Tôi năm nay 29 tuổi. Tôi lấy chồng được hai năm. Chồng tôi là công nhân cơ khí còn tôi là giáo viên cấp 3. Khi tôi dẫn anh về ra mắt gia đình, biết anh đã tự mua được nhà riêng ở Hà Nội nhưng chỉ học hết cấp 3 rồi lăn lộn làm công nhân, mẹ tôi đã nén tiếng thở dài.
Mẹ bảo, sự khác biệt về trình độ văn hóa sẽ khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi không nghe mẹ. Tôi nghĩ rằng, tôi đủ khéo léo để không khiến chồng thấy tự ti trước bằng cấp của tôi. Vì thế, tôi đã quyết định làm đám cưới với anh.
Cưới nhau xong, chúng tôi cũng có khoảng nửa năm hạnh phúc. Vợ chồng ríu rít với nhau sau mỗi buổi đi làm về. Thế nhưng, kể từ khi tôi mang thai thì niềm hạnh phúc cứ lụi tàn dần.
Ngày tôi trở dạ sinh con, anh đưa tôi đến bệnh viện rồi lại tranh thủ về nhà làm nốt đơn hàng cho kịp ngày hẹn khách. Một mình tôi ở viện, bụng thì đau mà nước mắt cứ chảy lưng tròng.Anh vẫn chăm chỉ làm ăn nhưng không hề biết quan tâm đến vợ. Trong đầu anh dường như không có sự tồn tại của đứa con trong bụng tôi. Hoặc có chăng, anh coi đó là nghĩa vụ của tôi. Thế nên, mỗi lần tôi kêu than mệt mỏi vì ngén ngẩm, anh đều cau có và tỏ ra khó chịu. Tôi ốm nghén và nghỉ dạy thêm nên thu nhập ít ỏi, anh cũng buồn bực rồi đá thúng đụng nia.
Mẹ tôi nhận được điện thoại của tôi, bà tá hỏa bắt xe từ quê lên. Đến viện, thấy bên cạnh tôi chỉ có cô bạn thân cùng trường, nước mắt bà trào ra.
Thế rồi tôi sinh khó, bác sĩ chuyển tôi vào phòng mổ. Lúc mổ xong, y tá chuyển tôi ra ngoài, tôi cố đảo mắt tìm chồng nhưng không thấy. Tôi định òa lên khóc nhưng lại cố nghiến răng và nghĩ đến điều lớn lao hơn, ấy là, chồng tôi đang phải lo sự nghiệp…
Tuy nhiên, sự rộng lượng của tôi không được đáp đền. Chồng tôi vẫn say sưa với công việc. Tôi nằm viện 5 ngày, mỗi ngày anh chỉ xuất hiện vào giờ ăn cơm để mang cơm cho tôi. Nhưng mang cơm, đơn giản chỉ là mang cơm, anh không hề hỏi han hay chăm sóc cho tôi như những người chồng khác trong phòng.
Ngày cuối cùng, đúng lúc chồng tôi có mặt thì cô y tá đến thay băng. Tôi đau đến thấu xương nên nằm rên rỉ, nước mắt trào ra. Chồng tôi thấy tôi khóc, anh không động viên mà lại cau có.
Nhìn gương mặt cau có của anh, tôi không chịu nổi. Tôi nói trong nước mắt, trách anh vô tâm… Không ngờ, anh cầm hộp cơm đổ thẳng vào thùng rác. Vừa đổ, anh vừa bửi bậy. Anh bảo: “… cô tưởng, cả thế giới có mình cô đẻ à”.
Sau đó, anh hùng hổ bước ra khỏi phòng trước con mắt sững sờ của những người có mặt. Tôi lại đành câm lặng, nén tiếng dở dài vào trong lòng.
Hết thời gian nằm viện về nhà, mẹ chồng tôi đến ở cùng để chăm sóc. Lúc đó, chuỗi ngày căng thẳng và đầy tủi nhục của tôi mới bắt đầu.
Mẹ chồng tôi biết tôi có nghề nghiệp đoàng hoàng, học thức cao hơn chồng nên lúc nào cũng sợ con trai mình thiệt thòi. Nếu chẳng may, chồng tôi giúp tôi bế con hay rửa bát là bà lao vào giằng lấy việc và đẩy chồng tôi ra.
Bà liên tục làm công tác tư tưởng rằng, đàn ông thì không thể làm việc nhà, đàn ông thì không thể chăm con, không thể nấu cơm rửa bát. Những việc đó sẽ làm mất đi khí chất của đàn ông, sẽ khiến người phụ nữ “được đừng chân lân đằng đầu”…
Chồng tôi nghe mẹ, từ đó, anh không bao giờ đoái hoài việc gì trong nhà. Anh cũng không bao giờ dám thể hiện sự vui vẻ với tôi trước mặt mẹ. Trong khi đó, mẹ chồng của tôi thì cổ hủ. Cứ thấy vợ chồng tôi cãi nhau, giận nhau thì bà vui ra mặt. Chồng tôi mà ngủ ở phòng tôi thì bà đá thúng đụng nia …
Tôi sinh con 1 tháng đã tự mình chăm con, cơm nước, giặt giũ cho cả nhà. Mẹ chồng tôi ở cùng nhưng chỉ thỉnh thoảng trông cháu cho tôi làm, thời gian còn lại, bà xem ti vi và thủ thỉ nói xấu tôi với con trai.
Tôi nhìn thấy bà rồi lại nhìn thấy chồng mà uất đến tột đỉnh. Tôi khóc suốt ngày, nhiều lúc còn nghĩ đến chuyện tự tử để chồng tôi và mẹ chồng phải ân hận suốt cuộc đời. Nhưng rồi, nhìn đứa con còn đỏ hỏn, tôi lại không làm được.
Tôi không biết phải thoát khỏi cảnh này như thế nào? Tôi muốn xin về quê ngoại nhưng mẹ chồng và cả chồng tôi đều không cho. Họ quan niệm, đã lấy chồng thì không thể tùy tiện về ngoại như khi còn son rỗi nữa. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Giữa đỉnh cao sự nghiệp, Vân Navy bất ngờ chuyển hướng sự nghiệp sang kinh doanh và đã đạt được những thành tựu đáng nể.
" alt=""/>Tâm sự: Cô tưởng, cả thế giới có mình cô đẻ àĐiều giúp con cái trưởng thành nhất định không phải là con mình có đủ đầy bằng những đứa trẻ khác hay không. Hi sinh nhất định không phải là đáp ứng được bao nhiêu đòi hỏi mà con cái muốn. Sự nỗ lực, tử tế, sống chừng mực và lương thiện từ cha mẹ sẽ là giáo án vĩ đại nhất cho bước đường đời của mỗi người con hôm nay và sau này.
Năm con học lớp 7, cô giáo ra đề tập làm văn: "Hãy nêu cảm nhận của em khi ngày đầu tiên được mẹ đưa đến trường. Con đã nói với cô giáo là: "Cô ơi, làm sao bây giờ, ba em mới là người đầu tiên đưa em đến trường". Cô nói ba của con thật tuyệt vời, vậy nên con là đứa duy nhất trong lớp ngày hôm đấy đã kể về ba. Ba đã bên cạnh con suốt một quãng đường dài và luôn như thế, ba đã cùng con nỗ lực cho đến kỳ thi cuối cùng trong đời. Đối với riêng con, ba luôn người đàn ông vĩ đại nhất.
Con luôn bị ám ảnh bởi giỏ đá mà mẹ mang trên lưng ngày ấy, gốc cây bàn bé xíu, trời thì nắng như đổ lửa, mẹ ngồi một mình trên cái võng nhỏ, hộp cơm mẹ ăn vội, đôi chân gầy chạy đua với những chuyến xe khách. Chắc mẹ quên rồi, nhưng con thì nhớ rõ, đêm đó bão, gió quật, điện mất, mơ màng tỉnh giấc không thấy mẹ đâu, thấp thỏm chờ đợi, 3h sáng trời tối đen như mực, mẹ rảo bước về trong cái áo mưa tả tơi, mẹ tranh thủ đi bốc hàng thuê vì mưa gió ga tàu phải ngừng chạy. Con nghĩ, mình có thừa sự mạnh mẽ từ mẹ, bởi có mẹ nên trái tim con cũng trở nên ấm áp.
![]() |
Gia đình mình từng nghèo khó, nhưng con đã lớn lên trong tình yêu thương của ba, sự hy sinh của mẹ, ba mẹ dạy con sống tử tế và lương thiện. Con sinh ra đã là một con người, nhưng chính ba mẹ là những con người đã bảo vệ con, để con được tròn trịa như ngày hôm nay.
Mẹ đã đi khắp chợ để tìm vải may áo mới cho ba, dù tủ quần áo của ba nhiều cái còn chưa mặc lần nào, dù ba nói ba không cần đến, nhưng mẹ vẫn một mực muốn mua cho bằng được. Ở tuổi ngoài 60, mẹ đi thoăn thoắt từ kiot này đến kiot khác tìm cho ra màu vải ba thích, loại vải ba mặc sẽ thoải mái.
Có tuổi xương khớp hay đau, sáng sớm, ba mẹ cùng đến bệnh viện, giờ đó vắng người thủ tục sẽ nhanh hơn, rồi về nhà ba sẽ sắc thuốc cho cả ba và mẹ. Ba giục mẹ uống nhanh kẻo quên, thuốc lại bay hết vị coi như không.
Rẫy nhà mình 2 năm nay được mùa mít, mỗi sáng ba đi hái, đến chiều ba và mẹ cùng sửa soạn để mẹ mang bán. Ba rất thích công việc này, bởi nó là mồ hôi nước mắt của ba mẹ bao lâu, trồng cây nay mới được hái quả. Mẹ thương ba mệt nhọc, nên rất trân trọng, con cảm nhận được điều đó rất rõ.
Mẹ đi chợ, lăn tăn không biết mua gì, mẹ nói với con: "răng ba mi đau, ăn đồ cứng không được, chẳng biết mua chi đây hề???" Con không để ý mẹ đã mua những gì, nhưng mẹ đã nghĩ tới ba khi đi chợ.
Yêu nhau có thể là duyên, có thể là nợ. Lấy nhau lại phải vừa duyên vừa nợ. Sống lâu với nhau đến khi đầu bạc nghĩa là số phận đã an bài. Con không biết ba mẹ có yêu nhau không, con cũng chưa khi nào tò mò về chuyện đó, nhưng con tin cái tình cái nghĩa không thể không tồn tại, con thấy mẹ thương ba nhiều, và con cũng thấy ba quan tâm mẹ. Ở tuổi sắp xế chiều, con luôn mong ba mẹ bình an.
Cũng như bao người trẻ tuổi. Con từng hỏi mình cố gắng để - làm - gì??? Và điều luôn thôi thúc con phải nỗ lực mỗi ngày, là vì ba mẹ đã vất vả thế nào để nuôi con lớn, ba mẹ đã dạy dỗ con tử tế biết bao nhiêu. Vì vậy con phải sống sao cho xứng đáng với công sinh thành dưỡng dạy của ba mẹ.
Người ta nói, con cái đến kiếp này có 3 loại: trả ơn, đòi nợ và báo oán. Con không biết con thuộc loại nào trong số đó, ba mẹ hi sinh vì con nhiều thứ, con chưa trả ơn ba mẹ được ngày nào, nhưng chắc chắn con sẽ không để ba mẹ phải thất vọng về con. Con cảm ơn cuộc đời, vì sinh ra là con của ba mẹ, nếu sinh ra trong một gia đình khác, có thể con sẽ đủ đầy về vật chất, nhưng liệu con có tự lập và vững vàng như ngày hôm nay???
Con thấy người ta vẫn khoe họ dạy con mình thế này thế nọ, phán xét con cái người ta không có dạy bằng con mình. Ba mẹ thì chưa khi nào mở lời về điều đó. Con chỉ nhớ duy nhất một điều ba nói với con khi còn nhỏ: "Nhìn ba mẹ sống mà biết đường lớn khôn!!!". Con đã tựa vào câu nói ấy của ba, mồ hôi cơm mẹ mà lớn. Con cảm ơn ba mẹ rất nhiều, vì ba mẹ đã sống tử tế, khiêm tốn và lương thiện!!!
Dù gia đình mình đã trải qua bao nhiêu biến cố, tưởng chừng sẽ tan vỡ, có lúc con khủng hoảng, tưởng chừng con không vượt qua được, con không thể chịu nổi khi những người con thương phải phiền lòng. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn ở chung dưới một mái nhà, bởi duyên kiếp một phần, và bởi chúng ta thương nhau, chúng ta là một gia đình.
Gần đây con có trồng một cây xương rồng, con cứ sợ nó chết nên dăm ba bữa lại tưới nước cho nó. Nhưng nó lại thối gốc hết một nửa, may mà cứu được. Cây cối rất thèm nước, vậy mà xương rồng thì lại không. Cũng như có những thứ, rất rất quan trọng với nhiều người, nhưng lại trở thành tàn nhẫn với một người khác. Con cũng như xương rồng không cần nước, chỉ cần được cảm nhận hơi thở cuộc sống theo lẽ của nó, và lẽ sống của con bây giờ chính là sự thanh thản trong tâm hồn của ba mẹ. Lúc nào đó ba mẹ bất hoà, tâm trí con rối bời. Lúc nào ba mẹ hòa thuận, yên vui, tinh thần con nhẹ nhõm, tràn đầy sinh khí.
Dù con đang lập nghiệp ở một nơi xa, nhưng trong lòng con ba mẹ vẫn là số một, gia đình là điều quan trọng nhất đối với con lúc này và mãi luôn như vậy. Ba mẹ, anh chị và các cháu là nguồn nước tươi mát giúp hạt mầm của sự nỗ lực và phấn đấu trong con vươn lên từng ngày. Hãy luôn yêu thương và ủng hộ con như vậy nhé, chúng ta hãy vì nhau, vì tương lai của các cháu mà giữ gìn ngọn lửa nhịn nhường, quan tâm, chia sẻ.
Khi mua cho các con bộ xếp hình, bố mẹ tranh chơi trước. Cả hai say mê lắp ghép nhưng vừa xếp thành hình thì 2 đứa con lao ra phá. Hai vợ chồng phải bắt các con úp mặt vào tường rồi tiếp tục lắp ghép…
" alt=""/>Tâm sự: Chúng ta mãi là một gia đình: Vì duyên kiếp, hay bởi vì yêu thương?