Trao đổi với báo chí, đạo diễn Lê Quý Dương cho hay, chương trình nghệ thuật có tính chất sử thi với tên gọi “Tỏa sáng non sông đất nước” làm nổi bật vùng đất và con người trải dài từ thời Lý, Trần, Hồ, hậu Lê, Trịnh-Nguyễn cho tới thời đại ngày nay.
Dấu mốc 990 năm được tính từ khi hình thành tên gọi Thanh Hóa, vì vậy Lê Quý Dương cho rằng việc gói gọn tiến trình lịch sử trong 90 phút “sao cho đầy đủ, tinh tế, không thiếu, không thừa là một thách thức lớn đối với bất cứ tác giả, đạo diễn nào”.
Thêm vào đó, chỉ riêng quãng thời gian 990 năm (1029 – 2019) từ khi tên gọi Thanh Hóa hình thành, văn hóa và lịch sử của Thanh Hóa đã là cả một kho tàng khổng lồ, trải qua nhiều triều đại gắn liền với dòng chảy của lịch sử dân tộc. Từ nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Trịnh nhà Nguyễn tới thời đại Hồ Chí Minh với hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ, thời kỳ hàn gắn các vết thương chiến tranh, tới thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển, Thanh Hóa đã thực sự trở thành “vùng đất căn bản” của nước Đại Việt hôm qua, của tổ quốc Việt Nam hôm nay.
Lễ kỷ niệm sẽ huy động tới 500 nghệ sỹ, diễn viên trong đó có những tên tuổi dàn dựng chương trình kỳ cựu như NSND Hương Thơm, Trương Hải Thọ, Trần Bình, nhạc sĩ NSƯT Thế Việt, NSƯT Mạnh Tiến, nghệ sĩ Đạt Tăng, ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Huyền Trang, Lê Anh Dũng trong đó Trọng Tấn hát Chào sông Mã anh hùng với bản phối hoàn toàn mới, lồng ghép di sản văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa.
![]() |
Thành nhà Hồ là di sản nổi tiếng của Thanh Hoá. |
Kỹ thuật dàn dựng sân khấu chuyên nghiệp và hiện đại, với hệ thống màn hình LED hiện đại, hệ thống hình ảnh video, hệ thống pháo kỹ xảo sân khấu. Các chuyên gia pháo hoa kỹ xảo của Singapore phối hợp với Tổng đạo diễn và nghệ nhân Thanh Minh thiết kế kỹ thuật pháo hoa mở màn độc đáo, tương tác với video, múa và nghệ thuật âm nhạc trống đồng.
Sân khấu quảng trường cũng giúp đạo diễn thỏa sức sáng tạo, theo đó có sự kết hợp giữa mỹ thuật sắp đặt tĩnh và động với kỹ thuật hiện đại. Một mặt trống đồng lớn đường kính 15m được thiết kế giữa trung tâm sân khấu. Từ mặt trống đồng trung tâm mở ra hai phía là các di tích văn hóa lịch sử xưa và các công trình hiện đại hôm nay như đền Đồng Cổ, Thành Nhà Hồ, Tượng đài Lê Lợi (bên trái), mô hình biểu tượng của tỉnh, cầu Hàm Rồng và các khu công nghiệp hiện đại (bên phải).
![]() |
“Tỏa sáng cùng non sông đất nước” là chủ đề chính cho chương trình “Lễ Kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa” diễn ra tại quảng trường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa vào hồi 20h ngày 8/5/ 2019. |
“Nghệ thuật tuồng, chèo cổ, trống đồng, ngâm vịnh được kết hợp các thể văn tế, cáo sẽ được đan xen với ca múa nhạc với việc ứng dụng mỹ thuật sắp đặt tĩnh và động, kỹ thuật cơ học sân khấu, âm thanh, ánh sáng, pháo kỹ xảo và nghệ thuật trình chiếu video hiện đại… tạo nên một bức tranh đa sắc màu cho chương trình”, đạo diễn nói.
Đáng chú ý có hơn 2970 ống pháo hoa kỹ xảo sân khấu được chia thành ba lần trong chương trình, mỗi lần 990 ống tượng trưng cho lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa.
Tình Lê
" alt=""/>Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa đậm chất sử thiChâu Kha và Như Huỳnh cùng sinh ra và lớn lên tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cặp đôi từng học chung trường cấp ba. Huỳnh là đàn em khóa dưới của Kha.
Dù học khác khối nhưng cặp đôi thường xuyên gặp nhau trong các hoạt động ngoại khóa của trường. Đôi bên chỉ trò chuyện như những người bạn thân thiết và ở thời điểm đó, cả hai đều đã có người yêu.
Cặp đôi làm bạn bền bỉ như vậy suốt 7 năm. Cho đến khi cùng chia tay mối tình gần 3 năm, họ mới để ý đến nhau.
Kha kiếm cớ mua trứng nướng đem sang nhà cho Huỳnh. Lần kế tiếp, anh mượn máy tính của cô để có cơ hội gặp gỡ. Cả hai không có bất kỳ lời tỏ tình nào, cứ thế quan tâm, chia sẻ với nhau như một cặp đôi thực sự.
Tuy nhiên, 1 tháng sau đó Như Huỳnh bỗng “giận lẫy”, yêu cầu Châu Kha phải có lời tỏ tình chính thức. Châu Kha hẹn cô đi ăn, âm thầm chuẩn bị hoa và nhẫn rồi tỏ tình ngọt ngào: “Làm người yêu anh nha”.
“Ảnh tặng nhẫn vàng, hột bự luôn nhưng mình quay sang giận lẫy cái khác. Hai đứa quen nhau, nắm tay nhau 1 tháng trời rồi mà ảnh mua cái nhẫn không đúng cỡ. Nhưng nghe anh giải thích thấy tội quá nên mình đồng ý”, Như Huỳnh kể lại.
Dịp lễ 2/9 năm đó, cặp đôi đi du lịch với nhau. Lần đi chơi đó đã trở thành “khúc cua định mệnh”, đánh dấu mối quan hệ chính thức của cặp đôi.
“Một đêm duy nhất, một đêm say và chuyện gì đến cũng đến. Kết quả và cũng là món quà cho tụi mình, đó là bé đầu năm nay tròn 1 tuổi rưỡi”, Châu Kha kể.
Cặp đôi trở thành vợ chồng sau 1 tháng chính thức yêu nhau. Hiện Châu Kha làm việc tại TPHCM, Như Huỳnh làm việc tại Phan Thiết. Họ chuẩn bị đón em bé thứ hai và vì công việc nên vẫn phải sống xa nhau.
Nói về tật xấu của vợ, Châu Kha ngậm ngùi “vợ mình là kèo trên”. Dù vợ có tật xấu là hay cãi cùn nhưng anh vẫn yêu thương, nhường nhịn.
Còn Như Huỳnh thì thừa nhận ‘cưới nhau hơn 1 năm, tụi mình viết đơn li dị nhiều đến mức mỏi tay. Mình đã phải lên mạng đặt mẫu đơn có sẵn để điền vào. Viết dữ lắm, tốn mực dữ lắm mà viết đến đâu xé đến đó”.
Sau mỗi lần mâu thuẫn như vậy, Kha thường là người làm lành trước. Anh mong vợ cố gắng hoàn thiện những điều còn thiếu sót, chăm lo cho bản thân nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn để gia đình được hòa thuận.
Cuối chương trình, Châu Kha nắm tay vợ nhắn nhủ: “Dù hơi muộn màng nhưng anh vẫn xin lỗi vì những lần cãi lộn vừa qua và sự ‘đốt cháy giai đoạn’ khi chưa dành cho em những lời lãng mạn.
Nhân dịp này, anh mong chúng ta hoàn thiện những điều còn thiếu của bản thân. Anh xin hứa trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình mình”.