thi như thi viết đúng, điền chữ viết đúng một cách nhanh nhất. Khi học sinh nhìn vào bài học là biết mình phải làm gì, hoạt động như thế nào. Điều đó tạo cho học sinh hứng thú học tập”, bà Hiền Lương chia sẻ.
Với cách thiết kế này, theo bà Lương, học sinh không học tiếng Việt theo cách bắt chước theo mẫu một cách cứng nhắc.
 |
PGS Trần Thị Hiền Lương trao đổi với giáo viên Lào Cai khi dạy thử nghiệm sách mới. |
Các tình huống học tập sẽ gợi ý cho học sinh bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để diễn đạt. Giáo viên là người dẫn dắt để qua các hoạt động, học sinh có được vốn ngôn ngữ và hiểu cách sử dụng nó trong những tình huống cụ thể.
Cùng một yêu cầu học tập, mỗi học sinh sẽ có thể có các cách trả lời khác nhau chứ không chỉ một đáp án đúng do cô giáo đưa ra. Không chỉ với môn Tiếng Việt mà các môn Tự nhiên và Xã hội hay Toán, các tác giả viết SGK mới cũng tìm tòi để có các hướng tiếp cận gần gũi, khơi dậy hứng thú và tâm thế học tích cực của học sinh.
GS.TSKH Đinh Thế Lục, Tổng chủ biên môn Toán bậc tiểu học của bộ sách này chia sẻ: “Lâu nay môn Toán bị xem là môn rất khó đối với học sinh bởi vì các em phần lớn là chỉ học lý thuyết, có nghĩa là học kiến thức nhưng mà không hiểu được là kiến thức đó từ đâu ra, và không hiểu được là kiến thức đó nên áp dụng như thế nào vào những điều kiện thực tế”. Do đó, SGK môn Toán đã đưa vào các tình huống gần gũi với đời sống, gợi ý cho học sinh những nội dung kiến thức trong bài học xuất phát từ đâu, sử dụng trong tình huống nào. Từ đó học sinh hiểu được ý nghĩa mỗi khái niệm, nắm vững các phương pháp. Lúc đó học sinh sẽ áp dụng dễ dàng, sẽ thấy dễ hiểu hơn, sẽ biết vì sao và phải làm như thế nào.
PGS.TS Phan Doãn Thoại, Phó trưởng ban biên soạn SGK “Cùng học để phát triển năng lực”, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội) cho biết, để SGK là tài liệu hỗ trợ tốt nhất cho định hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, trong tất cả các môn của bộ sách đều ưu tiên lựa chọn các kiến thức có nhiều ứng dụng thực tế và có tác dụng tích cực đến việc phát triển năng lực của học sinh.
“Cũng vì yêu cầu này mà ngoài các nhà khoa học giáo dục có kinh nghiệm trong nghiên cứu và biên soạn SGK, chúng tôi mời giáo viên phổ thông tham gia quá trình biên soạn và thẩm định nội bộ. Giáo viên phổ thông giúp chúng tôi rất nhiều trong việc đưa các tình huống thực tế vào bài học, sao cho vừa sức, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh ở các vùng, miền khác nhau. Có thể nói, điểm đặc trưng của bộ SGK chúng tôi đã và đang tiếp tục biên soạn là kiến thức được xây dựng lên từ cuộc sống và được vận dụng vào cuộc sống”.
Hải Nguyên

“Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp?”
- Đến cuối tháng 3/2020, tức còn khoảng hơn 3 tháng nữa, các cơ sở giáo dục sẽ phải báo cáo phương án lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới. Tuy nhiên, đến nay còn nhiều vấn đề đặt ra ở chính công tác này.
" alt=""/>Sách giáo khoa mới 'nạp' nhiều kiến thức từ cuộc sống
Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, Phong Phú Hà Nam và Hà Nội đã tạo ra một cặp đấu chung kết trong mơ của giải nữ cúp Quốc gia – cúp LS 2019. Ngay sau tiếng còi khai cuộc, Hà Nội là những người nhập cuộc tốt hơn khi đội bóng áo đỏ nhanh chóng kiểm soát thế trận và đẩy Phong Phú Hà Nam lùi dần về phần sân nhà. |
Trận đấu diễn ra rất hấp dẫn |
Hiệp 1 kết thúc trong sự bất lực của cả 2 đội trong việc tìm đường vào khung thành đối phương. Bước sang hiệp 2, Phong Phú Hà Nam vẫn là đội bóng kiên nhẫn với lối chơi phòng ngự phản công. Trong khi đó, Hà Nội đã dần chuyển sang phương án chơi bóng bổng khi những đường phối hợp ngắn đã không còn hiệu quả. Không tấn công nhiều nhưng chính Phong Phú Hà Nam mới là đội bóng có được điều mình cần.
Phút 61, từ đường chuyển khá khó chịu của Nguyễn Thị Tuyết Dung, trung vệ Hà Nội phá bóg không chuẩn xác tạo điều kiện thuận lợi để Vũ Thị Thuý sút xa đẹp mắt mở tỉ số trận đấu. Có được bàn thắng, lối chơi phòng ngự chặt mà Phong Phú Hà Nam lựa chọn càng có điều kiện để phát huy tác dụng.
 |
Phong Phú Hà Nam vô địch xứng đáng |
Dù còn khá nhiều thời gian nhưng bản thân Hà Nội cũng không thể tạo ra nhiều sự khác biệt khi đối phương chơi quá chắc chắn. Giành chiến thắng tối thiểu trước Hà Nội, Phong Phú Hà Nam đã trở thành nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử giải nữ cúp Quốc gia – cúp LS 2019. Đồng thời, đội bóng vùng chiêm trũng đã thâu tóm cú đúp vô địch trong mùa giải bóng đá nữ 2019.
Kết quả các trận đấu của giải nữ cúp Quốc gia – cúp LS 2019:
Tranh hạng 5: TP.HCM II 4 – 0 Trẻ TP.HCM
Tranh hạng 3: TNG.Thái Nguyên 2 – 1 Sơn La
Chung kết: Phong Phú Hà Nam 1 – 0 Hà Nội
Các giải thưởng của giải nữ cúp Quốc gia – cúp LS 2019:
Nhất: Phong Phú Hà Nam
Nhì: Hà Nội
Ba: TNG.Thái Nguyên
Giải phong cách: Trẻ TP.HCM
Cầu thủ xuất sắc nhất giải: Phạm Thị Hải Yến (số 12 CLB Hà Nội)
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Phạm Thị Hải Yến (số 12 CLB Hà Nội, 6 bàn)
Thủ môn xuất sắc nhất: Lại Thị Tuyết (số 1 CLB Phong Phú Hà Nam)
Bằng Lăng
" alt=""/>Kết quả giải Nữ Cúp Quốc gia 2019: Hà Nam vô địch