Một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm và được thảo luận sôi nổi tại hội thảo là phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối tá tụy trong điều trị ung thư và u thần kinh nội tiết vùng quanh bóng vater (khu vực đoạn cuối của ống mật và ống tụy đổ vào tá tràng).
BS. Võ Ngọc Bích, Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Quốc tế Mỹ cho biết, bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn, người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn của bệnh (các triệu chứng vàng da, đau bụng, bụng trướng, di căn gan, di căn khắp ổ bụng). Cơ hội để thực hiện phẫu thuật triệt căn ung thư rất thấp, ngoài ra phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối tá tụy với tỷ lệ tai biến và biến chứng rất cao 15-30%, tỷ lệ tử vong sau mổ trong vòng 90 ngày là 4%, nếu biến chứng thì tỷ lệ tử vong đến 45%.
BS. Bích cho hay, áp dụng phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy kết hợp với chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ, người bệnh có thời gian hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể, thời gian mổ từ 6-7 tiếng, người bệnh được ăn uống lại trong ngày thứ hai sau phẫu thuật, thời gian nằm viện trung bình chỉ từ 7-10 ngày.
Mô hình điều trị đa mô thức trong điều trị ngoại khoa
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cập nhật mô hình phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị ngoại khoa đã được áp dụng từ lâu tại Mỹ. Hội chẩn đa chuyên khoa (bác sĩ ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng…) kết hợp điều trị đa mô thức (phương pháp phẫu trị, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, miễn dịch, chăm sóc giảm nhẹ) sẽ giúp tăng cơ hội sống cho người bệnh. Tại Việt Nam, mô hình này đã được áp dụng, song do hệ thống y tế quá tải và thiếu nhân lực mà chưa được triển khai sâu và kỹ.
Theo Bệnh viện Quôc tế Mỹ, việc hội chẩn liên chuyên khoa cho điều trị bệnh lý ung thư tại bệnh viện này tuân thủ hướng dẫn chuẩn của Mạng lưới Ung thư quốc gia Hoa kỳ (NCCN). Quá trình hóa trị hỗ trợ, hóa trị sau mổ, điều trị nhắm trúng đích... đều được tuân thủ nghiêm ngặt.
BS. Võ Ngọc Bích chia sẻ về một bệnh nhân của mình, anh N.V.T (38 tuổi) mắc ung thư trực tràng thấp. Đây là một trong những trường hợp đạt được hiệu quả điều trị tốt nhờ sự phối hợp đa chuyên khoa và điều trị đa mô thức. Sau khi hội chẩn, liệu pháp điều trị đa mô thức được lên lịch trình: hoá trị, xạ trị thu nhỏ khối u rồi mới tiến hành ca mổ. Hậu phẫu, bệnh nhân được bác sĩ dinh dưỡng phối hợp chăm sóc giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn, vết mổ mau lành, giảm thiểu nguy cơ rò tiêu hoá, giảm nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng, rút ngắn thời gian nằm viện và nhờ đó giảm chi phí điều trị. Bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị vì không phải mang hậu môn nhân tạo.
Đại diện bệnh viện Quốc tế Mỹ chia sẻ, đặt yếu tố an toàn bệnh nhân lên hàng đầu, bệnh viện áp dụng cả tiêu chuẩn JCI và các tiêu chuẩn Mỹ trong thiết kế và xây dựng, khám và điều trị, quản lý và vận hành. Vừa qua, bệnh viện đã đạt được chứng nhận JCI ngay trong đợt thẩm định đầu tiên và tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2 với Johns Hopkins Medicine International.
Với việc hợp tác với Johns Hopkins Medicine International, Bệnh viện Quốc tế Mỹ sẽ nhận được hỗ trợ từ bộ phận Hợp tác Quốc tế Johns Hopkins Medicine thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật và công nghệ trong khám và điều trị, cũng như các hoạt động tư vấn quản lý và vận hành. Theo đó, Bệnh viện Quốc tế Mỹ sẽ tổ chức định kỳ các hoạt động tập huấn và đào tạo, trao đổi kinh nghiệm và cập nhật những kiến thức y khoa tiên tiến, giúp nâng cao chuyên môn đội ngũ bác sĩ nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.
Chi tiết xem thêm tại https://aih.com.vn
Doãn Phong
" alt=""/>Tỷ lệ tử vong do ung thư gan ở Việt Nam đứng thứ 7 thế giớiTrước đó, tối 5/7, Công an huyện Cam Lộ tiếp nhận tin báo về nghi án giết người xảy ra tại thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa.
Thông tin ban đầu, do mâu thuẫn trong gia đình nên ông Nguyễn Mạnh T. (SN 1964) và vợ là bà Nguyễn Thị Liên xảy ra cãi vã dẫn đến xô xát.
Vụ việc đã được hàng xóm can ngăn, nhưng đến khoảng 00h10 ngày 5/7, do còn tức giận, bà Liên đã lấy axit đổ lên ông T. đang nằm ngủ trên giường.
Sau khi sự việc xảy ra, ông T. được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Đến ngày 10/7, các vết thương do axit diễn biến nặng khiến ông T. tử vong.
" alt=""/>Mâu thuẫn gia đình, vợ tạt axit khiến chồng tử vongLàn sóng lây nhiễm thứ 8 và một loạt các đợt bùng phát tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh số người chết vì Covid-19. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thông tin 90% số ca tử vong được báo cáo từ ngày 30/11 đến ngày 3/1 là những người từ 70 tuổi trở lên.
Tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã giảm đáng kể sau khi biến thể Omicron chiếm ưu thế. Khi biến thể Delta chiếm ưu thế từ tháng 7 đến tháng 10/2021, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên là 7,9%. Nhưng con số này đã giảm xuống 1,7% từ tháng 7 đến tháng 8/2022.
Các biến thể khác, bao gồm biến thể phụ Omicron BA.5, được cho là ít độc tính hơn, tiếp tục phổ biến trong đợt thứ 8 hiện tại. Điều đó đồng nghĩa nguy cơ gây tử vong của Covid-19 ít hơn. Tuy nhiên, số người chết vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Giải thích cho thực tế có vẻ bất thường này, Giáo sư Atsuo Hamada, Đại học Y Tokyo, đã chỉ ra hai nguyên nhân. Đó là số lượng lớn người nhiễm bệnh và ngày càng nhiều người già chết do các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn sau khi họ bị Covid-19.
Số ca nhiễm mới hằng ngày do Bộ thống kê vẫn chưa vượt quá con số cao nhất của đợt thứ 7. Tuy nhiên, Giáo sư Hamada lưu ý: “Hiện tại, Chính phủ không yêu cầu phải xác định từng trường hợp nhiễm bệnh nữa. Vì vậy, trên thực tế, rất có khả năng dịch đang lan rộng trên quy mô lớn hơn đợt thứ 7”.
Các cụm lây nhiễm cũng gia tăng tại những cơ sở chăm sóc người cao tuổi, nơi có nhiều người mắc bệnh mạn tính. “Để giảm số bệnh nhân chết, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan Covid-19 ở người lớn tuổi”, Giáo sư Hamada nói.
Tới nay, Nhật Bản đã ghi nhận 31,3 triệu lượt người nhiễm Covid-19, hơn 62.000 người tử vong.