
Theo ông Hiếu, sau thời gian hoạt động và vận hành, trường Quốc tế Mỹ báo lỗ từ 2008 đến nay. Đỉnh điểm vừa qua, nhà trường không có tiền để trả lương, bảo hiểm cho giáo viên nên họ nghỉ dạy. Có thời điểm tới 50% giáo viên của trường đã nghỉ dạy.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin rằng, khi sự việc xảy ra, Sở nhiều lần xuống trường yêu cầu giải quyết sự việc, nhưng phía trường loanh quanh hứa hẹn. Trường hứa trong thời gian nghỉ xuân từ 25-30/3 sẽ có nhà đầu tư mới, có nguồn tiền mới để hoạt động lại từ 1/4.
"Thế nhưng rốt cuộc không có nhà đầu tư vào"- ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, hiện Sở đã thành lập tổ công tác liên ngành giải quyết sự việc và thành lập tài khoản đồng sở hữu gồm Sở GD-ĐT, phụ huynh và nhà trường để cùng giám sát hoạt động chi.
Sở cũng đã lấy ý kiến của phụ huynh. Có hơn 1.000 phụ huynh đồng ý cho con đi học lại, nhưng tới thời điểm hiện nay mới 512 phụ huynh đồng ý và đóng số tiền 21,8 tỷ đồng để chi trả lương cho giáo viên. Dự kiến ngày 4/4 (thứ 5), học sinh trường Quốc tế Mỹ sẽ đi học trở lại.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cho rằng giải quyết vấn đề của trường Quốc tế Mỹ hiện nay phải trên tinh thần có kế hoạch căn bản và lâu dài. Tổ công tác, Sở GD-ĐT cùng nhà trường phải đánh giá, có đề xuất và thông báo rõ ràng cho phụ huynh, giáo viên.
Với những phụ huynh có nguyện vọng chuyển con em sang trường khác thì xem xét có định hướng ưu tiên cho họ. Mặt khác, phải làm việc với chủ đầu tư để xem xét sắp tới trường có hoạt động hay không? Hoạt động thì cần những điều kiện gì, nếu hoạt động thì tái cơ cấu thế nào? Kêu gọi nhà đầu tư thế nào phải thông tin để giáo viên và phụ huynh yên tâm. Xử lý các quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên nhà trường thế nào, cần mời các cơ quan chức năng có ý kiến chính thức về vụ việc.
Ông Mãi đề nghị văn phòng UBND TP và Sở GD-ĐT xem xét lại trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trường Quốc tế Mỹ nói riêng và hệ thống trường tư thục nói chung. Phát hiện sớm những sơ hở để chấn chỉnh theo đúng quy định.
"Chấn chỉnh là để các trường hoạt động đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người học, tránh trường hợp hoạt động không đúng cam kết, dẫn đến quyền lợi người học bị ảnh hưởng"- Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Đối với trường Quốc tế Mỹ, Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn nhận, sẽ khó có phương án giải quyết toàn vẹn, nhưng phải có phương án tốt nhất, hoặc ít xấu nhất. “Tập trung giải quyết vụ việc để làm sao chậm nhất thứ hai tuần sau học sinh phải trở lại trường học”- ông Mãi yêu cầu.
Trường Quốc tế Mỹ huy động 3.600 tỷ đồng Bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, trường Quốc tế Mỹ huy động vốn qua ba dạng hợp đồng. Thứ nhất, dạng hợp đồng đồng hành. Dạng này có 6 hợp đồng với phụ huynh. Dạng thứ hai là hợp đồng hoàn lại với 1.231 hợp đồng, tương ứng với số tiền 3.600 tỷ. Dạng thứ 3 là hợp đồng trọn khoá không hoàn lại với 224 trường hợp, tương ứng với số tiền 442 tỷ. Khi làm việc với tổ công tác của Sở GD-ĐT, phía trường Quốc tế Mỹ cho biết, họ đã trả lại tiền 740 tỷ cho phụ huynh, tương ứng 328 hợp đồng. |
Nhìn bề ngoài, Yenidze trông giống như một nhà thờ Hồi giáo. Song thực tế, Yenidze lại là nơi sản xuất thuốc lá. Thiết kế khác lạ của công trình là để tỏ lòng kính trọng đối với nguồn gốc phương Đông của loại thuốc lá được sản xuất tại đây. Nó còn là cách để vượt qua các quy tắc xây dựng hạn chế về kiến trúc ở trung tâm thành phố Dresden của Đức.
Doanh nhân Hugo Zietz là người sáng lập nhà máy thuốc lá Yenidze vào năm 1886. Do những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc, ông Zietz đã gặp vô vàn khó khăn khi muốn xây dựng nhà máy thuốc lá ở Dresden. Sau hai thập kỷ thất bại trong việc thuyết phục chính quyền địa phương, ông Zietz quyết định “lách luật”.
Năm 1907, ông ủy quyền cho kiến trúc sư Martin Hammitzsch (29 tuổi) thiết kế một nhà máy “trá hình”. Theo TRT World, công trình lấy cảm hứng từ những lăng mộ Mamluk ở nghĩa địa Cairo (Ai Cập) sử dụng các khối đá granit màu đỏ và xám để tái tạo đường sọc của gạch ablaq, khảm màu sắc và hoa văn hình học theo kiến trúc Moorish. Ống khói của nhà máy cũng được thiết kế trông như ngọn tháp.
Nhiều kiến trúc sư nhận định cấu trúc của nhà máy hoàn toàn trái ngược với lối kiến trúc Baroque nổi tiếng ở Dresden. Sự phản đối dữ dội đến mức ông Hammitzsch còn bị loại khỏi phòng kiến trúc sư, sau khi ông đệ trình bản thảo. Hội đồng thành phố đe dọa từ chối cấp giấy phép xây dựng. Đến khi ông Zietz dọa chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác, chính quyền địa phương mới nhượng bộ.
Năm 1909, nhà máy thuốc lá Yenidze hoàn thành xây dựng. Công trình còn có dòng chữ được chiếu sáng 'Salem Aleikum' (Bình an cho bạn) bằng tiếng Ảrập được trang trí bên hông tòa nhà.
Không lâu sau đó, “Salem Aleikum” và “Salem Gold” đã trở thành hai trong số những nhãn hiệu thuốc lá nổi tiếng nhất ở Đức. Nhà máy thuốc lá Yenidze còn được gọi với cái tên “Thánh đường thuốc lá” do lối kiến trúc độc đáo.
Nhà máy Yenidze hiện trở thành địa điểm thu hút du khách tới tham quan thành phố Dresden. Công trình này tồn tại một cách thần kỳ sau vụ ném bom rải thảm vào năm 1945 trong Thế chiến thứ Hai.
Sau 15 năm được khánh thành, nhà máy thuốc lá Yenidze đã được bán lại cho Tập đoàn Thuốc lá Reemtsma. Reemtsma sau đó vận hành nhà máy cho đến năm 1953. Trong vài thập kỷ, tòa nhà bị bỏ hoang, và được khôi phục hoàn toàn vào năm 1996.
Tòa nhà hiện thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn EB có trụ sở tại Berlin, sau khi triệu phú người Israel Adi Keizman mua lại vào năm 2014. Hiện công trình hoạt động như một tòa nhà văn phòng với nhà hàng nằm dưới mái vòm lớn bằng kính, giúp thực khách có thể ngắm nhìn thành phố cả 360 độ.
Video: Chiêm ngưỡng nhà máy thuốc lá ‘trá hình’
Ông Coury nói thêm: "Một hành khách nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy cánh máy bay rung lắc dữ dội như sắp gãy. Tôi thấy những tia sáng như sét đánh vào máy bay. Nhiễu động làm cho mọi người như đang đi tàu lượn siêu tốc". Theo ông, mũi máy bay bị thủng, một động cơ bị thủng lỗ và động cơ còn lại có vẻ cũng bị hỏng.