Quang cảnh phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Trước đó, tại phiên họp thứ 28 (tháng 12/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường phải đáp ứng tiêu chí về tính cấp thiết, phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và đạt sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan, hạn chế tối đa việc trình những nội dung có nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau.
Đồng thời, cần tính toán để bảo đảm thời điểm tổ chức, quỹ thời gian hợp lý trong kỳ họp cho các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện văn bản trình Quốc hội thông qua theo đúng quy trình, thủ tục quy định.
Đặc biệt, với những dự án, dự thảo lớn, nội dung phức tạp, các đại biểu Quốc hội cũng cần có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến.
Do đó, ông Bùi Văn Cường nêu rõ, trên cơ sở xem xét chất lượng chuẩn bị, nếu hồ sơ tài liệu đủ điều kiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng thì có 3 nội dung được đề nghị trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường. Thứ nhất là xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nội dung thứ ba là xem xét thông qua Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có).
Các nội dung này đều được bố trí trong phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ chiều 8 - 9/1.
Anh Văn" alt=""/>Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XVTrong khi đó, Covid-19 khiến cho quá trình số hóa tại Indonesia diễn ra nhanh hơn, nâng tỉ lệ tiếp cận Internet đạt gần 53% dân số. Số hóa các dịch vụ tài chính đại diện cho cơ hội giải quyết các thách thức tài chính toàn diện (financial inclusion) và đặt ra nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tài chính toàn diện hiểu khái quát là cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Indonesia đặt mục tiêu đạt 90% tài chính toàn diện vào năm 2024, tăng từ 76% ngày nay. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là trọng tâm của tầm nhìn này. Để xác định các đặc điểm của khách hàng vi mô, năm 2020, Ngân hàng BRI tiến hành nghiên cứu đưa ra ba thông tin (insight) để thiết lập chiến lược tài chính toàn diện kỹ thuật số.
Ba đặc điểm bao gồm: khách hàng có kiến thức hạn chế về sản phẩm tài chính ngoài tài khoản tiết kiệm; do không có thu nhập ổn định, họ không thoải mái với hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng; họ cần một tổ chức tài chính mang yếu tố địa phương và giành được lòng tin của họ.
Số hóa để đạt mục tiêu tài chính toàn diện
Là ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Indonesia, BRI tập trung khai thác số hóa để đạt tài chính toàn diện thông qua ba sáng kiến: ngân hàng không chi nhánh, cố vấn kỹ thuật số và hệ sinh thái số.
BRI đã phát triển BRILink Agent, một mô hình kinh doanh dựa trên đại lý, cho phép đại lý đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng, bao gồm tiết kiệm và giao dịch cơ bản. Các đại lý này phục vụ khách hàng qua các kênh kỹ thuật số như máy đọc thẻ hay ứng dụng di động được ngân hàng hỗ trợ. BRILink Agents là nhân tố chính để giành được lòng tin của khách hàng. Bằng cách sử dụng các kênh kỹ thuật số, sáng kiến đóng vai trò quan trọng trong giới thiệu các dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho những người chưa quen thuộc với chúng. Khi ứng dụng công nghệ số để hỗ trợ khách hàng giao dịch, các đại lý BRILink tiếp cận được cộng đồng chưa từng dùng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa.
BRI hiện có hơn nửa triệu đại lý BRILink tại hơn 53.000 ngôi làng Indonesia. Năm 2021, họ thực hiện hơn 900 triệu giao dịch với khối lượng giao dịch hơn 81 tỷ USD.
Những người hiểu biết hạn chế về các sản phẩm tài chính kỹ thuật số dễ trở thành nạn nhân của đánh cắp danh tính và lừa đảo. Sự thiếu hụt kiến thức số gây lo ngại về an ninh mạng, nhấn mạnh nhu cầu phải đào tạo khách hàng không chỉ về tài chính mà còn về công nghệ.
Vì lý do này, BRI đã huy động hơn 27.000 nhân viên cho vay của ngân hàng trở thành các cố vấn kỹ thuật số, những người có thể hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng khi truy cập, thực hiện giao dịch tài chính an toàn trên ứng dụng di động. Đó là một vai trò đơn giản nhưng quan trọng. Khi khuyến khích doanh nghiệp vi mô tham gia dịch vụ tài chính toàn diện kỹ thuật số, BRI phải bảo vệ họ trước những rủi ro lừa đảo, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ.
Giao dịch tài chính kỹ thuật số cần tích hợp sâu vào trong hoạt động hàng ngày của khách hàng mới đảm bảo tính bền vững. Ba đơn vị tiên phong trong tài chính toàn diện – BRI, Pegadaian, PNM – đã chung tay tạo ra hệ sinh thái siêu nhỏ. Cùng nhau, họ đặt mục tiêu trở thành một trong các tổ chức tài chính vi mô lớn nhất thế giới, đưa hơn 30 triệu người thoát nghèo trong 4 năm tới.
Với hơn 18.000 chi nhánh trải dài khắp đất nước, hệ sinh thái này trao quyền cho các doanh nghiệp nhỏ, nông dân, ngư dân và tiểu thương chợ truyền thống tiếp cận các dịch vụ tài chính, mở rộng kinh doanh. Xa hơn nữa, hệ sinh thái sẽ cung cấp danh mục sản phẩm toàn diện, bắt đầu từ cho vay, tiết kiệm và đầu tư theo nhóm.
Có nhiều giải pháp để đạt tài chính toàn diện, song các công ty không thể làm được nếu không “mở khóa” sức mạnh của số hóa. Giải quyết được điều đó sẽ đảm bảo mọi người, đặc biệt trong phân khúc kinh doanh vi mô, có cơ hội công bằng để tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện, bền vững, phát triển kinh doanh và đạt chất lượng cuộc sống cao hơn.
Du Lam
" alt=""/>Chuyển đổi số để đưa tài chính toàn diện đến mọi người dân IndonesiaNgày hội tái hiện, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân; tăng cường kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy các nghi lễ, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca dân vũ đặc biệt của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hoạt động cũng nhằm giáo dục thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nghe bà con các dân tộc giới thiệu về các hoạt động văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm nay có sự tham gia của khoảng 300 đồng bào của 28 cộng đồng dân tộc, đến từ 16 tỉnh, thành phố và 16 nhóm cộng đồng dân tộc…
Đại diện các dân tộc là người có uy tín trong cộng đồng, có thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tại địa phương.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà đại diện cho các dân tộc tham dự ngày hội.
Phát biểu tại ngày hội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em đã sáng tạo nên kho tàng văn hóa độc đáo, phong phú với các giá trị tốt đẹp thể hiện sinh động quá trình sinh sống, lao động, dựng xây và bảo vệ đất nước, khắc họa cốt cách và vẻ đẹp con người Việt Nam.
Đây là niềm tự hào, là tài sản quý giá của quốc gia, là cội nguồn của sức mạnh nội sinh, hun đúc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và là lực hấp dẫn bạn bè thế giới, là sức mạnh mềm góp phần nâng tầm vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước đánh giá cao các cấp, ngành, địa phương, đồng bào các dân tộc đã nỗ lực bảo tồn, phục dựng, lan tỏa, tôn vinh các giá trị văn hóa; xây dựng những không gian văn hóa mới, tạo môi trường cho các dân tộc sáng tạo, tương tác, học hỏi, làm việc cùng nhau, khuyến khích sự hiểu biết và tôn trọng văn hóa của nhau.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Chủ tịch nước, các hoạt động nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật trình diễn với những tác phẩm giàu sức sáng tạo tại các lễ hội đã thể hiện sinh động, thuyết phục tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, đất nước, bồi đắp thêm sự phong phú của đời sống tinh thần, góp phần củng cố, tăng cường đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, tiếp thêm nguồn năng lượng mới, cảm hứng mới cho những khởi đầu tốt đẹp.
Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương, bà con các dân tộc đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chung tay xây dựng "Ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em" - nơi hội tụ, gắn kết các dân tộc, nơi bảo tồn, lan tỏa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam thân yêu.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc - nhân tố quan trọng, động lực mạnh mẽ, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất nước - trên cơ sở thực hiện tốt chính sách dân tộc, nhất quán theo nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh; trong đó chú trọng giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, mỗi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là một trụ cột trong phát triển bền vững, ngày càng khẳng định vai trò to lớn và ngày càng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Vai trò của người dân trong sáng tạo, thực hành, trao truyền và thụ hưởng văn hóa ngày càng được coi trọng. Sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa ngày càng đông đảo.
"Để văn hóa là thực sự là nguồn lực nội sinh, là động lực mạnh mẽ cho đất nước phát triển bền vững, đi đến phồn vinh, hạnh phúc, chúng ta phải tiếp tục gìn giữ và bồi đắp các giá trị văn hóa tốt đẹp, đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, củng cố, tạo dựng nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến bộ, góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại và giàu bản sắc", Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc.
Theo đó, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, các ngành, địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc, quan tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương mình gắn với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt quan tâm phát triển, chú trọng toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Phát huy vai trò của nhân dân, của các cộng đồng, tộc người, các già làng, trưởng bản, người cao tuổi, nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian là những chủ thể văn hóa, những người trực tiếp tham gia quá trình sáng tạo, trình diễn, gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Cùng với đó là tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động khai thác và phát huy các giá trị văn hóa ngay trong lòng cộng đồng - nơi văn hóa ra đời, được nuôi dưỡng và phát triển. Sức sống của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cũng đang mở ra những triển vọng về phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Chúng ta cần nhận thức rõ rằng, sự giàu có và phong phú của tài nguyên văn hóa làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia, dân tộc và cũng là con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới".
Chủ tịch nước tham gia điệu múa Xòe cùng đồng bào.
Nêu rõ, đa dạng văn hóa là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo, Chủ tịch nước mong rằng, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân sẽ tiếp tục có nhiều sáng kiến, cách làm sáng tạo để chung tay xây dựng không gian giao lưu văn hóa của các dân tộc Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng miền.
Ngày hội năm nay có nhiều sự kiện, hoạt động như: Chương trình Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đất nước, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Chương trình "Du Xuân" giới thiệu trò chơi dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực truyền thống ngày Tết…
Trong đó, 3 lễ hội được tái hiện tại Ngày hội, gồm: lễ Trỉa lúa của người B’ru Vân Kiều, Lễ hội Nàng Hai của người Tày và Lễ hội múa đầu năm - Rija Nagar của dân tộc Chăm. Ngoài ra tại Ngày hội còn có trình diễn trò Xuân Phả của người dân Thanh Hóa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng già làng tra hạt giống xuống đất.
Chủ tịch nước tham dự Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, thực hiện nghi thức tra hạt giống xuống đất cùng già làng. Đây được xem là hoạt động văn hoá quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng Bru - Vân Kiều, cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.
Chủ tịch nước cũng tham dự vòng Xoè mùa xuân của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc phía Bắc. Người Thái quan niệm "Không Xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ". Múa Xòe là biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù đến tình yêu đôi lứa.
Dịp này, Chủ tịch nước đã trồng cây lưu niệm đời đời nhớ ơn Bác Hồ; dâng hương tại Chùa Khơ - Me trong Khuôn viên Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Vũ Dũng(VOV)" alt=""/>Chủ tịch nước dự múa Xòe, đánh cồng và tra hạt giống tại Ngày hội Sắc Xuân