Đáp lại phản ứng phủ nhận hoàn toàn việc bị tấn công của Thế giới di động, hacker bí ẩn đã cung cấp thêm một loạt số tài khoản được cho là của khách hàng tại hệ thống bán lẻ này.Như VietNamNet đã đưa tin, sáng 7/11, trên mạng Internet xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán về việc hệ thống cơ sở dữ liệu của chuỗi bán lẻ Thế giới di động bị tấn công.
Cụ thể, xuất hiện những file chứa thông tin về nhân viên và khách hàng của 2 hệ thống bán lẻ Thế giới di động và Điện máy xanh được chia sẻ trên mạng Internet.
Đáp lại thông tin này, ông Đặng Thanh Phong, Đại diện truyền thông của Thế Giới Di Động cho biết, các thông tin mà tin tặc chia sẻ trên mạng đều là giả mạo. Thế giới di động không phát hiện ra lỗ hổng hay các cuộc tấn công của tội phạm mạng.
Dữ liệu thẻ của khách hàng Thế giới di động có lộ hay không?
Mới đây vừa xuất hiện thêm một tình tiết mới xoay quanh vụ việc. Tài khoản erwincho trên Raidforum đã đăng tải thêm thông tin về một số tài khoản thẻ ngân hàng, trong đó có rất nhiều thẻ sử dụng dịch vụ VISA và MasterCards được chú thích là khách hàng của Thế giới di động.
 |
Hacker vừa rò rỉ thêm thông tin tài khoản thẻ được cho là của khách hàng Thế giới di động. |
Đáng chú ý khi các tài khoản này đều được đăng ở dạng công khai toàn bộ chứ không dùng ký tự * để che đi một vài chữ số giữa như ở dữ liệu từng được công bố. Tài khoản erwincho cũng dùng chữ “teaser” như một cách ngầm gợi ý sẽ công bố các dữ liệu tiếp theo.
Trước đó, khi đối chiếu với file dữ liệu người dùng được tin tặc cung cấp, nhiều người phản ánh họ tìm thấy cả địa chỉ mail và số tài khoản của mình trên danh sách này. Tuy vậy, có không ít thông tin trong dữ liệu phát đi của tin tặc được cho là giả mạo.
Đáp lại thông tin liên quan đến việc lộ lọt thẻ khách hàng (số thẻ, ngày hết hạn, ngày giờ mua hàng…), Thế Giới Di Động cho biết không lưu trữ những thông tin này nên không thể có việc bị lộ từ hệ thống.
 |
Khi đối chiếu với cơ sở dữ liệu của hacker, nhiều người dùng giật mình khi thấy thông tin cá nhân của mình trên đó. |
“Khi khách hàng mua hàng và cà thẻ tại cửa hàng, máy POS đọc thẻ của khách là máy của ngân hàng. Như vậy bản chất là ngân hàng đang đọc thẻ của khách và chuyển dữ liệu về ngân hàng, hệ thống của Thế Giới Di Động không can thiệp vào quá trình này cũng như không được phép lưu trữ bất cứ thông tin nào của khách hàng”
“Cũng tương tự, nếu khách hàng thanh toán online qua trang web, khi thanh toán sẽ nhảy sang cổng thanh toán của một bên thứ ba, nên trang web Thế Giới Di Động không thể lưu các thông tin của khách”, đại diện hệ thống cửa hàng này cho biết.
Nhận định về vụ việc liên quan đến Thế giới di động, anh Nguyễn Hồng Phúc, chuyên gia bảo mật, nguyên quản trị viên diễn đàn bảo mật HVA Online cho biết, dù có bị hack thật hay không thì Thế giới di động vẫn là công ty tốt hàng đầu trên thị trường chứng khoán do làm ăn luôn có lãi, hệ thống quản lý (phần mềm) hoàn toàn tự build (xây dựng).
Một câu hỏi khác được nhiều người đặt ra là nếu có nhu cầu bán, tại sao hacker lại không làm trong lặng lẽ mà để mọi chuyện ầm ĩ lên như vậy. Trong khi đó, nếu câu chuyện trở thành đề tài được mọi người quan tâm, người dùng sẽ đổi thẻ và biến những dữ liệu này trở thành vô nghĩa. Do vậy, có không ít nghi ngờ về việc liệu có hay không hành vi chơi xấu đến từ đối thủ của hệ thống bán lẻ này.
Trọng Đạt - Đinh Bạt Tuấn - Trần Thanh Thủy
" alt=""/>Tin tặc tuyên bố có tài khoản thẻ của khách hàng Thế giới di động
Tencent - sướng khổ vì gameTencent được biết đến như công ty sống nhờ vào game. Hãng đang nắm giữ cổ phần tại hầu hết công ty game lớn trên thế giới như Epic games, Activision... Điều này giúp Tencent dẫn đầu thị phần game mobile và online.
Những tưởng tình hình kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục đi lên nhờ các "con nghiện game" trong nước nhưng từ 30/8 chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách siết các tựa game của công ty này.
Theo CNN, chính phủ Trung Quốc đổ lỗi cho Tencent về việc gia tăng nguy cơ các bệnh về mắt cho người dân nước này. Vì thế, Trung quốc hạn chế và kiểm soát gắt gao việc ra mắt game mới trong khi đây lại là nguồn thu chính của hãng này.
.jpg) |
Chính phú Trung Quốc siết mảng game khiến Tencent điêu đứng. Ảnh: Nikkei. |
Ngày 30/8, Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu cơ quan quản lý hạn chế số lượng game trực tuyến mới được phát hành. Bên cạnh đó, cơ quan này yêu cầu hạn chế thời gian chơi game của giới trẻ và xem xét đưa ra bộ lọc game phù hợp từng độ tuổi.
Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại rằng tình trạng "nghiện" game gây ra những ảnh hưởng xấu đến thể lực và tinh thần của giới trẻ. Một thống kê tháng 6/2017 cho thấy hiện có 450 triệu người trong tổng số 1,37 tỷ dân Trung Quốc bị cận thị, với tình trạng cận thị của giới trẻ ngày càng tăng.
Các biện pháp mà Trung Quốc đưa ra là "đòn đau" gián vào những công ty công nghệ sống nhờ game như Tencent. Theo Tencent, những biện pháp này khiến lợi nhuận của công ty giảm lần đầu tiên trong 13 năm gần đây.
Ngày 2/9, sau khi chỉ thị của Bộ Giáo dục Trung Quốc được ban hành, vốn hóa thị trường của Tencent sụt giảm 20 tỷ USD trong một ngày. Cổ phiếu của Tencent tại sàn giao dịch Hong Kong có lúc giảm 5,3%.
Chính tương lai "mù mịt" này khiến các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu bán tháo cổ phiếu của Tencent, mã cổ phiếu được xem là tiềm năng bền vững trước khi luật mới của Trung Quốc được ban hành.
"Hiện nay, các khoản đầu tư vào ngành công nghệ gần như đóng băng hay chỉ có thể tính trên đầu ngón tay. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm người dân Trung Quốc sợ phải đầu tư vào một ngành có nhiều tiềm năng như vậy", Zhang Chenhao, chuyên gia kinh tế của Prometheus Fund sống tại Thượng Hải nói với Nikkei.
.jpg) |
Gã khổng lồ Tencent giảm gần 25% lợi nhuận sau chính sách siết chặt mảng game tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang siết chặt chính sách kiểm duyệt thông tin. Điều này làm cho ngành công nghiệp game và nền tảng mạng xã hội sụt giảm lợi nhuận đáng kể, khoảng 25% so với năm ngoái. Phát biểu tại diễn đàn công nghệ Wuzhen, giới chức Trung Quốc cho rằng đây là một nước đi đúng đắn nhằm bảo vệ thông tin người dùng.
"Bất luận ngành công nghệ thông tin tại Trung Quốc có lớn như thế nào, chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ", Gao Xang, Bộ trưởng Công nghệ thông tin Trung Quốc phát biểu.
Sau khi chính sách kiểm duyệt mới được ban hành, nhiều ứng dụng giải trí, kênh livestream, game mang tính bỡn cợt đều bị xóa bỏ. Động thái này gây nên sự lo ngại cho ngành công nghệ Trung Quốc vì đã hạn chế sự sáng tạo của những nhà phát triển.
Hiện cổ phiếu Tencent có giá 314 USD. So với lúc đạt đỉnh hồi 1, vốn hóa Tencent mất 209,7 tỷ USD vào tháng 11 và dần hồi phục cuối tháng 11 với mức sụt giảm 147,9 tỷ USD. Điều này có nghĩa sau một năm kinh doanh vất vả, công ty game này mất gần 28,5% giá trị vốn hóa.
Alibaba - nạn nhân trực tiếp của chiến tranh thương mại
Năm 2017, vốn hóa Alibaba tăng trưởng gấp đôi so với năm 2016. Tuy vậy, đến năm 2018, cổ phiếu Alibaba sụt giảm 13%, khoảng 60 tỷ USD vốn hóa.
Từ đầu năm, Washington và Bắc Kinh đã liên tục áp thuế nặng nề lên các mặt hàng nhập khẩu của nhau. Tháng 8, Mỹ công bố mức thuế 25% áp đặt lên 279 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 16 tỷ USD.
Đến tháng 9, chính phủ Mỹ tiếp tục áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp thêm thuế 5% và 10% với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
.jpg) |
Sau áp đặt thuế quan của chính phủ Mỹ và động thái siết chặt quản lý game của Trung Quốc, Alibaba và Tencent đều có biểu đồ giá cổ phiếu trượt dài trong nhiều tháng. |
Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đang bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã chững lại buộc Alibaba hạ mức kỳ vọng phát triển khoảng 5% vào tháng 11.
Theo Maggie Wu, quyết định hạ thấp kỳ vọng doanh thu chỉ mới được thực hiện gần đây. Tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn rất nhiều kể từ tháng 9. "Các thương gia đang đối mặt với thời điểm khó khăn trong kinh doanh", Wu nói thêm.
Theo New York Times, việc hạ kỳ vọng doanh thu của Alibaba cho thấy đà suy thoái bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm cả tầng lớp trung lưu đang tăng của quốc gia này.
Kết thúc tháng 9, Alibaba đạt doanh thu 12,4 tỷ USD, tăng 54% so với năm trước. Tuy vậy đây là con số thấp hơn dự kiến của các nhà phân tích.
Sau sự kiện mua sắm 24 giờ lớn nhất thế giới khởi động vào sớm ngày 11/11, Alibaba tăng giá trị vốn hóa của mình thêm 54 tỷ USD. Tuy vậy, so với vạch xuất phát hồi tháng 1, Alibaba vẫn mất 61 tỷ USD và 71 tỷ USD so với đỉnh điểm tháng 6.
.jpg) |
Ngày độc thân 11/11 đã cứu rỗi phần nào tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn của Alibaba. |
Cuối tháng 11, Trung Quốc ban hành quy định mới, yêu cầu các công ty hoạt động trên lĩnh vực Internet phải thu thập và lưu trữ dữ liệu hoạt động của người dùng. Việc kiểm duyệt chặt chẽ ở thị trường nội địa và khó khăn tại thị trường Mỹ khiến hai ông lớn công nghệ Trung Quốc bị giới hạn phần nào tầm hoạt động.
Ngoài những khó khăn chính trị, cả Alibaba và Tencent cùng chịu ảnh hưởng bởi đà suy thoái cổ phiểu từ nhóm FAANG (bộ ngũ quyền lực của thị trường chứng khoán Mỹ gồm Facebook, Apple, Amazon, NetFlix và Google). Mã cổ phiếu của hai công ty được niêm yết tại Mỹ liên tục bị các nhà đầu tư tại đây ghẻ lạnh bởi niềm tin vào các công ty công nghệ đã giảm dần.
" alt=""/>Năm xui xẻo của 2 tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á