Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy lĩnh vực đường thủy nội địa trong gần 20 năm trở lại đây luôn chiếm thị phần lớn và đứng thứ 2 trong 5 lĩnh vực vận tải hiện có của cả nước (sau lĩnh vực đường bộ). Xin ông cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại những ích lợi gì đối với vận tải đường thủy nội địa?
Ông Lê Minh Đạo: Có thể khẳng định, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hoạt động đường thủy nội địa không chỉ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi mà còn góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và bảo đảm trật tự an toàn giao thông những năm gần đây.
Có thể lấy một ví dụ rất thực tế như sau: Trước đây, mỗi trạm đo mực nước phải bố trí 3 ca trực, ghi chép về mực nước thủ công vào sổ sách. Vì vậy, thông tin về mực nước luôn bị cũ và thiếu phù hợp với thực tế.
Nếu có hệ thống đo mực nước tự động thì có thể chuyển hóa toàn bộ nghiệp vụ này khi tự động hóa tất cả hệ thống đo, cung cấp thông tin trực tuyến kịp thời và chính xác cho người dân và doanh nghiệp. Thông tin được cập nhật đầy đủ trên hệ thống phần mềm như vị trí, mực nước cao nhất, thấp nhất.
Đi kèm với đó, hệ thống đèn báo hiệu năng lượng mặt trời lắp đặt GPS cũng giúp công tác quản lý, giám sát trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả rất cao với hệ thống phao, báo hiệu đã được “số hóa” trên phần mềm.
Đèn báo hiệu trên phao có gắn hệ thống giám sát tình trạng hoạt động và cảnh báo dời vị trí, cảnh báo về các tính năng hỗ trợ cảnh báo giao thông.
Khi có bất kỳ hiện tượng bất thường nào, hệ thống sẽ tự động báo về Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam để xử lý. Nhờ đó, cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát các hoạt động trong hệ thống kết cấu hạ tầng ở bất cứ đâu bằng máy tính, thậm chí sử dụng điện thoại di động cũng có thể đăng nhập vào hệ thống theo dõi.
Hay một hệ thống hữu hiệu khác là thủy đồ điện tử có thể cập nhật thường xuyên và chính xác các thông tin về luồng, tuyến, tọa độ và các chi tiết liên quan đến an toàn chạy tàu như: độ sâu; vị trí phao tiêu, báo hiệu; công trình vượt sông; các điểm khan cạn, chướng ngại vật... Việc kết hợp bản đồ điện tử với những thiết bị định vị GPS, AIS mang lại nhiều tiện ích, nhất là tăng cường an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Việc này được triển khai thế nào tại các đơn vị trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam, thưa ông?
Ông Lê Minh Đạo:Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, ngay từ giai đoạn 2015, 2016, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã linh hoạt vận dụng để có thể đầu tư 12 hệ thống các phần mềm nghiệp vụ trong công tác văn phòng, quản lý và công nghệ hóa các công trình kết cấu hạ tầng.
Nổi bật là một số hệ thống như: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hơn 18.000 phao báo hiệu đường thủy nội địa lên bản đồ số; ứng dụng công nghệ định vị GPS lắp đặt trên hơn 4.500 phao báo tự động cập nhật vị trí, tình trạng đèn báo hiệu để phục vụ công tác quản lý, thống kê báo cáo; đưa vào sử dụng 50 trạm đo mực nước trực tuyến tự động thay thế dần phương pháp thủ công gửi dữ liệu về trung tâm và cung cấp số liệu trên Cổng Thông tin điện tử của Cục ĐTNĐ Việt Nam để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Xây dựng triển khai cơ sở dữ liệu danh bạ cảng bến thủy nội địa trên toàn quốc, với 251 cảng và hơn 5.000 bến thủy nội địa do Trung ương quản lý để phục vụ công tác quản lý, giúp cho việc báo cáo thống kê lượng hàng hóa thông qua, lượt phương tiện thông qua chính xác, hiệu quả. Đồng thời, công khai để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, sử dụng thông tin cảng bến, công nghệ bốc xếp, khối lượng và chủng loại hàng hóa thông qua.
Ứng dụng phần mềm quản lý cấp phép phương tiện ra vào cảng bến triển khai tại 4 cảng vụ Trung ương và 2 cảng vụ địa phương, cùng với việc đưa vào sử dụng hệ thống nhắn tin làm thủ tục rất tiện lợi và hiệu quả.
Hệ thống báo cáo trực tuyến hoạt động vận tải và ATGT đã và đang được áp dụng như: Phần mềm báo cáo trực tuyến hoạt động vận tải và ATGT để thống kê số liệu về ATGT, số liệu vận tải, lưu lượng hành khách và phương tiện... được thực hiện qua trang web online, dữ liệu báo cáo được lưu trữ tập trung tại Cục ĐTNĐ Việt Nam, giúp cho việc thống kê dữ liệu được thực hiện tức thời mọi lúc mọi nơi, qua đó giúp cho nhà quản lý đưa ra những phương án chính xác đảm bảo giao thông và lên kế hoạch giảm thiểu tai nạn, tuyên truyền ATGT...
Được biết, Cục cũng đã triển khai hệ thống giám sát, tổ chức giao thông trực tuyến. Việc giám sát 24/24h như vậy có được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng không, thưa ông?
Ông Lê Minh Đạo: Cục ĐTNĐ Việt Nam đã xây dựng hệ thống giám sát, tổ chức giao thông trực tuyến tại Cục và các đơn vị trực thuộc, giám sát 24/24h các diễn biến luồng lạch, mực nước, hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, hoạt động cảng, bến thủy, hoạt động nạo vét.
Cùng với đó, phần mềm quản lý vi phạm giao thông ĐTNĐ (VIWA Alert) trên điện thoại di động cung cấp miễn phí để người dân dễ dàng phản ánh bất cập và hành vi vi phạm xảy ra trên luồng tuyến, cảng bến và vận tải thủy để kịp thời tháo gỡ vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp gặp phải. Đây là phần mềm nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của đông đảo người dân, doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Đình Thành và nhóm PV, BTV" alt=""/>Cơ quan quản lý ứng dụng CNTT, doanh nghiệp vận tải thuỷ hưởng lợiCác bệnh viện này sẵn sàng làm nhiệm vụ trong suốt quá trình vận chuyển đạn pháo hoa và thường trực tại các điểm cầu, vận chuyển người bệnh về bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn người bệnh trong trường hợp xảy ra sự cố tại các điểm bắn.
Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phải sẵn sàng tiếp nhận, khẩn trương điều trị cấp cứu người bệnh, đồng thời tiếp ứng tại hiện trường khi có yêu cầu.
Ngoài ra, tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố lập danh sách cán bộ, nhân viên trực trong 5 ngày nghỉ lễ, đảm bảo thường trực 5 cấp 24/24 giờ.
Sở Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc trực cấp cứu, khám chữa bệnh, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ các trường hợp cấp cứu.
Tối ngày 30/4, TP.HCM bắn pháo hoa tại 5 điểm: 1 điểm tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức).
4 điểm tầm thấp gồm: Khu biệt thự Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP.Thủ Đức), điểm bắn trên sà lan; khu đô thị Vạn Phúc (phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức); lô N4-D6 Khu công nghiệp Tây Bắc (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi); công viên văn hóa Đầm Sen (phường 3, quận 11).
" alt=""/>Sở Y tế TP.HCM yêu cầu khẩn 4 bệnh viện trực tại các điểm bắn pháo hoaParis có thể là một điểm đến phổ biến, nhưng nó không phải là thành phố duy nhất không đáp ứng được kỳ vọng của du khách.
Trang mạng Radical Storage quyết định phân tích 826.000 đánh giá trên TripAdvisor ở 100 thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới để tìm ra thành phố nào gây thất vọng nhất.
Thủ đô nước Pháp đã bị thành phố Orlando của Mỹ đánh bật khỏi vị trí đầu bảng năm nay. Orlando bị nhiều du khách đánh giá thấp khi trực tiếp ghé thăm bởi sự thô lỗ của những người dân nơi đây.
Gần như cứ 5 người thì có 1 người đề cập đến trải nghiệm đáng thất vọng và kém ấn tượng của họ ở thành phố này. Hai trung tâm giải trí Disney World và Universal ở Orlando cũng tăng giá vé vào năm 2022 khiến nhiều du khách tỏ ra không hài lòng.
Xếp ở vị trí thứ hai là thủ đô Jakarta của Indonesia, tiếp theo là điểm nóng tiệc tùng Thái Lan Pattaya.
Praha cũng gây ấn tượng mạnh nhất khi có tới 3,9% tổng số bài đánh giá đề cập đến trải nghiệm không tốt ở thủ đô của Cộng hòa Séc. Theo sát ngay sau đó là cái tên quen thuộc, Paris.
Orlando lại tiếp tục đứng đầu danh sách này với 6,3% số lượng đánh giá trên TripAdvisor. Singapore là điểm đến tiếp theo được nhiều du khách cho rằng các thắng cảnh ở đây không tương xứng với giá vé.
Bên cạnh đó, Marrakech ở Morroco chiếm tới hơn 1/10 tổng số bài đánh giá đề cập đến những hành vi lừa đảo du khách diễn ra ở thành phố này.
Ba điểm đến hàng đầu trong danh sách này đều thuộc về các thành phố châu Âu không giáp biển là Budapest, Brussels và Zurich.
Du khách đến Budapest đều vô cùng ấn tượng với kiến trúc tuyệt đẹp cùng những dòng sông uốn khúc quanh thành phố. Hơn 96% các bài đánh giá mà nghiên cứu xem xét đều có nhận xét tích cực về thành phố này.
Brussels và Zurich cũng có rất nhiều điểm khiến du khách ngạc nhiên. Trong khi đó, Penang ở Malaysia là nơi khách du lịch cảm thấy 'đặc biệt thú vị'.
Đỗ An(Theo Euronews)