Siêu mẫu Anh Thư, Minh Tú thực hiện thử thách hô tên và catwalk:
Trúc Thy
" alt=""/>Anh Thư, Minh Tú hô tên, catwalk như thí sinh Miss Grand Vietnam 2022Cô Hà chia sẻ với VietNamNet: “Chiều hôm đó tôi trống hai tiết đầu. Đến tiết thứ 3, tôi mới biết học sinh mang chú mèo con, giấu trong ba lô cả buổi sáng, tôi thấy tội mèo con và cũng muốn các trò không còn lo lâu, sợ hãi nên đã lấy cơm thừa buổi trưa cho nó ăn”.
![]() |
Trần Kỳ Phong và mèo cưng nhận được món quà đặc biệt của cô giáo chủ nhiệm. |
Trước đó, mặc dù tiết lộ cho các bạn trong lớp biết chuyện mang mèo con đến lớp, nhưng Kỳ Phong bắt các bạn hứa không được mách với cô, sợ cô mắng. Chú mèo con cũng vô cùng hợp tác khi không kêu la, không đi bậy.
“Cả một ngày mèo con bị nhốt kín trong ba lô. Khi biết chuyện, tôi vừa buồn cười, vừa thấy thương mèo con”, cô chia sẻ.
Thấy cô không mắng phạt mà còn lấy cơm cho mèo ăn nên các học sinh vui mừng, thoải mái vui chơi với chú mèo nhỏ. Cô Hà cho biết thêm, ngay từ khi vào lớp, cô đã ấn tượng với Kỳ Phong. Con là một đứa trẻ thiệt thòi hơn các bạn, nhưng sống rất tình cảm, yêu động vật. Ở nhà con cũng thường hay ôm ấp mèo cưng.
![]() |
Mèo con ngoan ngoãn chờ Kỳ Phong học bài. |
Đến nay, cô Nguyễn Thị Hà đã có 18 năm kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học, tuy nhiên, mới đảm nhận lớp 1 hai năm nay. “Lúc mới xuống dạy lớp 1 tôi khá lo lắng, vì đang quen các con lớp lớn. May mắn là các con hợp tác trong việc học tập nên nhanh chóng quen. Dù vậy, vẫn có những câu chuyện mà nhiều giáo viên lớp 1 gặp phải, nhưng việc mang mèo cưng đến lớp thì đây vẫn là lần đầu tiên”.
Nói về những khó khăn khi dạy học sinh lớp 1, cô Hà cho rằng, những giáo viên nóng tính thì không phù hợp. Vì các con còn ham chơi, hiếu kì. Có những lúc đứng giảng ở trên nhưng các con thiếu tập trung nên không hiểu, cô Hà phải dừng lại vài phút để cân bằng cảm xúc. Trong lớp, cô cũng chỉ sử dụng chiếc thước nhựa ngắn để bắt nhịp. Khi có học sinh không hợp tác, cô lập tức trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp thích hợp.
Những đứa trẻ học được cách yêu thương động vật từ hành động của cô giáo chủ nhiệm.
Khánh Hòa (Ảnh, clip: Nguyễn Thị Hà)
" alt=""/>Học sinh lớp 1 mang mèo cưng đến lớp và món quà của cô giáo ngày 20/11![]() |
Ảnh: NVCC |
Bỏ tuyển thẳng vì đam mê kỹ thuật
Sinh năm 1992 trong một gia đình thuần nông tại xã nghèo nhất của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - Lương Văn Thiện luôn nỗ lực học tập và là một trong số không nhiều những học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy.
Cuối năm học lớp 12, Thiện đạt giải Ba trong kì thi HSG quốc gia môn Toán và sau đó thi tốt nghiệp THPT đạt loại Giỏi. Vì thế, cậu bạn có cơ hội được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y Hà Nội.
Gia đình Thiện cũng mong muốn cậu con trai út sẽ theo học trường y để có thể chữa bệnh cho mọi người, nhất là mẹ Thiện lại thường xuyên đau ốm.
Thế nhưng, do có niềm đam mê kỹ thuật nên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới chính là đích đến của chàng trai này.
Từ bỏ cơ hội tuyển thẳng trường y - Thiện quyết định thi vào khoa Điện tử - Viễn thông và đỗ với số điểm 25,5 điểm (khối A). Sau đó, Thiện thi đỗ tiếp vào lớp Kỹ sư tài năng của trường.
Suốt 5 năm học tại trường, Thiện vừa duy trì thành tích học tập tốt vừa là một lớp trưởng năng nổ, gương mẫu.
Tác giả của hàng trăm clip bài giảng miễn phí
Khi học đại học, Thiện cần mẫn đi gia sư để tự trang trải chi phí học tập và sinh hoạt của bản thân mà không cần gia đình phải “viện trợ”. Từ đó, Thiện nhận thấy nên sử dụng những kiến thức của mình để giúp đỡ được nhiều em học sinh hơn. Và Thiện cùng với một vài người bạn của mình tổ chức quay bài giảng môn Toán, Lý, Hóa rồi đưa lên youtube để hỗ trợ cho các em học sinh đang ôn thi ĐH.
Những bài giảng đầu tiên được Thiện quay vào nửa đêm, trong căn phòng trọ chật chội với “cơ sở vật chất” chỉ là tấm bảng trắng và chiếc máy quay cũ. Nhưng những kiến thức hữu ích và cách giảng bài dễ hiểu của Thiện đã hút được học sinh quan tâm.
Những năm học ĐH, Thiện đã góp phần tổ chức, tham gia hàng trăm bài giảng trực tuyến và viết nhiều cuốn sách giúp học sinh ôn thi ĐH
Không chỉ vậy, Thiện còn là sinh viên đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tự tổ chức các lớp ôn thi vào hệ kĩ sư tài năng cho các tân sinh viên của trường với học phí… tùy tâm hoặc miễn phí.
Và công trình khoa học gây tiếng vang
![]() |
Ảnh: NVCC |
Là một chàng trai trẻ năng động, nhưng Thiện lại đặc biệt yêu thích công việc về nghiên cứu. Thiện từng tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học của trường và đoạt giải cao.
Vào năm cuối ĐH, Thiện đã gửi một công trình khoa học của mình tới Hiệp hội truyền thông IEEE và bất ngờ được Hiệp hội này lựa chọn đề trình bày tại Hội nghị khoa học quốc tế “IEEE 26th Annual International Symposium on Personal Indoor, and Mobile Radio Communications – PIMRC 2015”.
Cuối tháng 8 này, Thiện sẽ sang Hong Kong để thuyết trình về công trình mà cậu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng. Toàn bộ kinh phí của chuyến đi được Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ. Thành tích này của chàng trai kỹ sư tài năng đã gây bất ngờ với nhiều người, bởi thông thường chỉ có những người nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ mới quan tâm tới việc có những bài báo, công trình được đăng tải trên các tạp chí khoa học hoặc được trình bày các hội nghị uy tín của thế giới.
Không chỉ thế, Thiện còn có thêm một công trình nữa gửi đến Hội nghị quốc tế “The International Conference on Advanced Technologies for Communcations - ATC 2015” và đang chờ kết quả. Nếu thành công, thì việc có tới 2 bài báo khoa học trình bày tại Hội nghị quốc tế là một kỳ tích đối với một sinh viên Việt Nam.
Sau khi bảo vệ Đồ án tốt nghiệp với kết quả xuất sắc, Thiện đã khước từ mọi lời mời về làm việc của các tập đoàn, công ty lớn trong nước để nung nấu quyết tâm đi du học. Hiện tại, cậu bạn đang nộp hồ sơ xin học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ (PhD) tại trường ĐH Pari XI,Pháp. Tương lai đã được càng cựu sinh viên tài năng này “lập trình” rất cụ thể, cậu bạn mong muốn sẽ gắn bó với công việc nghiên cứu và sau đó là khởi nghiệp bằng việc lập công ty về chuyên ngành mà mình đã theo học.
Vi Anh
" alt=""/>Chàng SV Bách khoa được trình bày đồ án tại hội thảo quốc tế