Tại đây, dưới sự chứng kiến của ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và các lãnh đạo bộ ngành liên quan, công ty Roding Mobility (gọi tắt: Roding- CHLB Đức) đã ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam với công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (gọi tắt: Thái Hưng).
Theo thoả thuận, công ty Roding Mobility của Đức sẽ tư vấn kỹ thuật, giám sát triển khai toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ khâu thiết kế – thử nghiệm đến sản xuất hoàn chỉnh và chuyển giao công nghệ cho Thái Hưng.
Đây là công ty đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản xuất các mẫu ô tô mới tại châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, Roding Mobility đã cung cấp các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện của nhiều hãng xe khởi nghiệp và các tập đoàn lớn, trong đó có BMW.
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) do Thái Hưng làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/01/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện. Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm.
Theo kế hoạch, nhà máy Thái Hưng sẽ chính thức đi vào hoạt động vào quý IV năm 2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024. Bước đầu, hai bên sẽ tập trung phát triển xe điện nội đô (city car) theo tiêu chuẩn L7e của châu Âu với sản lượng sản xuất dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, Thái Hưng sẽ sản xuất và giới thiệu tới thị trường các mẫu xe điện phân khúc A.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Franz Ferdinand Heindlmeier, Giám đốc điều hành (CEO) công ty Roding Mobility đánh giá cao tiềm năng phát triển ô tô điện tại Việt Nam, nhất là ô tô điện cỡ nhỏ và cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư ô tô điện tại Việt Nam.
Ông cũng rất kỳ vọng vào việc hợp tác với đối tác Việt Nam nhưng cũng lưu ý, một start up xe điện sẽ luôn có khó khăn và thử thách nhất định.
Kết thúc Hội thảo “Hợp tác đầu tư và phát triển Thái Bình- CHLB Đức”, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ghi nhận: “Việc Thái Hưng và Roding ký kết thoả thuận hợp tác hôm nay trong lĩnh vực xe điện là một tín hiệu tích cực cho môi trường thu hút đầu tư của tỉnh”.
Công ty Thái Hưng tiền thân là công ty gia công cơ khí xuất khẩu, được thành lập từ năm 2006. Năm 2020, Thái Hưng tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện thông qua Dự án trên.
Công ty Roding Mobility được thành lập năm 2008, là công ty cơ khí chế tạo có trụ sở tại CHLB Đức, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản phẩm mới trong lĩnh vực phương tiện giao thông, đặc biệt là các nền tảng khung gầm cho các dòng ô tô điện và các mẫu xe của tương lai.
Như vậy, với sự gia nhập của Thái Hưng, thị trường ô tô điện cỡ nhỏ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, sôi động. Đặc biệt trong bối cảnh mẫu ô tô điện Wuling của Trung Quốc sẽ chính thức ra mắt vào ngày 29/6, cũng như mẫu xe VF 3 của Vinfast cũng sắp mở cổng đăng ký đặt mua vào tháng 9 năm nay.
Bạn có bình luận thế nào về thông tin trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bây giờ, một số bạn bè, người thân - biết tôi chuyên nghiên cứu chính sách ngoại giao và sự vụ Đông Nam Á - thỉnh thoảng vẫn nhờ tôi hướng dẫn thủ tục xin visa (phải nói rõ là tôi chỉ nghiên cứu chính sách, chứ không phải là chuyên viên về thủ tục di trú). Có người hỏi quan hệ Việt - Australia ngày càng phát triển, tại sao Australia vẫn chưa miễn visa cho Việt Nam. Qua các cuộc trao đổi, tôi nhận thấy chuyện xin visa, chuyện "sức mạnh" của hộ chiếu Việt Nam, là vấn đề gây thắc mắc, thậm chí gây bức xúc cho nhiều người.
Trong các bảng xếp hạng phổ biến về "sức mạnh" của hộ chiếu, chẳng hạn Henley Passport Index hoặc Arton Passport Index, hộ chiếu Việt Nam thường không được xếp hạng cao. "Sức mạnh" của hộ chiếu thường được hiểu là khả năng người mang hộ chiếu được tự do đi lại mà không phải xin visa hoặc chỉ cần thủ tục đơn giản. Người mang hộ chiếu Việt Nam, theo xếp hạng mới nhất của Henley, có thể đi được 55 nước mà không cần visa (Henley tính cả visa điện tử và visa ngay khi nhập cảnh).
Không ít người, trong đó có cả các chuyên gia, thường cho rằng lý do chính là người Việt hành xử kém văn minh, vi phạm pháp luật sở tại khi ra nước ngoài. Điều này có phần đúng, nhưng vấn đề phức tạp hơn nhiều. Yêu cầu về visa, bao gồm việc miễn hoặc giảm thủ tục, là kết quả trực tiếp của những thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến visa. Những thỏa thuận này có được lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tương quan dưới đây. Từ góc nhìn của mình, tôi có thể khẳng định Việt Nam có đủ cơ sở để thương lượng những thỏa thuận visa có lợi hơn cho công dân.
Quan hệ ngoại giao là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao mạnh hoặc lịch sử ngoại giao lâu dài thường cho phép công dân của họ đi lại mà không cần visa. Ví dụ các quốc gia trong Liên minh châu Âu, khối Thịnh Vượng Chung và ASEAN có thỏa thuận cho phép công dân tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên trong một thời gian nhất định. Vị thế ngoại giao của Việt Nam ngày càng cao. Các quan hệ song phương và đa phương như quan hệ Việt - Australia đang phát triển mạnh. Đây là tiền đề quan trọng, có lợi cho Việt Nam khi thỏa thuận thủ tục visa.
Yếu tố thứ hai là vấn đề an ninh và an toàn. Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, đây là vấn đề có vai trò cốt lõi đối với các thỏa thuận visa. Các quốc gia có thể áp dụng hoặc thay đổi chính sách visa dựa trên những lo ngại về tội phạm, khủng bố hoặc nhập cư bất hợp pháp. Việc một số công dân Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Anh, Australia hay Hàn Quốc mấy năm vừa qua là vấn đề lớn. Việt Nam có thể cải thiện vấn đề này bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về thông tin và kỹ thuật dành cho hộ chiếu. Việc Việt Nam gắn chip sinh trắc vào mẫu hộ chiếu mới là một bước đi đúng và hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng sự cố thiếu thông tin nơi sinh lại gây trở ngại không cần thiết với một số nước. Việc dễ dàng tiếp cận và trao đổi thông tin về người mang hộ chiếu sẽ giúp ích cho thủ tục hải quan, cũng như giúp phòng chống tội phạm và nhập cư bất hợp pháp.
Minh bạch thủ tục visa cũng là một điểm cộng. Việt Nam có thể xây dựng một cổng thông tin chính thức về thủ tục visa để tạo điều kiện cho công dân nước ngoài khi cần xin visa Việt Nam. Việc cung cấp thông tin một cách minh bạch, có tổ chức cũng giúp tăng uy tín của Việt Nam trong mắt các quốc gia khác.
Các yếu tố kinh tế có tác động đáng kể đến thỏa thuận visa. Các quốc gia phát triển, giàu có thường đạt được nhiều thỏa thuận miễn visa hơn vì công dân những nước này thường không bị xem là tìm cách nhập cư bất hợp pháp. Hơn nữa, công dân của các quốc gia giàu có thường được coi là khách du lịch mong muốn, có thể đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia điểm đến. Vì vậy, hộ chiếu của những nước như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Anh và Đức luôn được xếp hạng cao, đi được nhiều nước. Với Việt Nam, đây chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Kinh tế ngày càng phát triển, người Việt du lịch, đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều thì càng có lợi cho việc nâng "sức mạnh" của hộ chiếu Việt Nam.
Tính đối ứng, tương hỗ là vấn đề có qua có lại, hai bên cùng có lợi. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong các thỏa thuận visa. Nói một cách đơn giản, việc Việt Nam chưa miễn visa cho Australia (công dân Australia phải xin visa điện tử) cũng có tác động đến việc Australia chưa nới lỏng chính sách visa cho Việt Nam. Tất nhiên là cả hai bên còn phải cân nhắc những yếu tố quan trọng như an ninh, nhưng cũng cần chú trọng nguyên tắc có qua có lại.
Chính trị cũng là yếu tố được xem xét. Bất đồng về chính trị hoặc những lo ngại về bất ổn chính trị có thể khiến một quốc gia quyết định áp đặt, thay đổi chính sách visa với một quốc gia khác. Liên minh Châu Âu vốn có thỏa thuận xúc tiến visa với Nga, nhưng do vấn đề Ukraine mà thỏa thuận này đã bị tạm ngưng, khiến công dân Nga gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn xin visa vào các nước thuộc Liên minh. Đáng chú ý là khác biệt về thể chế chính trị không hẳn là lý do gây khó khăn cho chính sách visa. Ví dụ: Công dân của Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất có thể đi lại tự do đến 180 nước, mặc dù có thể chế chính trị khác biệt với nhiều nước.
Cải thiện "sức mạnh" của hộ chiếu là một quá trình lâu dài, chịu tác động của nhiều yếu tố. Quốc gia nào cũng có những công dân thiếu ý thức, vi phạm pháp luật. Lý giải độ mạnh yếu của tấm hộ chiếu theo chiều hướng chỉ đổ lỗi cho hành vi xấu của một số công dân là chưa đầy đủ và công bằng. Quá trình nâng cao quyền lực tấm hộ chiếu còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của chính phủ, từ những vấn đề vĩ mô như cải thiện vị thế quốc gia cho tới những nhiệm vụ cụ thể như đàm phán những thỏa thuận có lợi hơn cho công dân.
Lâm Vũ
* Ý kiến trong bài là góc nhìn riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm nơi tác giả công tác.
" alt=""/>'Quyền lực' tấm hộ chiếuTheo các tờ báo địa phương, sự việc xảy ra ở ngôi làng Sikandarpur, Uttar Prahesh, Ấn Độ – nơi anh Lovekesh Kumar và những người lao động khác đang thi công lắp đặt cột điện.
Hết giờ làm việc buổi sáng, khi Kumar và nhóm thợ đang ngủ trưa thì anh bỗng tỉnh giấc và phát hiện con rắn hổ mang đang chui vào chiếc quần jean mình đang mặc.
Sau khi phát hiện ra mối nguy hiểm, Kumar từ từ đứng dậy và bám tay vào chiếc cột nhà. Sau đó, anh đã cố gắng đứng im ở đó suốt 7 tiếng đồng hồ để con rắn không cắn mình.
Ngay sau khi biết tin, dân làng đã đi gọi cơ quan chức năng, cảnh sát và một thợ bắt rắn. Cuối cùng, người thợ bắt rắn đã thận trọng cắt chiếc quần của Kumar để kéo con rắn ra.
Một số người xem video đã ca ngợi Kumar vì sự dũng cảm của anh.
“Tôi là một tín đồ của thần Shiva và chính ngài đã cứu mạng tôi. Mặc dù phải đứng hóa đá nhưng tôi vẫn bình tĩnh để không bị con rắn cắn”.
Kumar cho biết, từ bây giờ anh sẽ nhịn ăn vào các ngày thứ Hai hằng ngày như một cử chỉ tạ ơn vị thần này.
Một người đàn ông Ấn Độ đã nhìn thấy có vài con rắn nhỏ trong nhà nên mở nắp máy điều hòa không khí trong phòng ngủ kiểm tra, bất ngờ tìm thấy khoảng 40 con rắn nhỏ đang bò lổm ngổm bên trong.
" alt=""/>Rắn chui vào trong quần, nạn nhân thoát chết nhờ đứng im suốt 7 tiếng