- Sống trong căn nhà thuê tạm bợ chỉ vỏn vẹn 10m2 giữa Sài Gòn,ĐiềuướcthứCôgáixinhđẹptrongcănnhàmvàhànhtrìnhđitìmlạicuộcđờgiá vàng 24 hôm nay một gia đình ba thế hệ luôn khát khao tìm lại cuộc đời, tìm lại chính mình.
- Sống trong căn nhà thuê tạm bợ chỉ vỏn vẹn 10m2 giữa Sài Gòn,ĐiềuướcthứCôgáixinhđẹptrongcănnhàmvàhànhtrìnhđitìmlạicuộcđờgiá vàng 24 hôm nay một gia đình ba thế hệ luôn khát khao tìm lại cuộc đời, tìm lại chính mình.
Trong báo cáo gửi lấy ý kiến các bộ, ngành mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, tại Hà Nội giá giao dịch nhà ở chung cư tăng khá cao, tập trung chủ yếu tại khu vực các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hai Bà Trưng và có xu hướng lan dần sang các khu vực lân cận khác.
Mức tăng giá nhà bình quân trong 6 tháng đầu năm nay khoảng 12,5% so với cuối năm 2023.
Cũng theo Bộ Xây dựng, đến thời điểm cuối quý II/2024 sau khi thiết lập mặt bằng giá tương đối cao, lượng giao dịch chung cư có dấu hiệu chững lại.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc giá nhà chung cư tăng cục bộ ở hai đô thị lớn Hà Nội, TPHCM là do nguồn cung mới tiếp tục hạn chế, số lượng các dự án mới mở bán không nhiều.
Đặc biệt, sự khan hiếm về nguồn cung nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân thời gian qua đã đẩy giá bán chung cư tăng mạnh.
Nhìn nhận nguồn cung căn hộ 9 tháng đầu năm, đơn vị tư vấn cho hay có cải thiện lớn, song chỉ tăng về số lượng. Phần lớn các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp, kéo mặt bằng giá tăng nhanh.
Savills cho biết, cuối năm dự kiến có 9.700 căn hộ mở bán, trong đó 88% đến từ các giai đoạn tiếp theo của các đại dự án. Từ 2025 trở đi, khoảng 10.000 căn từ 106 dự án sẽ được đưa ra thị trường, nhưng hàng ở phân khúc trung đến cao cấp.
Chuyên gia bất động sản nhìn nhận, giá chung cư tăng cao, cùng với sự khan hiếm nguồn cung căn hộ bình dân, khả năng tiếp cận nhà của người dân, đặc biệt người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ngày càng khó. Với mức lương bình quân của người lao động hiện nay nếu mua nhà họ khó đủ tiền để trả lãi vay ngân hàng.
Số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê công bố hồi tháng 4/2024 cho thấy, thu nhập bình quân của người dân Hà Nội năm 2023 là khoảng 6,869 triệu đồng/tháng. Còn năm 2014 là 4,11 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức tăng thu nhập của người dân là rất thấp.
Trong khi đó, mức tăng giá nhà bình quân chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023.
Như vậy, giấc mơ mua nhà của người dân ở Hà Nội đang ngày càng xa vời. Với mức thu nhập bình quân kể trên, nếu không có yếu tố đột biến, người dân ở Hà Nội chi tiêu dè sẻn thì 50 năm cũng khó mua được căn hộ 4 tỷ đồng. Trong khi đó, giá nhà vẫn tăng đều đặn hàng năm, cao hơn nhiều mức tăng thu nhập.
Giám đốc một công ty bất động sản tại Tây Hồ (Hà Nội) khuyến cáo, người mua nên tích lũy được ít nhất 30% giá trị nhà mới tính đến việc trả góp, không nên quá sức khi thu nhập dưới 30 triệu đồng/tháng bởi rất dễ gặp rủi ro về trả lãi vay. Khách hàng cần cân nhắc các phương án tài chính khi mua nhà, bình tĩnh chờ đợi bởi khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch tài chính rõ ràng, tìm hiểu kỹ tiến độ, pháp lý dự án.
Tại TP Đà Lạt, giá đất nông nghiệp cao nhất là 1,2 triệu đồng/m2, thấp nhất là 125.000 đồng/m2. Đất ở nông thôn cao nhất là 4,83 triệu đồng/m2 và đất ở đô thị cao nhất là 72,8 triệu đồng/m2.
Mức giá đất ở cao nhất thuộc các thửa đất nằm tại Khu Hòa Bình (kể cả bến xe nội thành) và đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1.
Tại TP Bảo Lộc, giá đất nông nghiệp dao động từ 94.000-546.000 đồng/m2. Đất ở nông thôn cao nhất là 9,6 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá đất ở đô thị cao nhất TP Bảo Lộc là 35,1 triệu đồng/m2. Mức giá này thuộc các thửa đất ở trên đường Lê Hồng Phong (đoạn từ Hồng Bàng đến Trần Phú), phường 1.
So với dự thảo được đưa ra lấy ý kiến vào cuối tháng 8/2024, bảng giá đất vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành không có nhiều khác biệt.
Một cựu kỹ sư từ SK Hynix, công ty hàng đầu trong thị trường bộ nhớ băng thông cao (HBM) – thiết bị quan trọng đối với các dịch vụ AI - chuyển sang làm việc cho nhà sản xuất chip Micron của Mỹ. Người này chuyển đến Micron vào tháng 7/2022 ngay sau khi nghỉ hưu tại SK Hynix, bất chấp thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ trong vòng hai năm.
Do đó, SK Hynix đã đệ đơn kiện kỹ sư này vào tháng 8/2023. Một tòa án địa phương ra phán quyết cựu nhân viên không thể làm việc cho Micron trước ngày 26/7 và phải trả cho SK Hynix 10 triệu won mỗi ngày nếu vi phạm phán quyết.
Rò rỉ công nghệ là một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi tòa án phải mất 7 tháng mới đưa ra được quyết định. Trong thị trường HBM đầy cạnh tranh, biên độ khác biệt về công nghệ chỉ là vấn đề của vài tháng.
Lee Jong-hwan, Giáo sư Khoa Kỹ thuật bán dẫn hệ thống tại Đại học Sangmyung, cho biết cựu kỹ sư SK Hynix là nhân vật chủ chốt trong việc phát triển HBM. Hiện vẫn chưa rõ vì sao ông vi phạm thỏa thuận và chuyển đến Micron. Theo giáo sư, trong hầu hết quá trình chuyển giao công việc, vẫn xảy ra tình trạng rò rỉ công nghệ. Dù luật pháp không giải quyết được mọi thứ, hình phạt mạnh mẽ sẽ được áp dụng nếu các công nghệ bán dẫn thuộc bí mật công nghiệp quốc gia bị lộ.
Samsung Electronics, cũng như SK Hynix, từng bị thiệt hại do rò rỉ công nghệ. Một cựu kỹ sư của Samsung đã bị điều tra vào tháng 1 vì bị cáo buộc chuyển quy trình sản xuất chip DRAM 20 nm do Samsung phát triển vào năm 2014 cho một công ty chip Trung Quốc. Ngoài ra, năm ngoái, một trong những quan chức bán dẫn của Samsung đã bị giám sát kỹ lưỡng vì lạm dụng dữ liệu kỹ thuật từ nhà máy bán dẫn từ năm 2018 đến 2019.
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, số vụ việc liên quan đến rò rỉ công nghệ công nghiệp xuyên biên giới đã tăng từ 14 vụ năm 2019 lên 23 vụ năm 2023. Trong cùng thời gian, số trường hợp liên quan đến chip tăng từ 3 lên 15. Điều này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của rò rỉ công nghệ trong ngành công nghiệp bán dẫn so với các lĩnh vực khác.
Giáo sư Lee Jong-hwan chỉ ra, tuyển dụng chuyên gia từ công ty đối thủ là cách tốt nhất để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ. Do đó, chính phủ cần phối hợp với doanh nghiệp tăng cường quản lý các kỹ sư này.
Hiện tại, Hàn Quốc đang tích cực nghiên cứu để tăng cường các hình phạt nhằm ngăn chặn rò rỉ công nghệ lõi. Các dự luật đề xuất nâng mức phạt đã được giới thiệu tại Quốc hội. Vào tháng 11/2023, Ủy ban Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã thông qua sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Công nghệ Công nghiệp, trừng phạt hành vi rò rỉ các công nghệ cốt lõi của đất nước.
Pháp luật hiện hành chỉ quy định hình phạt đối với các trường hợp rò rỉ công nghệ với mục đích sử dụng hoặc kích hoạt sử dụng ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc chứng minh ý định sử dụng ở nước ngoài rất khó, khiến việc thực thi các hình phạt trở nên khó khăn.
Kim Dae-jong, Giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Sejong nói rằng, các công ty Hàn Quốc cần nỗ lực cải thiện cách đối xử với các kỹ sư của họ. Chẳng hạn, tăng lương thưởng, phúc lợi, tăng hài lòng trong công việc, thực hiện hệ thống có thể kéo dài sự nghiệp cho họ. Điều quan trọng là xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên.
(Theo Korea Times)
" alt=""/>Bán dẫn Hàn Quốc cảnh giác cao độ trước xu hướng 'chảy máu' nhân tài