Như ICTnews đã thông tin, theo đúng kế hoạch, từ 8h sáng ngày 15/10/2017, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã mở bán vé tàu Tết Mậu Tuất 2018 rộng rãi cho khách hàng qua website của ngành tại địa chỉ www.dsvn.vn, tại các cửa bán vé của các ga đường sắt và các đại lý bán vé tàu hỏa.
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews vào chiều tối nay, 16/10/2017, FPT - đơn vị hợp tác cùng Đường sắt Việt Nam triển khai hệ thống vé tàu điện tử cho biết, sau gần 2 ngày triển khai bán vé tàu Tết Mậu Tuất 2018, tính đến 16h ngày 16/10/2017, tổng số vé tàu Tết đã được bán thành công là 47.576 vé.
Trong đó, có 13.113 vé được bán tại ga; 4.110 vé được bán tại đại lý; số vé đặt và thanh toán online qua website là 19.111 vé; và số vé được hành khách đặt mua qua web và thanh toán trả sau là 11.242 vé. Số lượng vé đang tạm giữ chỗ chờ thanh toán là 59.655 vé.
Trước đó, vào tối ngày 15/10/2017, nhận định về ngày đầu tổ chức bán vé tàu Tết Mậu Tuất 2018, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, cùng với việc đảm bảo an ninh trật tự tại các ga và an toàn hành khách, việc bán vé tàu Tết qua kênh online cũng đã được thực hiện thông suốt, không xảy ra sự cố về đường truyền, về thanh toán trực tuyến và trả sau.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, để phục vụ công tác bán vé tàu Tết Mậu Tuất 2018, Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã phối hợp với các đơn vị liên quan như FPT, VN Post, Ngân hàng VIB thành lập tổ chỉ đạo chốt trực tại ga Sài Gòn từ sáng ngày 15/10/2017 để hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng trong công tác đặt chỗ, thanh toán tiền và in vé.
Tại Ga Hà Nội, công tác phục vụ bán vé diễn ra theo đúng kế hoạch nhưng khách đến ga Hà Nội chưa nhiều bởi nhu cầu đi lại của hành khách vào dịp trước Tết chủ yếu từ phía Nam ra phía Bắc và thường mua luôn vé khứ hồi; còn chiều từ Hà Nội vào phải sát Tết hoặc sau Tết, lượng khách đi tàu mới tăng cao.
" alt=""/>Hơn 30.300 vé tàu Tết Mậu Tuất 2018 đã được bán qua kênh onlineTại Hội thảo, mô hình xây dựng chính quyền điện tử trên Zalo của tỉnh Đồng Nai đã được chọn để chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả của chính quyền điện tử trong công tác điều hành.
Ông Lê Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Sở TT&TT Tỉnh Đồng Nai cho biết định hướng của tỉnh này là dựa vào các sản phẩm công nghệ có đông người dùng rồi phát triển chính quyền điện tử, mô hình thành phố thông minh. “Muốn có chính quyền điện tử phải có công dân điện tử. Nhưng trong tình thế hiện nay, đây giống bài toán con gà - quả trứng. Do đó cần phải kết hợp trước với mạng được nhiều người dân dùng rồi từ đó xây dựng chính quyền điện tử” - Ông Lê Hoàng Ngọc chia sẻ ở cuối phần trình bày.
![]() |
Được biết, mô hình chính quyền điện tử của Đồng Nai đã chính thức đi vào ứng dụng thực tế từ tháng 7/2017. Trước đó vào cuối năm 2016, Đồng Nai đã khẳng định mục tiêu quyết tâm đưa CNTT vào giải quyết thủ tục hành chính nhằm xây dựng một chính quyền thân thiện và gần dân.
Hiện nay, người dân có thể nhận biên nhận điện tử ngay sau khi nộp hồ sơ bằng tin nhắn Zalo. Ngoài ra, chính quyền Đồng Nai cũng liên tục cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ để người dân yên tâm, thông qua quét mã QR. Nhằm cải thiện mức độ hài lòng, người dân có thể đánh giá về việc giải quyết công việc và thái độ của nhân viên Trung tâm hành chính của tỉnh trên Zalo. Ngoài ra, Đồng Nai còn dùng tài khoản Zalo liên kết với tổng đài 1022 để tiếp nhận những câu hỏi và giải đáp trực tiếp cho người dân.
" alt=""/>Đồng Nai chia sẻ mô hình phát triển chính quyền điện tử thông qua Zalo