Nokia và HMD mang đến nhiều hoài niệm cho khách thăm quan. Nokia 3310 đời 2017 cùng bộ ba điện thoại Android đều khá đặc biệt.
Nokia 6 chính thức được giới thiệu ra toàn cầu sau khi được bán tại Trung Quốc. Nokia 5 là một trong số các máy mới, có thiết kế kim loại, còn lại là Nokia 3. Cả ba đều chạy Android thuần túy và sẽ được cập nhật kịp thời như Pixel.
Những mẫu tai nghe SoundMagic này dành cho các bạn nữ yêu thích chất âm hay và sự tiện lợi.
3 mẫu SoundMagic E10C, E50C và E80C đều là những mẫu tai nghe in-ear mới nhất của hãng. Đây là các phiên bản kế nhiệm và sẽ thay thế hẳn các mẫu SoundMagic E10S, E50S và E80S. Lý do là các mẫu E10C, E50C và E80C giờ đây có mic và tăng chỉnh âm lượng tương thích với cả điện thoại Android và iOS, khác với các mẫu E10S, E50S và E80s cũ chỉ có mic. Do đó, người dùng sẽ không gặp khó khăn trong việc chọn lựa mẫu tai nghe nào tương thích với điện thoại của mình.
Về phụ kiện, đây được coi là điểm mạnh của các mẫu tai nghe này. E10C và đặc biệt là E50C và E80C được nhà sản xuất trang bị cực kì nhiều phụ kiện, bao gồm nhiều tips kích thước khác nhau, tips bọt biển cho 2 mẫu E50C và E80C. Ngoài ra, cả 3 mẫu đều được tặng kèm hộp đựng tai nghe, jack chuyển dùng cho máy tính, adapter dùng cho điện thoại.
Về độ bền, cả 3 mẫu đều có jack nghiêng 60 độ và dây xoắn chống rối, giúp chống đứt ngầm, tăng độ chắc chắn cho tai nghe, do vậy người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
E10C có chất âm tương tự các mẫu E10 và E10S cũ:đó là chất âm cân bằng và khả năng đánh tạp tốt. Dải trầm đủ lượng, chắc khoẻ, dải cao leng keng. Dải mid (dải trung) hơi khô nhưng điểm mạnh của chiếc tai nghe này chính là độ chi tiết rất tốt trong tầm giá.
Trong khi đó, E50C có dải trầm nhiều lượng và chất hơn E10C, tiếng bass đánh nảy và có độ sâu tốt hơn nhưng không hề lấn các dải âm khác. Dải cao của E50C cũng rất leng keng, thanh thoát, tơi, không hề chói gắt vàđộ chi tiết tốt.
Tuy vậy, dải trung không phải là điểm mạnh của E50C, giọng hát có phần hơi mỏng, không trầm ấm, nhưng tốt hơn E10C vàvẫn có nội lực của giọng hát. Ngược lại, có lẽ âm trường là điểm mạnh nhất của E50C, hiếm có mẫu tai nghe in- ear nào trong tầm giá có âm trường thoáng đãng, rộng rãi như vậy, tạo cảm giác về không gian âm nhạc tốt.
So với E50C thì E80Ccó chất âm lạnh hơn một chút. Dải trầm của E80C ít lượng hơn so với E10C và E50C, nhưng chất hơn, có sự cải thiện về tốc độ kiểm soát và gọn gàng hơn. Giống như các mẫu E10C và E50C, dải trung của E80C cũng hơi khô, gai gai nên dường như trong 3 mẫu, E80C không thích hợp để nghe nhạc Vocal. Bên cạnh đó, E80C là mẫu tai nghe có dải cao sáng nhất, sáng hơn nhiều so với 2 mẫu tai nghe kia. Sau khi burn-in 50 giờ, dải cao đã cải thiện, ít chói hơn tuy vẫn sáng nhưng kiểm soát tốt hơn, độ chi tiết tốt. Chính dải cao đã góp phần làm cho âm trường của E80C thoáng đãng, rộng rãi.
>> KZ ZS3: 499.000 đồng
>> KZ ZST: 509.000 đồng
>> KZ ED12: 355.000 đồng
Những mẫu tai nghe này dành cho các bạn nữ thích chất âm hay và mẫu mã đẹp. Không nổi tiếng như hãng SoundMagic nhưng những mẫu tai nghe giá rẻ của hãng KZ cũng đủ sức làm mưa gió ở diễn đàn âm thanh lớn nhất thế giới Head-fi bởi chất âm gây ấn tượng với mẫu mã khá đẹp.
" alt=""/>Gợi ý 9 tai nghe giá mềm, đẹp cho ngày 8/3Đánh giá về kết quả hoạt động trong năm qua, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh, năm 2017 là năm đặc biệt, khởi sắc của IPv6 khi việc sử dụng IPv6 tại Việt Nam đã tăng trưởng rất ngoạn mục. “Điều này phản ánh thực tế việc cố gắng tận dụng, sử dụng địa chỉ IPv4 cũng đến lúc có nhiều vấn đề. Vì thế nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã chuyển sang sử dụng địa chỉ IPv6. Đó cũng là thực tế không thể đảo ngược được và phù họp với xu hướng phát triển chung của thế giới”, Thứ trưởng nhận định.
![]() |
Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng về tỉ lệ truy cập Internet qua IPv6 của Việt Nam, cũng theo đại diện VNNIC, trong năm vừa qua, hạ tầng IPv6 Việt Nam tiếp tục hoạt động ổn định. Tất cả các doanh nghiệp lớn đã kết nối với nhau qua IPv6 và mở rộng các kết nối IPv6 quốc tế. Tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ việc triển khai dịch vụ IPv6 của 3 doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT, FPT Online và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng Mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX).
Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) có thêm 02 thành viên kết nối IPv6. Tính đến cuối năm 2017, có 13/18 ISP kết nối IPv6 với tổng lưu lượng IPv6 trao đổi qua VNIX đạt hơn 18,27 GB. Mạng máy chủ tên miền DNS quốc gia hoạt động tốt với IPv6 (5/7 cụm máy chủ hoạt động song song IPv4/IPv6). Tổng lưu lượng truy vấn IPv6 đo kiểm trên hệ thống DNS quốc gia từ ngày 1/1 - 20/12/2017 là 46.306.684.928, chiếm 25% tổng truy vấn tên miền, tăng trưởng 5,5% so với số liệu cùng kỳ năm ngoái là 19,5%.
" alt=""/>Việt Nam đã có 4 triệu người dùng địa chỉ Internet IPv6