Phonearenaquả quyết, kết luận trên được rút ra sau khi trang công nghệ này mời "các chuyên gia danh tiếng, uy tín" thẩm định những nỗ lực so sánh "không thiên vị" về khả năng chụp hình giữa Nokia 3310 đời mới và Samsung Galaxy S7.
Để khách quan, các chuyên gia của Phonearenađã dùng 2 mẫu điện thoại nói trên chụp cùng một đối tượng, sự vật hay bối cảnh để đối chiếu so sánh:
Với thử thách chụp chân dung người đàn ông có tên Peter, bức ảnh do Nokia 3310 chụp trông bị ám vàng và bị quá độ bão hòa. Trong khi đó, bức ảnh do Galaxy S7 chụp dường như chi tiết hơn một chút. Song, sản phẩm của "điện thoại cục gạch" được cho là hợp nhãn đa số người dùng hơn, đặc biệt khi họ đang phải cầu viện các ứng dụng chỉnh sửa ảnh "ảo diệu" như Camera360 để tạo ra những bức hình mờ ảo, lung linh hơn. Vì điều này, điểm cho Nokia 3310 là 1, và Galaxy S7 là 0.
Với thử thách chụp toàn cảnh, các chuyên gia của Phonearena tuyên bố họ không phải là fan của ảnh chụp do camera Galaxy S7 thực hiện, vì nó quá tối. Theo họ, cuộc sống cần phải trông tươi sáng, thú vị, chứ không phải trông u tối, ảm đạm. Do đó, Nokia 3310 thêm 2 điểm, Galaxy S7 vẫn 0 điểm.
Ảnh chụp của Nokia 3310
Ảnh chụp của Galaxy S7
Logo của Nokia chỉ thể hiện được toàn bộ sự lộng lẫy, hào quang tỏa sáng qua ống kính của Nokia 3310. Điều này giúp mẫu điện thoại "cục gạch" hồi sinh năm 2017 giành thêm 3 điểm, Galaxy S7 chỉ 0 điểm.
Ảnh chụp của Nokia 3310
Ảnh chụp của Galaxy S7
Với thử thách chụp ảnh các bánh mì sừng bò, Phonearenađánh giáảnh của Galaxy S7 trông có vẻ sắc nét và có độ tương phản tốt hơn, đây chắc chắn là điểm cộng cho camera của máy. Song, các chuyên gia lưu ý, đối với ảnh chụp thực phẩm, chỉ số Yummy Index (YI), gọi nôm na là "ngon mắt", được cho là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Ảnh chụp của Nokia 3310 trong trường hợp này dường như đạt YI cao hơn. Vì điều này, thêm 4 điểm cho điện thoại "cục gạch" và 0 điểm cho Galaxy S7.
Tổng điểm của Nokia 3310 qua các thử thách là 10, trong khi Galaxy S7 chỉ đạt 0. Do đó, các chuyên gia tạm kết luận, Nokia 3310 chụp ảnh đẹp hơn Galaxy S7!
Tuấn Anh (Theo Phonearena)
" alt=""/>Nokia 3310 đời mới chụp ảnh đẹp hơn Galaxy S7?Nếu trước đây, học sinh lớp 1 học môn Đạo Đức với cuốn sách giáo khoa (SGK) duy nhất, thì ngày nay, các em được dạy qua Sách bài tập Đạo Đức và Vở bài tập Đạo Đức... Một số trường sử dụng thêm cuốn Thực hành Kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1.
Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết hiện chỉ có SGK Đạo Đức dành cho giáo viên. Cô nhận xét: "Sách xưa có màu sắc bắt mắt, hình vẽ chân thực. Mỗi trang là một bài học với tranh vẽ rõ ràng". Đánh giá về sách hiện nay, độc giả Lương Trang (32 tuổi), phụ huynh có con học lớp 1 tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói các nét vẽ không được chăm chút, tranh sử dụng ít màu gây nhàm chán.
Cùng dạy "Cảm ơn và xin lỗi", sách Đạo Đức của thế hệ 8X, đầu 9X sử dụng hình tượng Thỏ con, bác Gấu, Sóc nâu, cùng bài học đơn giản, dễ hiểu như: Tới nhà bác Gấu, Thỏ con vô ý làm đổ bình mật ong. Thỏ con vội xin lỗi bác Gấu. Bác Gấu hết giận, còn cho Thỏ con ăn mật ong. Còn SGK mới yêu cầu học sinh nhìn tranh, và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì, vì sao các bạn làm như vậy, có thể học tập được các bạn điều gì...
Đều sử dụng truyện ngụ ngôn “Thỏ và Rùa”, nhưng 2 cuốn sách có những điểm khác biệt rõ ràng. Trong khi các nhân vật ở sách Đạo Đức lớp 1 cũ gần gũi, sinh động với bộ đồng phục học sinh (quần soóc kaki, áo phông, cặp sách), thì ở sách mới, Thỏ và Rùa trông khá xa lạ, không chân thực.
Bài "Vâng lời thầy cô giáo" trong sách xuất bản năm 1993 có bối cảnh lớp học thân quen của những năm 80, 90. Còn bài "Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo" ra đời năm 2015 có nét vẽ mang hơi hướng NHật Bản, Hàn Quốc.
Ở bức tranh của cuốn sách mới này, các em học sinh tiểu học nhưng không hề có khăn quàng đỏ.
Facebook mang tên Linh Phạm đưa ý kiến: Bài học "Giữ trật tự khi nghe giảng", ở sách xuất bản năm 1993, bài học được vẽ sinh động, nét vẽ rõ ràng, bối cảnh lớp học phù hợp những năm 80, 90. Còn sách cải cách nét vẽ không bằng.
Nhìn qua hai bức vẽ khá giống nhau, nhưng hình ảnh sách cũ mang lại sự hứng thú cho học sinh hơn hẳn, bạn đọc Nguyễn Hà nhận xét.
Cuốn sách cũ với cách tiếp nhận và giải quyết vấn đề khá "chân phương", học sinh có thể nhớ và hiểu vấn đề bằng hình ảnh giản dị, lời thơ ngắn gọn, dễ thuộc. Còn SGK hiện nay thiên về nêu vấn đề, yêu cầu các em tự tư duy, suy nghĩ qua các bài tập, câu hỏi, trò chơi. Trẻ cần nhờ cô giáo hoặc cha mẹ giúp đỡ.
Lê Hải Đoàn, tác giả của bộ ảnh "Đạo Đức 1" tâm sự, cậu mê mẩn cuốn sách cũ vì quá đẹp, nét vẽ giản dị, bối cảnh gần gũi, nội dung cô đọng, viết dưới dạng thơ 4 chữ nên rất dễ thuộc. Hải Đoàn thừa nhận cuốn sách nào cũng hướng đến những điều tốt đẹp, không thể nói là sách bây giờ không hay, nhưng cách người biên soạn ngày xưa rất dễ hiểu. Chàng trai nhận định: "Lớp 1 thì không cần nghĩ nhiều, chỉ cần một vài bức tranh là đủ để các em tiếp thu kiến thức cơ bản".
Chị Tú Quyên (Minh Khai, Hà Nội) sinh năm 1982, con chị đang học lớp 1 tại quận Hai Bà Trưng. Thế hệ chị Quyên vẫn học những cuốn sách khổ 15x20cm, giấy vàng, bìa mỏng. Con trai chị đang học sách theo chương trình cải cách của Bộ GD&ĐT. Chị kể: "Thời của mình, thiếu thốn đủ kiểu, truyện tranh luôn được xếp vào loại xa xỉ phẩm". Nữ phụ huynh chia sẻ, Đạo Đức, Tiếng Việt, Tập Đọc là những cuốn sách gối đầu giường của thế hệ 8x và 9x cũ.
Nhưng chị Quyên cũng thẳng thắn: "Xã hội bây giờ rắc rối và nhiều vấn đề hơn ngày xưa, nên môn Đạo Đức cũng yêu cầu nhiều hơn, không chỉ có mấy bài như cuốn sách ngày xưa". Bên cạnh đó, chị cũng nêu ý kiến thế hệ trước chủ yếu đọc thuộc lòng, học vẹt, còn bây giờ, trẻ em cần phát triển tư duy, tự suy luận, nên cấu trúc bài học thế này là phù hợp.
Kai
" alt=""/>So sánh những hình ảnh của sách đạo đức xưa và nay