Theo Register, một bài thuyết trình của Giám đốc điều hành Samsung bị rò rỉ đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc về văn hóa nội bộ "khủng khiếp" tại công ty này.
Tài liệu PowerPoint tập trung vào chiến lược của hãng điện tử Hàn Quốc nhằm ngăn chặn việc thành lập liên đoàn lao động cũng như những cách thức "tiêu cực" để "xử" những nhân viên có ý đồ đi ngược lại tôn chỉ hoạt động của Samsung.
Bài thuyết trình này cũng nói về việc "trừng phạt" các nhà lãnh đạo công đoàn, cô lập những nhân viên gây "rắc rối" và "gây mâu thuẫn nội bộ" như là một cách để đe dọa người lao động và ngăn chặn họ thành lập liên đoàn.
Tài liệu rò rỉ dưới dạng file PowerPoint và PDF ghi thời gian là năm 2012 nhưng dường như đã được Giám đốc điều hành của Samsung sử dụng nhiều lần cho đến thời điểm 2 năm trước đây. Tài liệu này được "khai quật" bởi Công đoàn Liên đoàn quốc tế (ITUC). Theo báo cáo của tổ chức này, điều kiện làm việc tại Samsung "đầy rẫy những điều vô nhân đạo" và các nhân viên phải làm việc quá sức. Họ phải chịu đựng nhiều thứ "kinh khủng" như đứng suốt 11 đến 12 giờ, bị chửi mắng, thiếu an toàn lao động và thậm chí bị phân biệt đối xử do giới tính.
Một công nhân tại hãng tiết lộ rằng cô từng trải qua khoảng thời gian 3 tháng vô cùng "khốc liệt" trước thời điểm giới thiệu một chiếc máy tính bảng Galaxy. Cô nói rằng mình chỉ được ngủ khoảng 2 hay 3 tiếng mỗi đêm và đứa con mới ba tháng tuổi của cô cũng không thể bú sữa mẹ trong thời gian này.
Nội dung của bài thuyết trình
Bài thuyết trình có những nội dung rất cứng rắn đối với việc thành lập liên đoàn lao động – trong thực tế, toàn bộ mục đích của bài thuyết trình dường như là để vạch ra chiến lược phối hợp giữa các phòng ban nhằm dẹp bỏ việc thành lập tổ chức lao động tại công ty. Rõ ràng công ty nhận thức được thứ văn hóa nội bộ mà họ đang triển khai và quyết tâm giữ vững.
Không những vậy, tài liệu rò rỉ cũng chứa đựng hàng loạt các từ ngữ cộc cằn, thô tục của lãnh đạo công ty nhắm vào các nhân viên của mình.
Thật ngạc nhiên, bài thuyết trình lại nhận được phản ứng khá mạnh mẽ từ chính một lãnh đạo cao cấp của hãng. Người này nói rằng: "Khi tôi nhìn thấy bạn đối xử như nô lệ với các nhà nghiên cứu, máu của tôi sôi lên. Tôi sẽ rời cái tổ chức bẩn này mà không có gì để hối tiếc".
Sự sống và cái chết
Bài thuyết trình cũng nêu bật những phát triển tích cực và thừa nhận những vấn đề nghiêm trọng kéo dài.
Một danh sách các nhân viên tử vong được cho là làm việc quá sức cũng được nêu ra. Một nhân viên tên Kim đã tự sát và để lại lời nhắn rằng ông phải tăng ca thêm 100 giờ mỗi tháng trong suốt 9 tháng. Trong khi đó, vợ một nhân viên quản lý của công ty cho rằng chồng mình chết do "làm việc quá sức".
Bài thuyết trình sau đó cung cấp các dẫn chứng để cho thấy việc làm thêm không bị lạm dụng và trong nhiều trường hợp nó còn giúp người lao động và công ty cùng phát triển. Song song đó, nội dung tài liệu cũng bày tỏ ý kiến về việc khắc phục nạn lạm dụng tình dục tại công ty: "Nếu chúng ta không có những hành động rõ ràng đối với nạn quấy rối tình dục, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của hãng" khi bị Ủy ban nhân quyền quốc gia kiến nghị hay các cơ quan báo chí khai thác.
Tài liệu Powerpoint này cũng khẳng định những món quà tặng sinh nhật cho nhân viên có chữ ký của lãnh đạo công ty cũng là một cách để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh. Họ nói: "Nếu văn hóa của công ty tạo ra được sự ấm áp và chu đáo, việc khiếu nại của người lao động sẽ giảm. Họ sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào về công ty và công việc của mình từ đó lợi ích của liên đoàn lao động sẽ tự nhiên biến mất".
Chứng cớ?
Mặc dù có nhiều nỗ lực tìm hiểu nhưng hiện tại người ta vẫn không phát hiện được các dấu hiệu cho thấy Samsung có cái nhìn tiêu cực về liên đoàn lao động. Một slide trình chiếu còn lưu ý rằng việc vi phạm luật công đoàn có thể dẫn đến án tù 2 đến 3 năm kèm theo một khoản tiền phạt cho công ty.
Theo tài liệu này thì các nhà lãnh đạo Samsung cũng lưu ý rằng: "trong trường hợp phải đối mặt với một vụ kiện liên quan đến việc thiếu công bằng trong lao động, sự tồn tại bằng chứng là mấu chốt của vấn đề". Nghĩa là họ ngầm ủng hộ cách đối xử tệ của những người đứng đầu miễn sao họ không để lại các chứng cứ cụ thể.
Văn hóa này tại Samsung một lần nữa được khẳng định bởi một bài viết trên tờ New York Timesgần đây. Họ khẳng định các thử nghiệm để kiểm tra khả năng cháy nổ của Galaxy Note 7 không được các thành viên cấp cao của Samsung trao đổi qua email, tin nhắn hay văn bản cụ thể nhằm tránh rò rỉ thông tin gây bất lợi cho công ty.
Môi trường làm việc và văn hóa ứng xử tại Samsung có lẽ đã được cải thiện trong những năm gần đây. Sau khi tài liệu này rò rỉ, Samsung vẫn chưa có phản ứng chính thức nào trên các phương tiện truyền thông.
Bạch Đằng
" alt=""/>Tài liệu hành xử khắc nghiệt nội bộ Samsung bị rò rỉ ra ngoàiHôm nay, 26/10/2016, Ngày CNTT Nhật Bản lần thứ 10 (Japan ICT Day 2016) chủ đề: 10 năm hợp tác Việt Nam và Nhât Bản - Nhìn lại quá khứ, hướng tới tương lai “DỊCH VỤ CNTT - SẢN PHẨM CNTT - CÔNG NGHỆ MỚI” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) phối hợp tổ chức, Japan ICT Day 2016 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương cùng hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế; đặc biệt sự kiện có sự tham dự của trên 80 đại biểu đến từ Nhật Bản.
Theo Ban tổ chức, khi chương trình Japan ICT Day - hoạt động xúc tiến hợp tác kinh doanh quan trọng nhất giữa doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên năm 2007, thị phần dịch vụ gia công xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật chưa đến 1%, hầu như chưa có doanh nghiệp phần mềm nào đầu tư mở doanh nghiệp tại Nhật Bản. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam hiện đã là đối tác lớn thứ 2 của Nhật về gia công phần mềm và dịch vụ, là đối tác được yêu thích nhất của Nhật từ năm 2009.
Đặc biệt, theo thông tin của JETRO, đã có trên 10 doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đầu tư mở công ty/chi nhánh tại Nhật Bản, thuộc ngành có số lượng doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào Nhật. Nhật Bản hiện đang là thị trường gia công xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với đà tăng trưởng rất nhanh. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp hai nước, sự hỗ trợ của Chính phủ và sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện theo tinh thần “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” đã được 2 bên thiết lập. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam. “Riêng trong lĩnh vực CNTT, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng đã có bước tiến dài”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng cho biết, trong thời gian qua, Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác toàn diện, trong đó có thể kể đến các thỏa thuận hợp tác về quản lý tần số vô tuyến điện, an toàn thông tin, bưu chính và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, hai bên cũng đang đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp điện tử trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Với lĩnh vực phần mềm, theo Thứ trưởng, cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có doanh thu tăng mạnh khi tham gia vào các hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật. Việt Nam đã có tên trên bản đồ CNTT thế giới; đứng trong Nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Trong năm 2015, ước tính doanh thu ngành CNTT là 49,5 tỷ USD, trở thành một ngành có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Doanh thu của ngành phần mềm là 1,6 tỷ USD, trong đó doanh thu dịch vụ gia công phần mềm tăng trưởng bình quân 30% với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm tới 58%.
“Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng kết quả đạt được vẫn còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp, với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Trong bối cảnh đó, tôi đánh giá cao nỗ lực của VINASA và VJC đã phối hợp tổ chức ngày CNTT Nhật Bản với nhiều hoạt động thiết thực, thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước”, Thứ trưởng nói.
" alt=""/>'Hợp tác ViệtTV (hay còn gọi máy thu hình hay vô tuyến truyền hình) là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền hình).
Thế giới vẫn biết đến John Logie Baird là người phát minh ra chiếc TV đầu tiên vào năm 1925. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của TV xa và phức tạp hơn thế. Lịch sử cho thấy, một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow mới là người đầu tiên đưa ra phát kiến hệ thống TV cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Nhưng phải tới năm 1907, phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ TV trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900.
Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ TV sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng chiếc TV điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.
Philo Farnsworth, một người Mỹ (sinh năm 1906) đã cho ra đời chiếc TV đầu tiên vào năm 1927. Tuy nhiên, bằng phát minh của ông không được hội Radio Mỹ (RCA) công nhận và phải tranh cãi mất một thời gian dài mới được công nhận bản quyền TV thuộc về mình.
Năm 1924, nhà khoa học người Anh Bellde đã thành công trong thí nghiệm truyền và tiếp nhận hình ảnh, khiến cho hình ảnh có thể truyền đi với khoảng cách xa, mở màn tiên phong cho những chiếc ti vi sử dụng vệ tinh sau này. Năm 1926, tại London, ông đã biểu diễn công khai thí nghiệm này khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc. Tuy chiếc TV mà ông nghiên cứu chế tạo ra chỉ có hai màu đen trắng và hình ảnh rất mờ nhưng lại đã mở màn cho sự xuất hiện của những chiếc TV sau này. Và Bellde được tôn là ''ông tổ của những chiếc TV".
Chiếc TV màu đầu tiên
Chiếc TV màu đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi John Logie Baird vào năm 1925. John Logie Baird là một nhà phát minh người Scotland. Ông là người đầu tiên giới thiệu công nghệ truyền hình màu sử dụng bóng đèn điện tử, đặt một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình.
Bài thuyết minh cho chiếc TV màu đầu tiên của Logie Baird diễn ra vào năm 1928. Chiếc TV này có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây và John Logie Baird đã trở thành người có công nhất cho ngành công nghiệp TV và truyền hình ở thời điểm hiện tại.
Chương trình truyền hình đầu tiên
Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được John Logie Baird thực hiện phát sóng. Đây là một màn múa rối được chính John Logie Baird thực hiện từ một loạt các camera và gửi đến hình ảnh từ một màn hình TV gần đó.
Đến 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York. Đây được xem là chương trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.
Chiếc TV thương mại đầu tiên ra đời năm nào?
![]() |