Bộ TT&TT vừa ban hành Quy chế thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ.
Quy chế này quy định việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ TT&TT, bao gồm: tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT và các hệ thống thông tin liên quan đến dịch vụ công của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Đối tượng áp dụng Quy chế là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính hoặc tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính (gọi là cơ quan có thẩm quyền); Cán bộ, công chức và viên chức của các cơ quan có thẩm quyền.
Quy chế nêu rõ, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ TT&TT phải đảm bảo nguyên tắc được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền, được theo dõi, giám sát, đánh giá đúng quy định của pháp luật.
Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm hạn chế hoặc phân biệt cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính đã gửi thành công từ Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ, được cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết phải gắn với trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ theo quy định của pháp luật.
Về phương thức thực hiện thủ tục hành chính, Quy chế quy định, tổ chức, cá nhân lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính bằng các phương thức: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các hệ thống dịch vụ công của Bộ; Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định 45 ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Quy chế còn quy định về quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ TT&TT với các hướng dẫn cụ thể về: Đăng ký và đăng nhập tài khoản; Chuẩn bị và nộp hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính; Tiếp nhận, chuyển xử lý thủ tục hành chính; Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; Sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ điện tử; Tra cứu hồ sơ điện tử thủ tục hành chính;
Thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông báo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Đánh giá quá trình giải quyết thủ tục hành chính; Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Chuyển đổi hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử ra văn bản giấy; Yêu cầu cấp bản sao điện tử có giá trị pháp lý; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ.
Theo đó, Trung tâm Thông tin chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng dịch vụ công của Bộ theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn và đúng mục đích.
Trung tâm Thông tin cũng có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền của Bộ trong quá trình thực hiện xảy ra sự cố nếu có yêu cầu, bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt. Đồng thời, chủ trì việc thực hiện liên thông, đồng bộ cơ sở dữ liệu; áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm tính tương thích, thông suốt trong quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các kênh thông tin điện tử, thông tin đa phương tiện của Bộ TT&TT với các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân.
Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, tại hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 được tổ chức ngày 6/7, Bộ TT&TT đã công bố hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công thuộc thẩm quyền của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 tập trung trên Cổng dịch vụ công của Bộ tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn.
Hiện nay, Bộ TT&TT là một trong hai bộ, ngành đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bao gồm: Đăng nhập một lần; Đồng bộ hồ sơ; Xử lý Hồ sơ; Thanh toán trực tuyến. Đã có 14 dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng thứ 4 về số lượng trong các bộ, ngành. |
Vân Anh
Với sự chỉ đạo quyết liệt, triển khai theo cách làm mới, tập trung vào xây dựng nền tảng, cuối tháng 6/2020, Bộ TT&TT đã đưa toàn bộ 211 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên mức độ 4.
" alt=""/>Quy chế thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ TT&TTTheo báo cáo của cơ quan chức năng địa phương, tối qua anh Phùng Văn Cường (SN 1998, dân tộc Nùng), trú tại thôn Nà Làng, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang sạc pin điện thoại di động lại vừa nhắn tin trao đổi với người thân trên máy điện thoại di động. Bỗng nhiên điện thoại phát nổ, rơi xuống ngực làm anh Cường bị sém một khoảng áo lớn.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình và cán bộ y tế xã tiến hành sơ cứu, tuy nhiên do vết thương khá nặng nên anh đã tử vong.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc cho biết, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cơ quan, đoàn thể trên địa bàn đến hỗ trợ gia đình anh Cường lo đám tang cho người xấu số, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức đề phòng khi sử dụng điện thoại di động cá nhân.
Theo Tiền Phong
" alt=""/>Một thanh niên tử vong vì dùng điện thoại khi đang sạc pinKhông dùng chai, lọ Inox, đồ nhựa để ngâm nước hoa quả lâu ngày
Trao đổi với GS.TS Nguyễn Hải Nam – Trưởng bộ môn Hóa dược (Trường Đại học Dược Hà Nội), GS Nam lưu ý, các bà nội trợ tuyệt đối không nên dùng các lọ Inox hay lọ nhựa lớn để ngâm các loại nước hoa quả năm này qua năm khác như nước mơ, nước dâu, nước sâu, nước táo mèo….
Bởi, các loại quả có nhiều axit sẽ sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, phản ứng với các hợp chất hóa dẻo của nhựa, tạo thành chất độc. Chất độc này khiến người sử dụng có thể bị ung thư.
GS. Hải Nam khuyến cáo người tiêu dùng nên xem xét kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại bình giữ nhiệt trước khi mua. Nếu các loại sản phẩm này rõ ràng về xuất sứ, được nhập khẩu và buôn bán hợp pháp thì chất lượng sẽ đảm bảo.
![]() |
Sử dụng bình nhựa để ngâm các loại nước mơ, sấu sẽ dẫn tới axit trong các loại quả này phản ứng với chất tạo dẻo của nhựa, tạo thành chất độc |
Cẩn trọng với nhiều loại đồ nhựa, Inox
Còn theo PGS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội, Inox có rất nhiều loại. Hiện Inox đang được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống từ cầu thang, tay nắm cửa, có những loại sử dụng làm vật dụng liên quan tới ăn uống như bát, đũa, thìa… Inox có đặc tính bảo ôn rất tốt nên được sử dụng trong công nghệ sản xuất bình giữ nhiệt.
PGS. Thịnh cho hay, Inox là hợp chất gồm nhiều thành phần. Chất lượng của từng loại sản phẩm tùy thuộc vào từng nhà sản xuất lựa chọn loại Inox nào để sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên, người dùng nên chọn những sản phẩm Inox, nhựa có chất lượng tốt, đảm bảo bởi nhiều nhà sản xuất do lơi nhuận có thể sử dụng những loại Inox trong công nghiệp để làm đồ dùng đựng thực phẩm. Nếu sản phẩm Inox nào mà trong thành phần có chứa nhiều kim loại như crôm, mangan và niken sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.
![]() |
Loại Inox để sản xuất các vật dụng đựng đồ ăn uống như bình giữ nhiệt, đũa, thìa, bát, … phải đảm bảo được làm bằng các loại I nox chất lượng, không gây rỉ sét |
“Loại Inox để sản xuất các vật dụng liên quan tới ăn uống như bình giữ nhiệt, đũa, thìa, bát, … phải đảm bảo được làm bằng các loại I nox chất lượng, không gây rỉ sét, không gây phản ứng hóa học với các chất mà nó đựng” - GS Thịnh nói.
Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn lựa, mua những sản phẩm đã qua kiểm duyệt chất lượng hơp pháp để đảm bảo an toàn.
Theo Sức khỏe & Đời sống
" alt=""/>Tin mới: Mùa hè, có thể vô tình nhiễm độc chỉ vì cách cất để thực phẩm