Khai mạc hội thảo này, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó trưởng ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh, CMCN 4.0 sẽ làm biến đổi căn bản cuộc sống của chúng ta. Phạm vi, tầm ảnh hưởng và mức độ phức tạp của cuộc cách mạng này "không giống bất cứ điều gì nhân loại từng trải qua trước đó".
Theo ông Quý, CMCN 1.0 mang đến năng lượng hơi nước giúp cơ giới hóa sản xuất; trong CMCN 2.0 điện năng đã đưa đến khả năng sản xuất hàng loạt; với CMCN 3.0, CNTT và điện tử mang lại sản xuất tự động hóa; còn đến CMCN 4.0, sự xuất hiện những xu thế công nghệ mới với Internet kết nối vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau.
“Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, có 3 lý do để xuất hiện CMCN 4.0 với tư cách là một cuộc cách mạng kế tiếp hoàn chỉnh, không phải sự kéo dài của cuộc CMCN 3.0, đó là tốc độ, phạm vi và tác động mang tính hệ thống. Sự biến đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ diễn ra sâu sắc từ khâu sản xuất đến quản lý doanh nghiệp và quản trị quốc gia. Cũng như các cuộc CMCN trước đó, CMCN 4.0 mang lại cả thách thức và cơ hội cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Các Chính phủ sẽ phải thay đổi cách tiếp cận với những cam kết trước công chúng và với việc làm chính sách”, ông Quý cho hay.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cũng khẳng định, CMCN 4.0 được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vĩ mô, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, IoT… đã và đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Không xa nữa, CMCN 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống sản xuất của con người, kết nối IoT trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo… “Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần này”, ông Dũng chia sẻ.
Còn theo nhận định của ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cốt lõi của CMCN 4.0 vẫn là CNTT và ở góc độ chính quyền thì cần tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các cấp.
Ở góc độ của cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ TT&TT về quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết, hiện nay CMCN 4.0 đang được trao đổi, nghiên cứu, đánh giá tác động cũng như thách thức, thời cơ của cuộc CMCN này đối với Việt Nam, qua đó xác định chiến lược, định hướng phát triển phù hợp với xu hướng CMCN 4.0.
" alt=""/>Ứng dụng CNTT tại Việt Nam cần phù hợp với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4Cụ thể, báo cáo này chỉ ra vẫn có gần 50 triệu người dùng iPhone 6 và hơn 20 triệu người sử dụng model cũ hơn iPhone 5. Khoảng 70 triệu người dùng này sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng của Apple nếu họ có nhu cầu nâng cấp lên iPhone 8 trong năm nay.
Hãng càng có cơ sở để tin tưởng vào màn ra mắt lớn nhất trong lịch sử khi iPhone 8 được cho sở hữu hàng loạt nâng cấp mang tính đột phát như thiết kế mới, màn hình OLED, tính năng sạc không dây hay hỗ trợ thực tế ảo.
So sánh với màn ra mắt iPhone 6 năm 2014, các nhà phân tích cho rằng lượng người dùng nâng cấp lên iPhone 8 có thể cao hơn 45-50% so với thời điểm cách đây 3 năm.
![]() |
Bản dựng mẫu iPhone 8 với thiết kế không viền màn hình, camera kép dọc. Ảnh: iDropnews. |
Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê năm 2017 vừa diễn ra ngày 15/4 tại Hà Nội. Giải thưởng Sao Khuê do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chủ trì tổ chức từ năm 2003, đến năm 2011 được chuyển thành Danh hiệu Sao Khuê là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho các doanh nghiệp khẳng định chất lượng, thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, đem lại niềm tin cho người sử dụng, góp phần quan trọng thúc đẩy người Việt Nam sử dụng sản phẩm, phần mềm, CNTT của Việt Nam.
Vượt qua nhiều vòng thẩm định khắt khe, từ 93 đề cử tham gia bình chọn, đã có 64 sản phẩm và dịch vụ xuất sắc được trao Danh hiệu Sao Khuê năm 2017 gồm 44 sản phẩm và 20 dịch vụ CNTT. Trong đó, Công ty CP MISA – đơn vị đã có 22 năm hoạt động trong ngành CNTT, có 2 sản phẩm là phần mềm quản lý nhà hàng, quán cà phê CUKCUK.VN và Phần mềm quản lý trường học QLTH.VN. Đặc biệt, QLTH.VN là phần mềm quản lý trường học duy nhất được trao Danh hiệu Sao Khuê 2017.
MISA cho biết, được vinh danh Sao Khuê năm nay tại hạng mục sản phẩm mới, Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe CUKCUK.VN là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cà phê với nhiều ưu việt vượt trội: đáp ứng được đầy đủ các nghiệp vụ như ghi nhận order, theo dõi chế biến tại bếp/bar, tính tiền, thu ngân, quản lý kho, nguyên vật liệu… Được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, CUKCUK.VN có khả năng đồng bộ dữ liệu trên tất cả các thiết bị như máy tính, tablet, laptop, smartphone và có thể hoạt động tốt ngay cả khi mất kết nối Internet. Đặc biệt, chủ nhà hàng có thể xem các báo cáo bán hàng một cách tức thời trên mọi thiết bị. Vừa ra mắt nhưng CUKCUK.VN đã được hơn 16.000 hàng quán đăng ký sử dụng.
Đặc biệt, với mong muốn mang lại giá trị cải tiến trong hoạt động kinh doanh hàng quán của hộ cá thể, nhất là các quán nhỏ, MISA triển khai chương trình miễn phí ứng dụng theo dõi kinh doanh hàng quán trên di động có tên CUKCUK.VN Lite. Thông qua công cụ miễn phí này, chủ quán có thể theo dõi hoạt động kinh doanh, tình hình nguyên vật liệu, chi phí – lợi nhuận một cách chính xác ngay trên điện thoại.
" alt=""/>MISA giành “cú đúp” danh hiệu Sao Khuê năm 2017