- Sừng sững giữa cửa ngõ thị trấn Mộc Châu,ớiphượtmêmệ90 phút bóng đá Sơn La, tòa nhà cao ốc do trùm ma túy Tàng Keangnam bị bỏ hoang, đang trở thành địa điểm check-in ăn chơi nổi tiếng trong giới trẻ mê phượt.
- Sừng sững giữa cửa ngõ thị trấn Mộc Châu,ớiphượtmêmệ90 phút bóng đá Sơn La, tòa nhà cao ốc do trùm ma túy Tàng Keangnam bị bỏ hoang, đang trở thành địa điểm check-in ăn chơi nổi tiếng trong giới trẻ mê phượt.
Trước đó, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt một số hình ảnh và video được cho là bắt nguồn từ tài khoản Facebook "Tuyet trong Anh", ghi lại cảnh xuất hiện vòi rồng cao hàng chục mét giữa khu vực lòng hồ thủy điện Rào Quán.
![]() |
Vòi rồng xuất hiện ở Quảng Trị (ảnh cắt từ clip) |
Thông tin đăng tải trên Facebook "Tuyet trong Anh" cho biết, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên xảy ra vào khoảng 13h30’ ngày 20/5.
Trao đổi với PV, ông Hồ Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Hướng Linh xác nhận, vào chiều 20/5, trên lòng hồ thủy điện Rào Quán đã xuất hiện vòi rồng.
Ông Giang cho biết, trước thời điểm xuất hiện vòi rồng trên địa bàn xã Hướng Linh xuất hiện mưa dông, sấm sét. Khi trời vừa tạnh, nhiều người đi đường phát hiện cột nước cuộn từ lòng hồ thẳng lên trên trời tạo thành 1 vòi nước khổng lồ.
“Lần đầu tiên địa phương ghi nhận hiện tượng kỳ thú này. Vòi rồng kéo dài chừng 5 phút và được một số người dân địa phương lấy điện thoại ghi lại rồi chia sẻ lên mạng xã hội”, ông Giang thông tin.
Được biết, vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, có thể xuất hiện vòi rồng.
Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố. Do đó lốc xoáy cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
Quang Thành
" alt=""/>Vòi rồng cao hàng chục mét xuất hiện giữa lòng hồ thủy điện ở Quảng TrịQuy định hiện nay
(theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành)
Dự thảo thông tư mới
(đang xây dựng, nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư 17)
Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Bộ GD-ĐT lý giải: Theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học 2 buổi/ngày và hầu hết các trường đã áp dụng, đồng nghĩa không tổ chức dạy thêm trong trường. Do đó, về bản chất, dự thảo thông tư mới không thay đổi so với hiện nay.
Yêu cầu học sinh, phụ huynh viết đơn tự nguyện xin học thêm, sau đó nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký.
Hiệu trưởng xét duyệt danh sách, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm.
Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng… trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất.
Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch.
Sau khi công khai kế hoạch dạy thêm, học thêm, nhà trường cho học sinh tự nguyện đăng ký, rồi xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy.
Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định.
5. Quy định mức trần tổng thời lượng dạy học, bao gồm học thêm trong nhà trường
Tổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.
Bỏ quy định này.
Bộ GD-ĐT lý giải: Luật viên chức nêu rõ viên chức không được tổ chức kinh doanh, do đó, giáo viên trường công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Vì thế, Bộ GD-ĐT không nhắc lại quy định này, nhưng để tránh hiểu nhầm, Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung lại.
Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa không cần xin phép hiệu trưởng. Tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm.
Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh.
"Từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ cấm việc dạy thêm, học thêm. Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo thông tư lần này nhằm quản lý, hạn chế tối đa những tiêu cực đối với dạy thêm, học thêm. Vấn đề khiến dư luận bức xúc hiện nay là việc giáo viên dạy học sinh ở trường rồi bằng cách này, cách kia 'ép' các em học thêm. Những trường hợp này học sinh và phụ huynh phải 'tự nguyện một cách bắt buộc'. Đây là vấn đề ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng và tìm cách quản lý, khắc phục", ông Thành nói.
Theo ông Thành, Bộ GD-ĐT ra quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không khuyến khích học sinh đi học thêm.
Ông Thành cũng khuyên phụ huynh không ôm đồm cho con học thêm quá nhiều.
“Phụ huynh cần xem xét con mình có hứng thú, sở trường về lĩnh vực gì, chứ không thể thích mọi thứ, mọi môn. Bộ GD-ĐT dự thảo quy định để hướng tới việc tự nguyện, đúng mong muốn của học sinh.
Việc đăng ký học thêm quá nhiều hoàn toàn không cần thiết và các con cũng không đủ sức để học. Điều quan trọng nhất là phải có thời gian để học sinh ‘tiêu hóa’ được khối lượng kiến thức, phát triển được năng lực. Việc cho con học nhiều, không ‘tiêu hóa’ được vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa phản tác dụng”, ông Thành đưa lời khuyên.
Theo ông Thành, chương trình phổ thông 2018 được thiết kế nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Theo đó, kiến thức mới chỉ là điều kiện cần, là nguyên liệu và phải được vận dụng, thực hành mới trở thành năng lực của học sinh.
Ông Thành cũng nhắn nhủ: “Cha mẹ học sinh phổ thông bây giờ hầu hết là công dân thế hệ mới, sống trong thời đại mới với môi trường công nghệ. Vì vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó mà thôi.
Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo. Sự phân công lao động trong xã hội là rất rõ ràng và đánh giá đúng năng lực của con mình để chọn hướng đi phù hợp mới là lý tưởng của mỗi gia đình. Cái gì cũng muốn con giỏi rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại con”.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, cả nước tuyển được 3.400 nghiên cứu sinh cho các chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ, đạt 47% tổng chỉ tiêu. Những năm trước đó, các trường đại học cũng chỉ tuyển được không quá 42% tổng chỉ tiêu được phân bổ. Tính theo tỷ lệ dân số, quy mô đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba so với Malaysia hay Thái Lan, bằng một nửa của Singapore và một phần chín so với trung bình 38 nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Tuy nhiên, với tôi, điều đáng lo ngại nằm ở chỗ khác.
Ở bậc đào tạo tiến sĩ, người ta vẫn thường mô tả công việc của các nghiên cứu sinh bằng cụm từ "học tiến sĩ". Câu chuyện bắt đầu từ đó - "học tiến sĩ" hay "làm tiến sĩ"?
Quy chế tuyển sinh và đào tạo bậc tiến sĩ ở Việt Nam hiện được điều chỉnh theo Thông tư số 18/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Chương II của Thông tư, nghiên cứu sinh được tuyển theo quy trình tương tự các kỳ tuyển sinh khác. Ngoài ra, theo Chương I Điều 3 mục 3, khi nghiên cứu sinh đăng ký đủ 30 tín chỉ cho một năm học thì hình thức đào tạo được xác định là tập trung toàn thời gian. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo tiến sĩ tại các trường đại học hiện nay nhìn chung bao gồm hai phần lớn. Trong phần đầu tiên, nghiên cứu sinh phải tham gia các môn học bổ sung và nâng cao. Phần thứ hai bắt đầu sau đó với các chuyên đề nghiên cứu cũng như luận án với sự tham gia của người hướng dẫn. Quy trình này cho thấy vai trò của nghiên cứu sinh cũng như mối quan hệ giữa nghiên cứu sinh với nhà trường không khác nhiều so với quan hệ sinh viên với nhà trường.
Tại Mỹ, Canada hay các nước châu Âu, tuyển nghiên cứu sinh là bước sau cùng của quá trình tuyển sinh đào tạo tiến sĩ. Trước tiên, êkíp của phòng nghiên cứu phải xây dựng được một đề án bao gồm các thông tin đầy đủ về nội dung của đề tài, nền tảng năng lực của thành viên chủ chốt cũng như kế hoạch nhân sự và tài chính. Đề án này, sau khi trải qua những vòng xét tuyển của những nguồn tài trợ khác nhau và được phê duyệt, sẽ bắt đầu được triển khai. Nếu trong đề án có phần việc với yêu cầu nhân sự tương ứng là một nghiên cứu sinh, thành viên chủ chốt của đề án sẽ tuyển chọn nhân sự phù hợp để bắt đầu quá trình đào tạo tiến sĩ.
Ứng viên ít nhất phải thỏa mãn những điều kiện tiên quyết về trình độ chuyên môn cũng như ngôn ngữ làm việc của nhà trường và của quốc gia. Nghiên cứu sinh cũng phải trải qua những môn học bắt buộc để đảm bảo kiến thức nền cho việc nghiên cứu nhưng luôn dưới sự giám sát từ đầu của người hướng dẫn. Ở đây, nghiên cứu sinh đóng vai trò là một cộng sự trong đề án - có thể hoàn toàn trong phạm vi phòng lab riêng lẻ, hoặc dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp. Là nhân sự trong đề án nên nghiên cứu sinh cũng là người lao động toàn thời gian và được chi trả lương theo định mức. Nói cách khác, nghiên cứu sinh là một nhân sự có thời hạn của nhà trường.
Lúc còn là nghiên cứu sinh tại Pháp, tôi mang trong mình hai vai cùng lúc: học viên bậc đào tạo tiến sĩ và nhân sự trong dự án mà nghiên cứu của tôi là một phần trong đó. Thầy hướng dẫn cũng là người trực tiếp chọn tôi làm nghiên cứu sinh. Thầy hướng dẫn tôi chọn những môn học bổ sung nhằm đáp ứng chương trình đào tạo về mặt quy định cũng như bổ sung khả năng nghiên cứu của tôi. Tôi có góc làm việc riêng toàn thời gian của mình cũng như quyền sử dụng các tài nguyên của phòng lab phục vụ cho công việc. Vì vậy, với tôi, nghiên cứu sinh đang trong quá trình "làm tiến sĩ" chứ không đơn thuần chỉ là "học tiến sĩ".
Yêu cầu đầu ra của quá trình làm nghiên cứu sinh, nhất là những lĩnh vực như công nghệ, y học, khoa học tự nhiên, vì vậy cũng phải là những công bố được thừa nhận trong cộng đồng khoa học. Tiến sĩ vốn là bậc đào tạo dành cho những người quan tâm đến việc tìm tòi và phát hiện những cải tiến dựa trên kiến thức đã có, tạo ra thành quả nhất định thông qua nghiên cứu khoa học (thiết lập các thí nghiệm hoặc thu thập dữ liệu, thực hiện các kỹ thuật thống kê, phân tích), đóng góp vào phát triển khoa học hoặc vào sự tiến bộ của cuộc sống. Thế nên, chương trình đào tạo cần tập trung vào quá trình làm việc tìm tòi, nghiên cứu thay vì các lớp học như với sinh viên hay học sinh bậc dưới.
Quyết định làm nghiên cứu sinh vì thế thường là lựa chọn của những người muốn theo đuổi nghiên cứu khoa học, nhằm tạo ra những kết quả mới, hoặc những người làm việc trong môi trường hàn lâm; chứ không phải một lựa chọn nhằm mục đích "đủ bằng cấp", để thỏa mãn các điều kiện bổ nhiệm, hoặc đảm nhiệm công việc nào đó.
Trở lại với hoàn cảnh ở Việt Nam, nhiều trường đại học hiện không đủ điều kiện vật chất tối thiểu để mỗi giảng viên có góc làm việc riêng của mình. Thông tư 01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cơ sở giáo dục đại học phải bố trí chỗ làm việc riêng biệt cho ít nhất 70% giảng viên. Con số 70% chứ không phải 100% vào thời điểm năm 2024 cũng đã là điều kiện khó khăn với khá nhiều trường. Vì vậy, thật khó để nhà trường có thể chia sẻ tài nguyên làm việc của mình cho các nghiên cứu sinh như một nhân sự có thời hạn.
Mặt khác, tài chính cung cấp cho các đề án nghiên cứu không đủ để có thể xem nghiên cứu sinh như người lao động với mức chi trả cho công việc toàn thời gian. Gánh nặng chi phí đè lên vai, khiến người nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Việt Nam không kham nổi.
Trong điều kiện đào tạo bậc cao nhất còn nhiều hạn chế, việc tăng số lượng chưa hẳn là một ý hay, quan trọng hơn là chất lượng, nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực có khả năng tự nghiên cứu.
Thay đổi tư duy "làm" tiến sĩ thay vì chỉ "học" tiến sĩ sẽ giúp nâng cao chất lượng đầu ra, xác định lại cách thức triển khai, từ đó giải quyết vấn đề đào tạo đúng và đủ thay vì lo lắng về chuyện ít hay nhiều tiến sĩ.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>'Học' hay 'làm tiến sĩ'?